Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 năm học : 2008-2009 môn : ngữ văn – 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 năm học : 2008-2009 môn : ngữ văn – 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD-ĐT Q.NINH KIỀU 	 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG	NĂM HỌC : 2008-2009
	 === e f ===	 MÔN : NGỮ VĂN – 9
ĐỀ THAM KHẢO
	 Thời gian làm bài : 90 phút
	 ( Không kể thời gian phát đề )	
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Họ tên và chữ ký
Số phách


Giám khảo 1: ………………………………………
………………………………………
Giám khảo 2: ………………………………………
………………………………………


I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 ĐIỂM)

	Đọc kỹ các câu hỏi & trả lời bằng cách khoanh tròn vào ô có đáp án đúng.

	1. Tác giả văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” là ai ?
	A. Chu Quang Tiềm.	B. Nguyễn Đình Thi.
	C. Vũ Khoan.	C. Hoài Thanh.
	2. Trong các bài thơ sau, bài nào không nói về tình mẹ con ?
	A. Con cò.	B. Mây và Sóng.
	C. Nói với con.	C. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
	3. Bài thơ “Sang thu” thể hiện nội dung gì ?
	A. Cảm nhận tinh tế của tác giả về hương ổi.	
	B. Cảm nhận tinh tế của tác giả về sự thay đổi của đất trời khi chuyển mùa từ hạ sang thu.
	C. Cảm nhận tinh tế của tác giả về sương chùng chình & sông dềnh dàng.
	D. Cảm nhận tinh tế của tác giả về đời người.
	4. Ý nghĩa tựa đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là gì ?
	A. Ca ngợi mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp.
	B. Ca ngợi đất nước đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa đẹp như mùa xuân.
	C. Ước nguyện được say sưa hưởng thụ mùa xuân.
	D. Ước nguyện được cống hiến cho đời một cách khiêm tốn.
	5. Trong truyện “Bến quê”, tác giả đã nói lên suy ngẫm gì của nhân vật Nhĩ về đời người & 
 cuộc sống?
	A. Cuộc sống luôn có nhiều điều tươi đẹp.
	B. Cuộc sống vẫn luôn tiếp diễn không ngừng.
	C. Đời người luôn có nhiều trở ngại ngoài ý muốn & dự tính của ta.
	D. Đời người luôn có nhiều khao khát & ước mơ.
	6. Trong truyện “Bến quê”, vào phút cuối cuộc đời, nhân vật Nhĩ khao khát điều gì khi nhìn ra 
 khung cửa sổ phòng mình ?
	A. Được ngắm hoa bằng lăng cuối mùa.	B. Được ra ngoài để chơi phá cờ thế.
	C. Được cùng con trai đi dạo phố.	D. Được đi qua bãi bồi bên kia sông Hồng.
	7. Qua truyện “Những ngôi sao xa xôi”, tác giả muốn nói lên điều gì ?
	A. Cuộc kháng chiến chống Mỹ thật ác liệt.
	B. Làm nổi bật nét đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ.
	C. Ca ngợi sự vô tư, trong sáng của các cô thanh niên xung phong ở Trường Sơn.
	D. Muốn để lại ấn tượng không phai về Trường Sơn anh hùng. 

	8. Tác phẩm “Rô-bin-xơn Cru-xô” thuộc thể loại nào ?
	A. Tiểu thuyết tự truyện.	B. Tiểu thuyết phiêu lưu.
	C. Tiểu thuyết trinh thám.	D. Hồi ký.
	9. Lời nhận xét sau đây là của văn bản nào: “Đoạn trích nhắc nhở chúng ta về lòng yêu thương 
 bè bạn mở rộng ra là lòng yêu thương con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm 
 của người khác.” ?
	A. Bố của Xi-mông.	B. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.
	C. Những ngôi sao xa xôi.	D. Bến quê.
	10. “Thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến
 trong câu” là thành phần gì ?
	A. Tình thái.	B. Phụ chú.
	C. Cảm thán.	D. Gọi đáp.
	11. Hai dòng thơ sau đây đã sử dụng phép liên kết nào ?
	“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
	Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” 
	 (Cảnh khuya-Hồ Chí Minh)
	A. Phép thế.	B. Phép nối.
	C. Phép liên tưởng.	D. Phép lặp.
	12. Tìm hàm ý trong câu: “Trời ơi, chỉ còn có năm phút !” ?
	A. Rất tiếc, thời gian sắp hết.	B. Vẫn còn thời gian để nói chuyện.
	C. Không sao, chưa bị trễ giờ.	D. Đã trễ quá rồi.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7điểm)
Viết lại một đoạn thơ mà em đã học hoặc đọc thêm (ít nhất 4 dòng), nêu tên tác giả, thể loại & hoàn cảnh ra đời. (2đ)
Hãy phân tích nét đặc sắc trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.

HẾT.






















HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ 2
NĂM HỌC 2008-2009
MÔN: NGỮ VĂN – 9
---------- ˜™ ----------
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3đ, mỗi câu đúng 0,25đ)

CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐÁP ÁN

B

C

B

D

C

D

B

A

B

A

D

A

II. PHẦN TỰ LUẬN : (7đ)
(2đ)
+ Học sinh tự lựa chọn đoạn thơ, nếu viết chính xác đoạn (ít nhất 4 dòng) được 0,5đ.
+ Nêu đúng tên tác giả : 0,5đ.
+ Nêu đúng thể loại bài thơ : 0,5đ.
+ Nêu được hoàn cảnh ra đời (có thể là năm sáng tác, xuất xứ bài thơ) : 0,5đ.
	2. Bài làm văn: (5đ)
+ Mở bài : (0,5đ)
 	Giới thiệu khái quát về tác giả Viễn Phương với bài thơ “Viếng lăng Bác” cùng nét đặc sắc 
 của bài thơ.
+ Thân bài : (4đ)
	Lần lượt phân tích đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ theo trình tự :
Khi nhà thơ đứng trước lăng Bác: cảm xúc của người con từ miền Nam xa xôi lần đầu ra thăm Bác, hình ảnh ẩn dụ hàng tre trước lăng kiên cường bất khuất như dân tộc Việt Nam. Hình ảnh ẩn dụ & hoán dụ dòng người đến viếng Bác như tràng hoa dâng lên người với lòng thành kính biết ơn vô hạn. (1,5đ)
Khi nhà thơ ở trong lăng: hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc luôn bất tử trong lòng nhân dân qua các ẩn dụ “mặt trời trong lăng ; vầng trăng ; bầu trời xanh” & nỗi đau xót, tiếc thương khi Bác đã ra đi nhưng sự nghiệp của Bác vẫn sống mãi. (1,5đ)
Khi rời lăng : cảm xúc chân thành của nhà thơ khi về miền Nam với ước nguyện muốn gửi lại tâm hồn mình để luôn được làm người con trung hiếu bên Người qua hình ảnh thơ “con chim, đóa hoa, cây tre trung hiếu”. (1đ)
	+ Kết bài : (0,5đ)
	Khẳng định giá trị bài thơ trong nền thơ ca hiện đại hoặc nêu cảm nghĩ bản thân về bài thơ.

------------------------------------





Trên đây chỉ là gợi ý, tùy tình hình cụ thể mà tổ chấm có thể trao đổi để thống nhất về nội dung
 & biểu điểm nhưng vẫn bám vào khung hướng dẫn trên.

File đính kèm:

  • docDE THI VAN 9 HK2 0809.doc