Đề kiểm tra định kì năm học: 2012 – 2013 môn: ngữ văn (phần văn) – lớp 8

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì năm học: 2012 – 2013 môn: ngữ văn (phần văn) – lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÁT HẢI
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT HẢI
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
Năm học: 2012 – 2013
Đề số 1

MÔN: NGỮ VĂN (PHẦN VĂN) – LỚP 8
TUẦN 11 - TIẾT 41
Thời gian làm bài : 45 phút 

I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) 
Hãy chọn đáp án đúng trong các câu hỏi sau:
 Câu 1. Văn bản “Tôi đi học” là của tác giả nào?
	A. Tô Hoài B. Thạch Lam C. Thanh Tịnh D. Nguyên Hồng. 
Câu 2. Truyện được kể trong văn bản "Trong lòng mẹ" là gì?
	A. Nỗi đau của chú bé Hồng trong cảnh ngộ mồ côi cha.
	B. Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng dành cho mẹ của mình.
	C. Tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.
	D. Nỗi đau của bé Hồng trong cảnh ngộ mồ côi cha và tình yêu thương của chú dành cho mẹ.
Câu 3. Nhân vật chính của văn bản "Tức nước vỡ bờ " là ai?
	A. Anh Dậu. B. Chị Dậu	C. Người nhà lí trưởng. D. Cai lệ
Câu 4. Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nam Cao trong văn bản “Lão Hạc” là gì?
	A. Kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm
	B. Sử dụng các chi tiết cụ thể, sinh động để khắc hoạ nhân vật
	C. Cách kể tự nhiên, chân thực từ ngôi thứ nhất
	D. Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động.
Câu 5. Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
	A.Tự sự B. Miêu tả
	C. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm D. Tự sự kết hợp với miêu tả
Câu 6. Nhận định nào nói đúng nhất về đoạn trích “ Hai cây phong” ?
 A. Hình ảnh hai cây phong trong cảm nhận của người hoạ sĩ là biểu tượng của quê hương.
 B. Nói lên ý nghĩa của hai cây phong đối với cuộc đời nhân vật “tôi”
 C. Miêu tả hết sức sinh động hình ảnh hai cây phong qua con mắt và tâm hồn của người kể chuyện.
 D. Miêu tả hết sức sinh động hình ảnh hai cây phong qua con mắt của người hoạ sĩ.
Câu 7. Các tác phẩm Tôi đi học, Những ngày thơ ấu, Tắt đèn, Lão Hạc được sáng tác vào thời kì nào?
 A. 1900 - 1930 . B. 1930 – 1945. C. 1945 - 1954 . D. 1955 – 1975.
Câu 8. Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau?
Bác ơi tim Bác mông mênh thế.
Ôm cả non sông mọi kiếp người !
 ( Tố Hữu)
A. Nhấn mạnh sự tài trí của tuyệt vời của Bác Hồ.	
B. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ.
C. Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ.	
D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ.
II. Tự luận: (8,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyên Hồng bằng một đoạn văn không quá 15 dòng .
Câu 2. (6,0 điểm) Hãy viết lên những cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao trong khoảng 20 dòng.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (Đề số 1)
MÔN: NGỮ VĂN (PHẦN VĂN) – LỚP 8
TUẦN 11 - TIẾT 41

Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng




Thấp

Cao


TN
TL
TN
TL



Văn
Tôi đi học
C1=0,25





1

Văn bản “ Trong lòng mẹ”


C2=0,25



1

Tức nước vỡ bờ
C3=0,25





1

Lão Hạc


C4=0,25


C2= 6,0
1

Phương thức biểu đạt
C5=0,25





1

Văn bản “ Hai cây phong” 


C6=0,25



1

Thời kì sáng tác văn bản Tôi đi hoc, Những ngày thơ ấu, Lão Hạc,Tức nước vỡ bờ.

