Đề khảo sát học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2006-2007

doc17 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2006-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề khảo sát học sinh giỏi năm học 2006-2007
Môn: Tiếng việt lớp 3
Đề số chẵn
điểm
Số phách:
 đề khảo sát môn tiếng việt lớp 3
 (Học sinh làm bài trong thời gian 60 phút)
Đề số chẵn
Gió vườn xào xạc
	Buổi sáng, mẹ đi làm, bà đi chợ, Liên dắt em ra vườn chơi.
	Chơi ở vườn thích thật, có đủ thứ! Con chuồn chuồn đỏ chót đậu trên búp hoa dong riềng trông như một quả ớt chín. Hễ đưa hai ngón tay nhắp nhắp chạm phải là quả ớt ấy biến mất.
	Rồi cái cây phải bỏng lá dày như chiếc bánh quy. Hoa của nó treo lủng là lủng lẳng từng chùm như những chiếc đèn lồng xanh xanh hồng hồng nhỏ xíu, xinh ơi là xinh!
	Rồi các nạng ba cây ổi, láng như mặt ghế nệm xe, ngồi êm êm là! Gió trên vòm cây ổi xào xạc.
Đọc thầm bài văn trên rồi đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau:
Câu 1.Buổi sáng, chơi trong vườn có những thứ gì đã làm cho chị em Liên thích thú?
	a, có chuồn chuồn, ớt đỏ, hoa xanh từng chùm, cây ổi trĩu quả.
	b,	có chuồn chuồn đỏ, cây phải bỏng nở hoa từng chùm, cây ổi, gió mát.
	c,	có chuồn chuồn ớt, cây phải bỏng lá dày, cây ổi nở hoa, gió mát.
Câu 2. Con chuồn chuồn đỏ được tả như thế nào?
	a, Chuồn chuồn đỏ chót như một quả ớt chín.
	b,	Chuồn chuồn đậu trên búp hoa dong riềng đỏ trông rất đẹp.
	c,	Chuồn chuồn như búp hoa dong riềng đỏ.
Câu 3. Bài văn trên có mấy câu văn có hình ảnh so sánh? Là những câu nào?
	a,	Có 3 câu.
	b,	Có 4 câu.
	c,	Có 5 câu.
 Các câu văn có hình ảnh so sánh là:
Câu 4. Hãy sử dụng cách nói nhân hoá để diễn đạt lại ý dưới đây cho sinh động, gợi cảm (bằng một câu hoặc một số câu):
 a,Con sông mùa lũ chảy nhanh ra biển.
 b,Mấy con chim hót ríu rít trên cành cây.
Câu 5. Viết một đoạn văn miêu tả cảnh vật (4-5 câu), trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá. Viết xong gạch dưới các từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá đó.
Câu 6: Trong các đoạn văn sau, đoạn văn nào người viết sử dụng đúng các dấu phẩy?
a, Cảnh hừng đông mặt biển, nguy nga rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng, hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mời mọc lên đường.
b, Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mời mọc lên đường.
c,	Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên những đám mây trắng, hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mời mọc lên đường.
Câu 7: Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi (Ai, cái gì, con gì?) trong câu: Con chuồn chuồn đỏ chót đậu trên búp hoa dong riềng trông như một quả ớt chín. là:
a, 	Con chuồn chuồn
b,	Con chuồn chuồn đỏ chót
c,	Con chuồn chuồn đỏ chót đậu trên búp hoa dong riềng
Câu 8: Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi (Là gì, làm gì, thế nào?) trong câu: Buổi sáng, mẹ đi làm, bà đi chợ, Liên dắt em ra vườn chơi. là:
a,	đi làm, đi chợ, ra vườn chơi
b,	dắt em ra vườn chơi
c,	đi làm, đi chợ, dắt em ra vườn chơi
Câu 9: Điền tiếp bộ phận câu trả lời câu hỏi Như thế nào? để các dòng sau thành câu:
a,Quân của Hai Bà Trưng chiến đấu ................................................................................................
b,Hồi còn nhỏ, Trần Quốc Khái là một cậu bé .........................................................................
