Đề kiểm tra 1 tiết - Môn: Sinh học 6 - Đề 3

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết - Môn: Sinh học 6 - Đề 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tân Tiến	Thứ . ngày . tháng 03 năm 2009
Họ và tên:..	ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Lớp: 6	MÔN: SINH HỌC 6
 I.TRẮC NGHIỆM: (3.5 điểm)
 Câu 1: (1 đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng nhất.
1. Cơ thể tảo có cấu tạo:
 a. Tất cả đều là đa bào	 b. Tất cả đều là đơn bào	c. Có dạng đơn bào và đa bào
 2.Nhóm quả và hạt nào thích nghi với cách phát tán nhờ động vật
 a. Những quả và hạt có nhiều gai hoặc có móc	b. Những quả và hạt có túm lông hoặc có cánh
 c.Những quả và hạt làm thức ăn cho động vật	d.Cả a và c
3.Cây dương xỉ tiến hóa hơn cây rêu ở đặc điểm:
 a. Lá có diệp lục	b.Có mạch dẫn	c.Thân nằm ngang
4. Cây dương xỉ khác cây xanh có hoa ở đặc điểm:
 a.Có rễ, thân, lá	b.Sinh sản bằng bào tử	c. Có mạch dẫn.
 Câu 2: (1.5 điểm) Hãy chọn các từ hay cụm từ ( a. mạch dẫn; b. túi bào tử; c. thân; d. rễ; e. lá; g. bào tử) điền vào chổ trống sao cho phù hợp.
Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có (1).., (2).. chưa có (3)..thực sự. Trong thân và lá Rêu chưa có (4).. Rêu sinh sản bằng (5)..được chứa trong (6)cơ quan này nằm ở ngọn cây rêu
 Câu 3: (1 điểm) Hãy chọn những mục tương ứng giữa cột A và cột B trong bảng dưới đây.
 Cột A: Các chức năng chính của mỗi cơ quan 
 Cột B: Đặc điểm chính về cấu tạo 
1. Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt
a. Các tế bào biểu bì kéo dài thành lông hút
2.Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây
b. Gổm vỏ quả và hạt
3.Hiện tượng thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả
c. Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái
4. Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nồi giống
d. Gồm vỏ phôi và chất dinh dưỡng dự trữ
1;	2;	3;	4
 II.TỰ LUẬN: (6.5 điểm)
 Câu 4: (2 điểm) Quả mọng khác quả hạch ở điểm nào? Hãy kể tên 2 loại quả mọng, 2 loại quả hạch mà em biết.
 Câu 5: (1.5 điểm) Những đặc điểm bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?
 Câu 6: (2 điểm) Sau khi tìm hiểu một vài tảo, em có nhận xét gì về tảo nói chung (phân bố, cấu tạo).
 Câu 7: (1 điểm) Những cây có hoa nở về đêm như: Nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm gì thu hút sâu bọ?
Chương
Nhận biết (45 %)
Hiểu (35 %)
Vận dụng (20 %)
Tổng
(100 %
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
VI
(10 %)
Câu 7
(1 điểm)
1 Câu
(1 điểm)
VII
(50 %)
Câu 1.2
(0,25 điểm)
Câu 3
(1 điểm)
Câu 5
(1.5 điểm)
Câu 4
(1 điểm)
Câu 4
(1 điểm)
5 Câu 
(5 điểm)
VIII
(40 %)
Câu 1.1
(0,25 điểm)
Câu 2
(1.5 điểm)
Câu1. 3,4
(0.5 điểm)
Câu 6
(2 điểm)
4 Câu 
(4 điểm)
TỔNG
(100 %)
4 Câu 
(3 điểm)
1 Câu 
(1.5 điểm)
2 Câu
(0.5 điểm)
2 Câu 
(3 điểm)
2 Câu 
(2 điểm)
10 câu
(10 điểm)
Đáp án
I. Trắc nghiệm: ( Mỗi ý 0,25 điểm)
Câu 1:	 	1c;	2d;	3b; 	4b
Câu 2: 	1. Thân;	2. lá;	3. rễ;	4. mạch dẫn;	5. bào tử;	 6. túi bào tử
Câu 3: 	1.b;	2.a;	3. c;	4. d
II. Tự luận:
Câu: 4 	
- Quả mọng: bên trong chứa toàn thịt quả. Ví dụ: đu đủ; cà chua	(1 điểm)
- Quả hạch: bên trong có hạch cứng bọc lấy hạt. Ví dụ: Quả xoài, quả mơ	(1 điểm)
Câu 5: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm:
- Điều kiện bê ngoài: Các yếu tố: nước, không khí và nhiệt độ của môi trường phải thích hợp cho sự nảy mầm của hạt	(1 điểm)
- Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt phải tốt, không bị mối mọt, không bị sứt, sẹo hay nấm mốc	 (0,5 điểm)
Câu 6: 
- Sống môi trường nước ngọt( ao, hồ, đầm) và môi trường nước mặn(biển)	(1 điểm)
- Cấu tạo: Cơ thể đơn bào hay đa bào, cấu tạo đơn giản, chưa có thân, rễ, lá	(1 điểm)
Câu 7: 
- Tràng hoa màu trắng có tác dụng làm cho hoa nổi bật trong đêm tối	(0,5 điểm)
- Mùi hương đặc biệt có tác dụng kích thích sâu bọ tìm đến	(0,5 điểm)

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA 1 TIET SINH 6 KHII.doc