C7=0,25





1
Tiếng Việt
Nói quá
C8=0,25





1

Tập làm văn
 
 Viết đoạn văn 




C1=2,0

1

Tổng số câu
05

03

01
01
10
Tổng số điểm
1.25

0,75

2,0
6,0
10
Tổng cộng






10.0













ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM (Đề số 1)
MÔN: NGỮ VĂN (PHẦN VĂN) – LỚP 8
TUẦN 11 - TIẾT 41

I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) 
Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
B
D
C
A
B
C

II. Tự luận: (8,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
* Hình thức: (1,0 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau:
- Là một đoạn văn, không quá 15 dòng
- Diễn đạt từ, câu ngắn gọn, lưu loắt trôi chảy, trong sáng, ít mắc lỗi chính tả …
* Nội dung: (1,0 điểm)
- HS nêu được những hiểu biết của mình về tác giả Nguyên Hồng
+ Tên thật: Nguyễn Nguyên Hồng
+ Quê: Nam Định, trước Cách mạng ông sống chủ yếu ở Hải Phòng
+ Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996
+ Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết
+ Sau Cách mạng, ông bền bỉ sáng tác, viết cả tiểu thuyết, kí, thơ, nổi bật hơn cả là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập.
+ Tác phẩm chính: Bì vỏ, Những ngày thơ ấu, Trời xanh, Cửa biển, Sóng gầm…
Câu 2. (6,0 điểm)
* Hình thức: (2,0 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau:
- Là một bài văn ngắn, có MB, TB, KB
- Diễn đạt mạch lạc; từ, câu ngắn gọn, lưu loắt trôi chảy, trong sáng, ít mắc lỗi chính tả…
* Nội dung: (4,0 điểm) 
- Cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.
a) Mở bài: (1,0 điểm) 
- Giới thiệu được nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.
b) Thân bài: ( 2 điểm)
Cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về nhân vật Lão Hạc.
- Là một người nông dân nghèo khổ, lương thiện, có tấm lòng nhân hậu, yêu thương loài vật.
- Bổn phận và trách nhiệm làm cha của lão Hạc thật cao cả: rất mực yêu thương con, muốn vun đắp, dành dụm tất cả những gì có thể có để con có cuộc sống hạnh phúc.
- Có lòng tự trọng vì không muốn phiền hà người khác ngay cả lúc chết.
- Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng 
tự trọng, khí khái.
c) Kết bài: (1,0 điểm)
- Nhấn mạnh, ngợi ca vẻ đẹp của người nông dân
- Suy nghĩ của bản thân về nhân vật về nhân vật Lão Hạc.
 

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÁT HẢI
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT HẢI
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
Năm học: 2012 – 2013
Đề số 2

MÔN: NGỮ VĂN (PHẦN VĂN) – LỚP 8
TUẦN 11 - TIẾT 41
Thời gian làm bài : 45 phút 

I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) 
Hãy chọn đáp án đúng trong các câu hỏi sau:
 Câu 1. Văn bản “Tôi đi học” là của tác giả nào?
	A.Tô Hoài B. Thạch Lam	C. Thanh Tịnh D. Nguyên Hồng. 
 Câu 2. Truyện được kể trong văn bản "Trong lòng mẹ" là gì?
	A. Nỗi đau của chú bé Hồng trong cảnh ngộ mồ côi cha.
	B. Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng dành cho mẹ của mình.
	C. Tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.
	D. Nỗi đau của bé Hồng trong cảnh ngộ mồ côi cha và tình yêu thương của chú dành cho mẹ.
Câu 3. Nhân vật chính của văn bản "Tức nước vỡ bờ " là ai ?
	A. Anh Dậu. B. Chị Dậu	C. Người nhà lí trưởng. D. Cai lệ
Câu 4. Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nam Cao trong văn bản “Lão Hạc” là gì ?
	A. Kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm
	B. Sử dụng các chi tiết cụ thể, sinh động để khắc hoạ nhân vật
	C. Cách kể tự nhiên, chân thực từ ngôi thứ nhất
	D. Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động.
Câu 5. Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
	A.Tự sự B. Miêu tả
	C. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm D. Tự sự kết hợp với miêu tả
Câu 6. Nhận định nào nói đúng nhất về đoạn trích “ Hai cây phong” ?
 A. Hình ảnh hai cây phong trong cảm nhận của người hoạ sĩ là biểu tượng của quê hương.
 B. Nói lên ý nghĩa của hai cây phong đối với cuộc đời nhân vật “tôi”
 C. Miêu tả hết sức sinh động hình ảnh hai cây phong qua con mắt và tâm hồn của người kể chuyện.
 D. Miêu tả hết sức sinh động hình ảnh hai cây phong qua con mắt của người hoạ sĩ.
Câu 7. Các tác phẩm Tôi đi học, Những ngày thơ ấu, Tắt đèn, Lão Hạc được sáng tác vào thời kì nào?
 A. 1900 - 1930 . B. 1930 – 1945.	 C. 1945 - 1954 . D. 1955 – 1975.
Câu 8. Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau?
Bác ơi tim Bác mông mênh thế.
 Ôm cả non sông mọi kiếp người !
 ( Tố Hữu)
 	A. Nhấn mạnh sự tài trí của tuyệt vời của Bác Hồ.
 	B. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ.
 	C. Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ.
 	D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ.
II. Tự luận: (8,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyên Hồng bằng một đoạn văn không quá 10 dòng .
Câu 1. (6,0 điểm) Em hãy tóm tắt truyện Cô bé bán diêm (An-đéc-xen) trong khoảng 10-12 dòng và viết một câu nêu cảm nghĩ của em về cái chết của cô bé.