Câu 10:Dòng nào dưới đây có các từ nói về lĩnh vực âm nhạc?
a,	nhạc sĩ, nhạc công, nhạc điệu, nhạc kịch, nhạc lí, nhạc trưởng, nhạc viện, nhạc phụ, nhạc lễ, nhạc nhẹ.
b,	nhạc sĩ, nhạc gia, nhạc điệu, nhạc kịch, nhạc lí, nhạc trưởng, nhạc viện, nhạc khí, nhạc lễ, nhạc nhẹ.
c,	nhạc sĩ, nhạc công, nhạc điệu, nhạc kịch, nhạc lí, nhạc trưởng, nhạc viện, nhạc khí, nhạc lễ, nhạc nhẹ.
Câu 11: Tuổi thơ của em đã gắn liền với nhiều cảnh đẹp ở quê hương. Hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích nhất trong một ngày trời nắng đẹp	
	*Lưu ý: Chữ viết và trình bày 2 điểm.
đề khảo sát học sinh giỏi năm học 2006-2007
Đề số lẻ
Môn: Tiếng việt lớp 3
điểm
Số phách:
 đề khảo sát môn tiếng việt lớp 3
 (Học sinh làm bài trong thời gian 60 phút)
Đề số lẻ
Gió vườn xào xạc
	Buổi sáng, mẹ đi làm, bà đi chợ, Liên dắt em ra vườn chơi.
	Chơi ở vườn thích thật, có đủ thứ! Con chuồn chuồn đỏ chót đậu trên búp hoa dong riềng trông như một quả ớt chín. Hễ đưa hai ngón tay nhắp nhắp chạm phải là quả ớt ấy biến mất.
	Rồi cái cây phải bỏng lá dày như chiếc bánh quy. Hoa của nó treo lủng là lủng lẳng từng chùm như những chiếc đèn lồng xanh xanh hồng hồng nhỏ xíu, xinh ơi là xinh!
	Rồi các nạng ba cây ổi, láng như mặt ghế nệm xe, ngồi êm êm là! Gió trên vòm cây ổi xào xạc.
Đọc thầm bài văn trên rồi đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau:
Câu 1.Buổi sáng, chơi trong vườn có những thứ gì đã làm cho chị em Liên thích thú?
	a, có chuồn chuồn ớt, cây phải bỏng lá dày, cây ổi nở hoa, gió mát.
	b,	có chuồn chuồn, ớt đỏ, hoa xanh từng chùm, cây ổi trĩu quả.
	c,	có chuồn chuồn đỏ, cây phải bỏng nở hoa từng chùm, cây ổi, gió mát.
Câu 2. Con chuồn chuồn đỏ được tả như thế nào?
	a, Chuồn chuồn đậu trên búp hoa dong riềng đỏ trông rất đẹp.
	b, Chuồn chuồn đỏ chót như một quả ớt chín.
	c,	Chuồn chuồn như búp hoa dong riềng đỏ.
Câu 3. Bài văn trên có mấy câu văn có hình ảnh so sánh? Là những câu nào?
	a,	Có 4 câu.
	b,	Có 5 câu.
	c,	Có 6 câu.
 Các câu văn có hình ảnh so sánh là:
Câu 4. Hãy sử dụng cách nói nhân hoá để diễn đạt lại ý dưới đây cho sinh động, gợi cảm (bằng một câu hoặc một số câu):
 a, Mấy con chim hót ríu rít trên cành cây.
 b, Con sông mùa lũ chảy nhanh ra biển.
Câu 5. Viết một đoạn văn miêu tả cảnh vật (4-5 câu), trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. Viết xong gạch dưới các từ ngữ thể hiện biện pháp so sánh đó.
Câu 6: Trong các đoạn văn sau, đoạn văn nào người viết sử dụng đúng các dấu phẩy?
a, Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên những đám mây trắng, hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mời mọc lên đường.
b, Cảnh hừng đông mặt biển, nguy nga rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng, hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mời mọc lên đường.
c, Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mời mọc lên đường.
Câu 7: Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi (Ai, cái gì, con gì?) trong câu: Con chuồn chuồn đỏ chót đậu trên búp hoa dong riềng trông như một quả ớt chín. là:
a, 	Con chuồn chuồn đỏ chót đậu trên búp hoa dong riềng 
b,	Con chuồn chuồn
c,	Con chuồn chuồn đỏ chót
Câu 8: Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi (Là gì, làm gì, thế nào?) trong câu: Buổi sáng, mẹ đi làm, bà đi chợ, Liên dắt em ra vườn chơi. là:
a,	đi làm, đi chợ, ra vườn chơi
b,	đi làm, đi chợ, dắt em ra vườn chơi
c,	dắt em ra vườn chơi
Câu 9: Điền tiếp bộ phận câu trả lời câu hỏi Như thế nào? để các dòng sau thành câu:
a,Quân của Hai Bà Trưng chiến đấu ................................................................................................
b,Hồi còn nhỏ, Trần Quốc Khái là một cậu bé .........................................................................
