Đề kiểm tra giữa học kì II Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Đồng Tâm

doc7 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Đồng Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:................................... Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2013
Lớp 5 ....... KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II
Trường TH Đồng Tâm Năm học: 2013-2014
 Môn : TIẾNG VIỆT 
 Thời gian : 60 phút( Không kể thời gian giao đề)
 Điểm
 Lời phê của giáo viên
I. Đọc thành tiếng( 5 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm )
 PHÁN SỬ TÀI TÌNH
 Xưa, có một vị quan án. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.
 Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo:
 - Bẩm quan, con mang vải ra chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải, bảo là của mình.
 Người kia cũng rưng rưng nước mắt:
 - Tấm vải là của con bà này lấy trộm.
 Đòi người làm chứng nhưng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi như nhau, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo:
 - Hai người đều có lí nên ta xử thế này : tấm vài xé đôi, mỗi người một nửa.
 Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan bảo đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.
 Lần khác, quan tới vãn cảnh một ngôi chùa. Sư cụ đón tiếp kính cẩn, rồi nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất.
 Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo:
 - Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ.
 Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ kẻ có tật mới hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội. 
Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI
* Dựa vào nội dung bài đọc. Hãy khoang tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho các câu hòi dưới đây:
1/ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? 
a. Phân xử xem ai là người tốt.
b. Phân xử xem người bán vải tốt hay vải xấu
c.Phân xử xem miếng vải của ai.
2/ Quan án đã dùng biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
a. Buộc người lấy cắp phải khai nhận.
b. Quan cho cắt tấm vải làm đôi chia cho mỗi người một nữa
c. Quan xử theo phán đoán riêng của bản thân.
3/ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là kẻ cắp ?
a. Vì tấm vải không phải của mình nên người đó không khóc vì thấy tiếc của.
b. Vì ngưởi đó không chân thật.
c. Vì người đó không thích có cả tấm vải.
4/ Vì sao quan lại dùng cách cho mỗi người cầm nắm thóc đã ngâm nước chạy đàn niệm Phật để tìm ra kẻ gian?
a. Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.
b. Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
c. Vì cần có thời gian thu thập chứng cứ.
5/ Quan án phá được vụ án nhờ vào đâu?
a. Nhờ vào chứng cứ.
b. Nhờ vào sự thông minh, quyết đoán và nắm được đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.
c. Nhờ vào lời khai báo của kẻ phạm tội.
6/ Qua cách phá án của quan án em thấy quan án là người như thế nào?
a. Là người thông minh, quyết đoán, có tài xử kiện.
b. Là người biết giúp đỡ mọi người.
c. Là người luôn bên vực lẻ phải.
7/ Câu “Tuy vụ án khó khăn nhưng quan vẫn tìm ra thủ phạm ” là câu ghép có các vế câu nối với nhau bằng cách nào?
a. Nối với nhau bằng cặp quan hệ từ.
b. Nối với nhau bằng các cặp quan hệ từ hô ứng.
c. Không dùng từ nối.
8/ Các vế của câu ghép “ Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì kẻ có tật mới hay giật mình ” thể hiện mối quan hệ gì?
a. Điều kiện – kết quả.
b. Kết quả - nguyên nhân.
c. Tăng tiến.
Câu 9/Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “công dân”: 
a. Người lao động chân tay làm công ăn lương.
b. Người làm việc trong cơ quan nhà nước.
c. Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước
Câu 10/ Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?
a. Nối trực tiếp với nhau, giữa các vế câu ghép có dấu phẩy.
b. Nối bằng những từ có tác dụng nối.
c.Cả hai cách trên.
 I. Chính tả ( nghe – viết)
Ai là thủy tổ loài người ?
 Theo một truyền thuyết,Chúa trời đã dành ra bảy ngày để sáng tạo muôn loài, trong đó có thủy tổ loài người là ông A- đam và bà Ê- va. Ở Trung Quốc cũng có truyện thần Nữ Oa dùng đất thó nặn thành người. Còn đối với người Ấn Độ, vị thần tạo ra con người là thần Bra- hma. Đến giữa thế kỉ XIX, nhờ công trình nghiên cứu của nhà bác học thiên tài Sác- lơ Đác – uyn, người ta mới biết rằng loài người được hình thành dần qua hàng triệu năm từ một loài vượn cổ. 