 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (Đề số 2)
MÔN: NGỮ VĂN (PHẦN VĂN) – LỚP 8
TUẦN 11 - TIẾT 41

Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng



Thấp
Cao


TN
TL
TN
TL



Văn
Tôi đi học
C1=0,25





1

Văn bản “Trong lòng mẹ”


C2=0,25



1

Tức nước vỡ bờ
C3=0,25





1

Lão Hạc


C4=0,25



1

Phương thức biểu đạt
C5=0,25





1

Văn bản “Hai cây phong” 


C6=0,25



1

Thời kì sáng tác văn bản Tôi đi hoc, Những ngày thơ ấu, Lão Hạc,Tức nước vỡ bờ.

C7=0,25





1

Cô bé bán diêm





C2=6,0
1
Tiếng Việt
Nói quá
C8=0,25





1

Tập làm văn
 
 Viết đoạn văn 




C1=2,0

1
Tổng số câu
05

03

01
01
10
Tổng số điểm
1.25

0,75

2,0
6,0
10
Tổng cộng






10.0






 






ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM (Đề số 2)
MÔN: NGỮ VĂN (PHẦN VĂN) – LỚP 8
TUẦN 11 - TIẾT 41

I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) 
Mỗi ý đúng được 0,25 điểm 

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
C
D
B
D
C
A
B
C

II. Tự luận: (8,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
* Hình thức: (1,0 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau:
- Là một đoạn văn, không quá 10 dòng
- Diễn đạt từ, câu ngắn gọn, lưu loắt trôi chảy, trong sáng, ít mắc lỗi chính tả…
* Nội dung: (1đ)
- HS nêu được những hiểu biết của mình về tác giả Nguyên Hồng
+ Tên thật: Nguyễn Nguyên Hồng
+ Quê: Nam Định, trước Cách mạng ông sống chủ yếu ở Hải Phòng
+ Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996
+ Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết
+ Sau Cách mạng, ông bền bỉ sáng tác, viết cả tiểu thuyết, kí, thơ, nổi bật hơn cả là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập.
+ Tác phẩm chính: Bì vỏ, Những ngày thơ ấu, Trời xanh, Cửa biển, Sóng gầm…
Câu 2. ( 6,0 điểm)
* Nội dung : (4,0 điểm)
- Tóm tắt được nội dung truyện theo số dòng quy định , đảm bảo các yêu cầu của tóm tắt (ghi lại một cách chân thực những chi tiết chính của câu chuyện ) (3,0 điểm)
- Nêu cảm nghĩ về cái chết của cô bé : Một cái chết thương tâm nhưng với tình thương yêu sâu sắc, nhà 
Văn đã đưa em đến một thế giới đẹp đẽ và ấm áp tình bà cháu mến thương. (1,0 điểm)
* Hình thức: (2,0 điểm)
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
- Chữ viết đẹp, ít sai lỗi chính tả .
















File đính kèm:

  • docDe kiem tra dinh ki Tuan 11 tiet 41.doc