Câu 10:Dòng nào dưới đây có các từ nói về lĩnh vực âm nhạc?
a,	nhạc sĩ, nhạc gia, nhạc điệu, nhạc kịch, nhạc lí, nhạc trưởng, nhạc viện, nhạc khí, nhạc lễ, nhạc nhẹ.
b,	nhạc sĩ, nhạc công, nhạc điệu, nhạc kịch, nhạc lí, nhạc trưởng, nhạc viện, nhạc khí, nhạc lễ, nhạc nhẹ.
c,	nhạc sĩ, nhạc công, nhạc điệu, nhạc kịch, nhạc lí, nhạc trưởng, nhạc viện, nhạc phụ, nhạc lễ, nhạc nhẹ.
Câu 11: Tuổi thơ của em đã gắn liền với nhiều cảnh đẹp ở quê hương. Hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích nhất trong một ngày trời nắng đẹp	
	*Lưu ý: Chữ viết và trình bày 2 điểm.
đề khảo sát học sinh giỏi năm học 2006-2007
Môn: Tiếng việt lớp 4
Đề số chẵn
điểm
Số phách:
 đề khảo sát môn tiếng việt lớp 4
 (Học sinh làm bài trong thời gian 60 phút)
Đề số chẵn
Cánh diều tuổi thơ
	Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
	Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
	Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do như một thảm nhung không lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!" Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
Đọc thầm bài văn trên rồi đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau:
Câu 1:Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
	a, Cánh diều mềm mại như cánh bướm, trên cánh diều có nhiều loại sáo - sáo đơn, sáo kép, sáo bè ....
	b,	Cánh diều mềm mại như cánh bướm, trên cánh diều có nhiều loại sáo - sáo đơn, sáo kép, sáo bè ... Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng.
	c,	Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
Câu 2: Vì sao tác giả nghĩ rằng "Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều?"
	a, Vì thả diều mang lại nhiều niềm vui cho tác giả và nó làm cho tuổi thơ của tác giả có thêm nhều kỉ niệm đáng nhớ.
	b,	Vì cánh diều đã khơi gợi những ước mơ đẹp đẽ và bay bổng cho tuổi thơ của tác giả, làm cho tuổi thơ của tác giả có thêm nhiều kỉ niệm đáng nhớ.
	c,	Vì cánh diều đã khơi gợi những ước mơ đẹp đẽ và bay bổng cho tuổi thơ của tác giả, làm cho tuổi thơ của tác giả có thêm nhiều niềm vui và kỉ niệm đáng nhớ.
Câu 3: Trong bài văn trên có mấy từ láy? Là những từ nào?
	a,	Có 3 từ.
	b,	Có 4 từ.
	c,	Có 5 từ.
	Các từ láy có trong bài văn trên là:
Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? Là những câu nào?
a,	Có 3 hình ảnh so sánh.
b,	Có 4 hình ảnh so sánh.
c,	Có 5 hình ảnh so sánh.
	Các câu văn có hình ảnh so sánh là:
Câu 5: Từ nào (trong mỗi dãy các từ dưới đây) có tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại? Gạch chân dưới từ đó.
a, nhân loại, nhân tài, nhân đức, nhân dân, nhân vật.
b, nhân ái, nhân nghĩa, nhân hậu, nhân vật.
c,nguyên nhân, nhân quả, nhân chứng, nhân tố.
Câu 6: Từ câu (1) đến câu (6) trong bài văn trên có mấy câu thuộc kiểu câu theo mẫu câu: Ai (cái gì, con gì) - thế nào?
a,	Có 4 câu.
b,	Có 5 câu.
c,	Có 6 câu.
Câu 7: Cho đoạn văn: Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm, bác Tâm đang bơi thuyền đi hái hoa sen.