II. Tập làm văn: ( 5 điểm)
Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân của em ở trường.
Bài làm
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM ( Môn Tiếng việt)
 LƠP 5
2. Đọc thầm vả làm bài tập ( 5 điểm) mỗi câu đúng 0,5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu10
C
B
A
B
B
A
A
B
C
C
*PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả nghe - viết (5 điểm)
Ai là thủy tổ loài người ?
 Theo một truyền thuyết,Chúa trời đã dành ra bảy ngày để sáng tạo muôn loài, trong đó có thủy tổ loài người là ông A- đam và bà Ê- va. Ở Trung Quốc cũng có truyện thần Nữ Oa dùng đất thó nặn thành người. Còn đối với người Ấn Độ, vị thần tạo ra con người là thần Bra- hma. Đến giữa thế kỉ XIX, nhờ công trình nghiên cứu của nhà bác học thiên tài Sác- lơ Đác – uyn, người ta mới biết rằng loài người được hình thành dần qua hàng triệu năm từ một loài vượn cổ. 
Theo NHỮNG MẨU CHUYỆN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn 5 điểm.
 - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai, không viết hoa đúng quy định trừ: 0,5 điểm.
2. Tập làm văn (5 điểm)	
 - Mỗi học sinh viết theo yêu cầu của đề bài Tập làm văn, đầy đủ nội dung: phần mở bài, phần thân bài, phần kết bài.Độ dài bài viết khoảng 12 câu.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ
 - Giáo viên dựa vào yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày của bài Tập làm văn cụ thể (có thể cho theo các mức điểm 0,5; 1; 1,5; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 4,5; 5).
Họ và tên:................................... Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2013
Lớp 5 ....... KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II
Trường TH Đồng Tâm Năm học: 2013-2014
 Môn : TIẾNG VIỆT 
 Thời gian : 60 phút( Không kể thời gian giao đề)
 Điểm
 Lời phê của giáo viên
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : 
Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo 1 câu trả lời A, B, C, D ( là đáp số, kết quả tính....)
Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Tám trăm hai mươi sáu phẩy bốn xăng-ti-mét khối là:
A. 4,628cm3	B. 826,4cm3	C. 862,4cm3	D. 82,64cm3
Câu 2. Diện tích hình tam giác có độ dài đáy 3,6 dm và chiều cao 2,4 dm:
 A. 4,32 dm2	 B. 8,64 dm2	 C. 5,32 dm2	 D. 7,64 dm2 
 Câu 3. Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh m:
 A. m2	 B. m2	C. m2	 D. m2
Câu 4 Diện tích hình tròn có bán kính r = 2cm là :
 A. 1,14 cm2 B. 5.14 cm2 C. 6,28 cm2 D. 12,56 cm2
Câu 5. Bán kính đường tròn có chu vi bằng 18,84 cm là :
 A. 18cm	B. 5cm	 C. 7cm	 D. 3cm
 Câu 6. Số thích hợp điền vào chỗ trống là: 65dm3 = .. m3 ?
 A. 0,65 B. 6,5 C. 0,065	 D. 65
Câu 7. Diện tích của một hình thang có tổng độ dài hai đáy là 24cm và chiều cao 5cm là:
 A. 120cm2 B. 60cm2 C. 50cm2	 D. 20 cm2
Câu 8. Độ dài đáy của hình tam giác có chiều cao là 40 cm và diện tích là 1200 cm2 là 
 A. 30 cm B. 40 cm C. 50 cm D. 60 cm 
Câu 9. Chu vi của một hình tròn có bán kính 10cm :
 A. 6,24cm B. 31,4cm C. 62,8cm D. 3,25 cm
Câu 10. Thể tích của một hình lập phương có cạnh là 6cm :
 A. 216cm3 B. 236cm3 C. 215cm3	 D. 425 cm3
Phẩn II. TỰ LUẬN: 
Câu 1: Đặt tính rồi tính: 
	a/ 35,6 + 29 b/ 456 – 1,83
 c/ 74,64 x 5,2 d/ 308 : 5,5
Câu 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
a) 0,22m3 = ..dm3 	b) 25m3 = .dm3
 2013 dm3 = m3 	 8m3 532dm3 = .. dm3
Câu 3 ( BÀI TOÁN) ( 2 điểm)
Một mảnh vườn hình thang đáy lớn 20m , đáy nhỏ 15 m, chiều cao 10 m. Tính diện tích của mảnh vườn hình thang đó ?
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TOÁN
Phần I: Trắc nghiệm ( 5 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
 Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
B
A
C
D
D
C
B
D
C
A
Phần II: Tự luận ( 5 điểm )
Câu 1: Tính ( 2 điểm )
a/ 35,6 + 29 = 64,6 ( 0,5 điểm ) b/ 456 – 1,83 = 454,17 ( 0,5 điểm ) c/ 74,64 x 5,2 = 388,128 ( 0,5 điểm ) d/ 308 : 5,5 = 56 ( 0,5 điểm ) 
Câu 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: ( 1 điểm )
a) 0,22m3 = 220 dm3 	( 0,25 điểm ) 2013 dm3 = 2,013 m3 ( 0,25 điểm ) 	
 b) 25m3 = 25 000 dm3 ( 0,25 điểm ) 8m3 532dm3 =8532 dm3( 0,25 điểm ) 
Bài 3: (2 điểm) 
 Diện tích mảnh vườn hình thang đó là: 	 0,5 điểm
 = 175 ( m2 ) 1 điểm
 Đáp số : 175 m2 0,5 điểm

File đính kèm:

  • docde thi lop 2 nam 2014.doc