Đề kiểm tra cuối học kì I Các môn Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Tịnh Ấn Tây

doc13 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì I Các môn Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Tịnh Ấn Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD-ĐT SƠN TỊNH
Trường Tiểu học Tịnh Ấn Tây
BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ MỘT
NĂM HỌC: 2013 - 2014
Lớp: 4 .
 Môn: Tiếng việt ( đọc hiểu) LỚP 4
Họ và tên HS: 
 Thời gian làm bài: 25 phút
Điểm
(Bằng số)
Điểm
(Bằng chữ)
Giám thị 1
Giám thị 2
Giám khảo1
Giám khảo 2
I. ĐỌC TẦM BÀI VĂN “RỪNG PHƯƠNG NAM”
	RỪNG PHƯƠNG NAM
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giât mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?
Gió bắt đầu nổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanhCon Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái
(Lược trích Đất rừng phương Nam Đoàn Giỏi)
II. LÀM BÀI TẬP
Khoanh vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1.Những chi tiết miêu tả cảnh yên tĩnh của rừng phương Nam là gì?( từ đầu bài đến “tôi không nghe chăng?’’ (0,5đ)
 a.Tiếng chim từ xa vọng lại.
 b.Chim chóc chẳng con nào kêu, một tiếng lá rơi cũng khiến người ta giật mình.
 c. Gió bắt đầu nổi lên.
 d.Gió thổi nhè nhẹ.
2.Mùi hương của hoa tràm như thế nào? (0,5đ)
 a.Nhè nhẹ toả lên.
 b.Tan dần theo hơi ấm mặt trời.
 c.Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng.
 d.Tan trong không gian.
3 “Hay vừa có tiếng chim ở một nơi xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng”?là câu dùng để :(0,5đ)
a. tự hỏi mình	
b hỏi người khác 
c. yêu cầu , đề nghị
4.Vị ngữ của câu “Mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục” là(0,5đ)
a. phơi lưng trên gốc cây mục.
b. nằm phơi lưng trên gốc cây mục.
c.trên gốc cây mục.
d.trên các cành cây.
5.Gió thổi như thế nào? (0,5đ)
a. Ào ào
b.Rào rào
c.Rì rào
d.Hiu hiu
6. Mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi sắc màu như thế nào?(1đ)
a.từ xanh hoá đỏ, từ vàng hoá đỏ, đỏ hoá tím xanh.
b.từ xanh hoá tím, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh.
c.từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh.
d.tím hoá vàng , từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh.
7.Tìm chủ ngữ trong câu sau “Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu.” (1đ)
a) Lạ quá, chim chóc
b) chim chóc
c) chim chóc chẳng nghe con nào
8. Tìm ghi lại một động từ , một tính từ có trong câu “Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất .” (0,5đ)
PGD-ĐT SƠN TỊNH
Trường Tiểu học Tịnh Ấn Tây
BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ MỘT
NĂM HỌC: 2013 - 2014
Lớp: 4 .
 Môn: Tiếng việt ( phần viết) LỚP 4
Họ và tên HS: 
 Thời gian làm bài: 25 phút
Điểm
(Bằng số)
Giám thị 1
Giám thị 2
Giám khảo1
Giám khảo 2
1.Chính tả: Bài Chiếc xe đạp của chú Tư
 Ở xóm vườn , có một chiếc xe đã là trội hơn người khác rồi, chiếc xe của chú lại là chiếc xe đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằng. Xe màu vàng , hai cái vành láng bóng , khi chú ngừng đạp , chiếc xe cứ ro ro thật êm tai. Ngay giữa tay cầm, chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ. Có khi chú cắm cả một cành hoa. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yện , lau , phủi sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm. Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.
2,Tập làm văn:
Tả một đồ chơi hoặc một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT
Phần đọc hiểu:
1. b
2. c
3. a
4. b
5. b
6. c
 7 b.
Động từ: bốc
Tính từ: thơm
PHẦN VIẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TIẾNG VIỆT LỚP 4
Chính tả:
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn - được 5 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) – trừ 0,5 điểm
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn - trừ 1 điểm toàn bài. 
2. Tập làm văn:
- HS viết được bài văn, câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ – 5 điểm 
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1- 0,5
PGD-ĐT SƠN TỊNH
Trường Tiểu học Tịnh Ấn Tây
BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ MỘT
NĂM HỌC: 2013 - 2014
Lớp: 4 .
 Môn: Khoa học- Lớp 4
Họ và tên HS: 
 Thời gian làm bài: 40 phút
Điểm
(Bằng số)
Điểm
(Bằng chữ)
Giám thị 1
Giám thị 2
Giám khảo1
Giám khảo 2
Phần I:Trắc nghiệm
I.Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
 1. Cần phải ăn uống như thế nào để phòng tránh bệnh béo phì:
 A. Ăn đủ chất dinh dưỡng , đặc biệt ăn muối có bổ sung i-ốt.
 B. Ăn uống hợp lý,rèn luyện thói quen ăn điều độ, ăn chậm nhai kĩ. Năng rèn luyện, vận động , đi bộ và tập thể duc thể thao.
