Đề kiểm tra 15’ – khối 10 – lần 1

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1783 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 15’ – khối 10 – lần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 15’ – KHỐI 10 – LẦN 1
Đề 1- lần 1
Câu 1: 3đ
Văn học Việt Nam bao gồm mấy bộ phận lớn? Đó là những bộ phận nào?
Câu 2: 3 đ
Thế nào là tính truyền miệng trong văn học dân gian?
Câu 3: 4đ
Phân tích các nhân tố giao tiếp được biểu hiện trong bài ca dao 
“ Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công!
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.”

ĐÁP ÁN

Câu 1: 3đ
Hai bộ phận lớn (1đ)
Đó là: văn học dân gian và văn học viết (2đ)
Câu 2: 3đ
VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (1đ)
VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ: ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.(1đ)
VHDG tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng: (1đ)
+ Truyền miệng là quá trình ghi nhớ thuộc lòng và truyền lại bằng lời nói
+ Con đường truyền miệng: theo k/g và t/g
+ Quá trình truyền miệng: diễn xướng dân gian (kể, hát, nói,…)
( mỗi ý 1 điểm, thiếu dẫn thơ minh họa trừ 0.5 điểm/ý)
Câu 3: 4đ
Nhân vật giao tiếp: người nói (xưng ta) là người nông dân, người nghe là con trâu
Hoàn cảnh giao tiếp: Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp, cày ruộng bằng con trâu. Trâu gắn bó với nghề nông, với người nông dân.
Mục đích giao tiếp: Khuyên nhũ con trâu cùng làm việc với người nông dân, cùng sẽ chia nỗi vất vả và cùng hưởng thành quả lao động.
Nội dung giao tiếp: Nhắn nhũ con trâu làm việc, và hứa hẹn không phụ công làm việc của nó
Cách thức giao tiếp: nói chuyện thân tình, khuyên nhũ nhẹ nhàng, hứa hẹn chân thành.
( mỗi ý 1 điểm)
















Đề 2 lần 1
 Câu 1: 3đ
Văn học viết VN do ai sáng tác? Được viết bằng những thứ chữ nào?
Câu 2:3 đ
Quá trình sáng tác và hoàn thiện một tácphẩm VHDG diễn ra như thế nào?
Câu 3: 4đ
Cho hai văn bản:
a/ Sen d . Cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hay trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, hạt dùng để ăn.Đầm sen. Mứt sen. Chè ướp sen. ( Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988).
b/ “Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao)
Hãy xác định thể loại, mục đích giao tiếp, từ ngữ được sử dụng ở hai văn bản trên?
Hai văn bản trên thuộc loại phong cách ngôn ngữ nào?

ĐÁP ÁN
Câu 1: 3đ
Là sáng táccủa tri thức, được ghi lại bằng chữ viết.
Các hình thứcchữ viết: chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngũ
( Mỗi ý 1 điểm)
Câu 2: 3đ
Tác phẩm ban đầu do cá nhân sáng tác
Trong quá trình truyền miệng nó được sửa chữa bổ sung
Trở thành tài sản chung của tập thể.
( Mỗi ý 1 điểm)

Câu 3: 4đ
Về thể loại: VB (a) là văn xuôi, VB(b) là văn vần
Về mục đích: VB(a) nhằm cung cấp những hiểu biết về cây sen: nơi sống, hình dáng, cấu tạo và lợi ích. VB(b) qua hình tượng cây sen để ca ngợi một phẩm chất tốt đẹp của con người: trong môi trường xấu vẫn giữ được sự thanh khiết và trong sạch.
Về từ ngữ: VB(a) dùng từ ngữ chỉ có một nghĩa nói về đời sống tự nhiên của cây sen. VB(b) nhiều từ ngữ được dùng với nghĩa chuyển ( đẹp, bùn, hôi, tanh, gần mùi bùn)
VB(a) thuộc phong cách ngôn ngữ khoa hhọc, VB(b) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
( mỗi ý 1điểm)


File đính kèm:

  • docde 15 phut 10.doc