 C. Ăn uống đầy đủ, đề phòng các bệnh truyền nhiễm,bệnh tiêu chảy và các bệnh đường ruột khác.
 D.Ăn sạch ,uống sạch, không ăn thức ăn ôi thiu , không ăn thức ăn bị ruồi , gián chuột bò vào.
2. Tính chất nào sau đây không phải là của nước:
 A.Trong suốt.
 B. Có hình dạng nhất định .
 C. Không mùi.
 D. Hoà tan được một số chất .
3. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên là:
 A. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước.
 B. Từ hơi nước ngưng tụ thành nước .
 C. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước , rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại.
 C. Hiện tượng nước không ngưng tụ thành hơi nước.
4. Mây được hình thành từ gì:
 A. Không khí.
 B. Bụi và khói.
 C. Hiều hạt nước nhỏ li ti hợp lại với nhau ở trên cao. 
 D.Hơi nước và không khí.
5 Khi đổ nước từ bình ra cốc , ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc Điều này vận dụng tính chất nào sau đây:
 A. Nước không có hình dạng nhất định.
 B. Nước có thể thấm qua một số vật.
 C. Nước chảy từ cao xuống thấp.
 D.Nước có thể hoà tan một số chất.
6. Để đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá chúng ta cần:
 A. Ăn thức ăn đã sơ chế.
 B. Ăn thức ăn ôi thiu.
 C. Uống nước chưa đun sôi.
 D. Không ăn thức ăn ôi thiu, chưa chín,không ăn cá sống, thịt sống , không uống lã.
7.Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
 A.Làm cho thức ăn khô.
 B.Đóng hộp thức ăn.
 C. Làm lạnh thức ăn.
 D.Ngăn không cho vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn hoặc không có môi trường để vi sinh vật hoạt động.
8. Ba loại bệnh dịch có thể phát triển và lan truyền có nguồn nước bị ô nhiễm.
 A. Dịch tả, mắt hột , viêm gan.
 B. Dịch tả, béo phì ,cảm lạnh
 C. Béo phì, cảm lạnh , mắt hột
 D. Cảm lạnh, mắt hột , viêm gan.
Phần 	II. Tự luận
1. Không khí có những tính chất gì? 
2. Thế nào là nước bị ô nhiễm? thế nào là nước sạch.?
Đáp án :
Phần trắc nghiệm
1. B
2. B
3. C
4. C
5 C
6. D
7. D
8. A
Phần tự luận
1 * Không khí có những tính chất : ( 2đ)
 -Trong suốt , không màu , không mùi , không vị, không có hình dạng nhất định.
 -Không khí có thể bị nén lai hoặc giãn ra.
 2. *Nước bị ô nhiễm có một trong những dấu hiệu sau: có màu , có chất bẩn, có mùi hôi,có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ. (2đ)
 	 *Nước sạch là nước trong suốt , không màu , không mùi , không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người. (2đ)
PGD-ĐT SƠN TỊNH
Trường Tiểu học Tịnh Ấn Tây
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ MỘT
NĂM HỌC: 2013 - 2014
Lớp: 4 .
 Môn: Lịch sử-Địa lý Lớp 4
Họ và tên HS: 
 Thời gian làm bài: 40 phút
Điểm
(Bằng số)
Điểm
(Bằng chữ)
Giám thị 1
Giám thị 2
Giám khảo1
Giám khảo 2
I. Lịch sử
Phần I.
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
1. Nước Văn Lang có vua nào?
A. Vua Hùng
B.Vua Đinh Tiên Hoàng
C.Vua Lý Thái Tổ.
D. Vua Lê Thái Tổ
2. Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh thắng quân địch ở đâu?	 
A. Sông Như Nguyệt
B. Sông Bạch Đằng
C. Núi Chi Lăng
D.Thành Thăng Long.
3. Lý Thái Tổ quyết định dời đô ra Thăng Long( Hà Nội ngày nay) vào năm nào?
A. Năm 1005
B. Năm 1009
C.Năm 1010
D Năm 1020
4. Kinh thành Thăng Long thời Lý có những gì đặc biệt?
A. Nhiều lâu đài cung điện , đền chùa.
B. Nhiều nhà cao tầng.
C. Nhiều phố, phường nhộn nhịp, vui tươi.
D. Bắt đầu có phố phường đông đúc.
Phần II. Tự luận
1.Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta?
II. Địa lý:
Phần I. Trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
1. Một số dân tộc ít người sống ở Hoàng Liên Sơn:
 A. Dao ,Mông Thái 
 B. Thái, Tày, Nùng
 C. Ba-na, Ê-đê, Gia-rai
 D. Chăm ,Xơ- đăng,Cơ- ho.
2. Trung du Bắc Bộ là một vùng như thế nào?
 A. Núi với các đỉnh nhọn ,sườn thoải.
 B. Núi với các đỉnh tròn , sườn thoải.
 C. Đồi với các đỉnh nhọn , sườn thoải.
 D. Đồi với các đỉnh tròn ,sườn thoải.
3. Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về mặt nào?
 A. Rừng rậm nhiệt đới quanh năm xanh tốt.
 B Rừng thông và thác nước 
 C. Rừng thông và sưối nước nóng.
 D. Rừng phi lao và vườn hoa.
4. Đặc điểm dân cư ở Hoàng Liên Sơn như thế nào?
 A. Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư đông đúc
 B.Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt
 C. Hoàng Liên Sơn là nơi có nhiều dân tộc đến sinh sống.
 D.Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường sống thành làng, quây quần bên nhau.
Phần II Trắc nghiệm.
Vì sao đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của nước ta?
Đáp án:
 1. Lịch sử
 Phần trắc nghiệm
1. A
2 . B 
3.	C
4.	A
Phần tự luận
Chiến thằng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa đối với nước ta:.
Ngô Quyền lên ngôi vua đã kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở đầu cho thời ki độc lập lâu dài của nước ta.
2 Địa lý:
Phần trắc nghiệm (2đ)
	1. A
	2. D
	3. B
	4. B
Phần tự luận:
Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
PGD-ĐT SƠN TỊNH
Trường Tiểu học Tịnh Ấn Tây
BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ MỘT
NĂM HỌC: 2013 - 2014
Lớp: 4 .
 Môn: Toán - Lớp 4
Họ và tên HS: 
 Thời gian làm bài: 40 phút
Điểm
(Bằng số)
	Điểm
(Bằng chữ)
Giám thị 1
Giám thị 2
Giám khảo1
Giám khảo 2
A, Phần trắc nghiệm:
Khoanh vào trước câ trả lời đúng nhất
1.Sồ gồm:Sáu mươi triệu, bảy mươi nghìn và hai mươi viết là:
A: 60 700 200
B: 600.000.20
C: 607.000.20
D: 60.070.020
Chữ số 1 trong số :310.325.678 thuộc hàng nào?
 A: Hàng triệu
B: Hàng chục triệu
 C: Hàng trăm triệu
 D: Hàng chục nghìn.
3. 2/5 thế kỷ=..năm
Số thích hợp viết vào chỗ chấm
A: 30
B: 25
C: 50
D: 40
4. Số chia hết cho 5 là:
A: 92547.
B: 40490
C: 80454
D: 47348
5. Trong hình vẽ bên có:
A. Hai góc vuông và hai góc nhọn
B. Hai góc vuông và hai góc tù
C. Hai góc vuông , một góc nhọn và một góc tù.
6. Giá trị chữ số.9 trong số “109.753.206” là bao nhiêu?
A. 90.000.000
B . 900.000.000
C. 9.000.000
D. 9.000
B. Phần tự luận
Bài 1: Đặt tính rồi tính 2đ
a. 718946 + 62529
b. 635260 - 72753
c. 892 x 84
d. 37260 : 92
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống
a. 2dm² 4cm² = cm²
b. 18 m² 8 dm² = dm²
c. 3tấn 5kg = kg
d.1/4 giờ = phút
Bài 3.
Một cửa hàng ngày đầu bán được 80m vải, ngày thứ hai bán được gấp ba lần ngày đầu .Hòi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải?
Bài 4. Một trường tiểu học có 825 học sinh . Số học sinh Nam nhiều hơn số học sinh nữ là75 học sinh. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh nam , học sinh nữ.
Đáp án :
Phần trắc nghiệm (3đ)
1: D
2: B
3: D
4: B
5: C
6: C
Phần tự luận
Bài 1 (2đ )
 a. 781475
b.	562507
c.	74928
 d. 405
Bài 2 (2đ)
a.	204 cm²
b. 1808 dm²
 c.	 3005 kg
d. 15 phút
	Bài 3
Số mét vải ngày thứ hai bán được : (0,25đ)
80 x 3 = 240( mét) (0,2 5đ)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là: (0,25đ)
(80+ 240 ) : 2 = 160 (mét ) (0,5đ)
	Đáp số: 160 mét vải (0,25đ)
	Bài 4
Số học sinh nam có là: (0,25đ)
(825+ 75) :2 = 450 ( học sinh) (0,5đ)
Số học sinh nữ có là: (0,25đ)
450 - 75 = 375 (học sinh) (0,25đ)
	Đáp số: Học sinh nam: 450	(0,25đ)
 Học sinh nữ: 375

File đính kèm:

  • docDE KT HKI 20132014 (1).doc
Đề thi liên quan