Các danh từ có trong đoạn văn sau là:
a,	Có 15 danh từ là: mặt, Minh, đầm, sen, bông, sen trắng, sen hồng, nền, lá, giữa, đầm, bác, Tâm, thuyền, hoa sen.
b,	Có 15 danh từ là: mặt, Minh, đầm, sen, bông, sen, sen, nền, lá, giữa, đầm, bác, Tâm, thuyền, hoa sen.
c,	Có 15 danh từ là: mặt, Minh, đầm, sen, bông, sen, nền, lá, giữa, đầm, bác, Tâm, thuyền, hoa, sen.
Câu 8: a,Giải nghĩa từ: Huyền ảo
b, Đặt một câu với từ huyền ảo.
Câu 9:Phân biệt nghĩa hai từ sau: huyền ảo - huyền thoại
Câu 10: Chủ ngữ trong câu: Chiều chiều, trên bãi thả đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. là:
a, 	Chiều chiều, trên bãi thả đám trẻ mục đồng chúng tôi
b,	đám trẻ mục đồng chúng tôi
c, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau
Câu 10: Vị ngữ trong câu: Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Là:
a, 	vui sướng đến phát dại nhìn lên trời
b,	nhìn lên trời
c, vui sướng đến phát dại
Câu 12: Hôm nay trời nắng như nung,
	 Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày.
	ước gì em hoá thành mây,
	 Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
	(Thanh Hào)
	Hãy nêu những điều suy nghĩ của em về ước mơ của người bạn nhỏ.
Câu 13: Em đã có dịp quan sát một con gà mái dẫn đàn con đi kiếm mồi với dáng vẻ một người mẹ chăm làm, luôn bận bịu vì con. Em hãy tả lại đàn gà đó.
*Lưu ý: Chữ viết và trình bày 2 điểm.
đề khảo sát học sinh giỏi năm học 2006-2007
Môn: Tiếng việt lớp 4
Đề số lẻ
điểm
Số phách:
 đề khảo sát môn tiếng việt lớp 4
 (Học sinh làm bài trong thời gian 60 phút)
Đề số lẻ
Cánh diều tuổi thơ
	Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
	Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
	Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do như một thảm nhung không lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!" Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
Đọc thầm bài văn trên rồi đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau:
Câu 1:Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
	a, Cánh diều mềm mại như cánh bướm, trên cánh diều có nhiều loại sáo - sáo đơn, sáo kép, sáo bè ... Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng.
	b,	Cánh diều mềm mại như cánh bướm, trên cánh diều có nhiều loại sáo - sáo đơn, sáo kép, sáo bè ....
	c,	Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
Câu 2: Vì sao tác giả nghĩ rằng "Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều?"
	a, Vì cánh diều đã khơi gợi những ước mơ đẹp đẽ và bay bổng cho tuổi thơ của tác giả, làm cho tuổi thơ của tác giả có thêm nhiều niềm vui và kỉ niệm đáng nhớ.
 	b,	Vì cánh diều đã khơi gợi những ước mơ đẹp đẽ và bay bổng cho tuổi thơ của tác giả, làm cho tuổi thơ của tác giả có thêm nhiều kỉ niệm đáng nhớ.
	c,	Vì thả diều mang lại nhiều niềm vui cho tác giả và nó làm cho tuổi thơ của tác giả có thêm nhều kỉ niệm đáng nhớ.
Câu 3: Trong bài văn trên có mấy từ láy? Là những từ nào?
	a,	Có 4 từ.
	b,	Có 5 từ.
	c,	Có 6 từ.
	Các từ láy có trong bài văn trên là:
Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? Là những câu nào?
a,	Có 4 hình ảnh so sánh.
b,	Có 5 hình ảnh so sánh.
c,	Có 6 hình ảnh so sánh.
	Các câu văn có hình ảnh so sánh là:
Câu 5: Từ nào (trong mỗi dãy các từ dưới đây) có tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại? Gạch chân dưới từ đó.
a, nhân ái, nhân nghĩa, nhân hậu, nhân vật.
b, nhân loại, nhân tài, nhân đức, nhân dân, nhân vật.
c,nguyên nhân, nhân quả, nhân chứng, nhân tố.
Câu 6: Từ câu (1) đến câu (6) trong bài văn trên có mấy câu thuộc kiểu câu theo mẫu câu: Ai (cái gì, con gì) - thế nào?
a,	Có 5 câu.
b,	Có 6 câu.
c,	Có 7 câu.
Câu 7: Cho đoạn văn: Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm, bác Tâm đang bơi thuyền đi hái hoa sen.
Các danh từ có trong đoạn văn sau là:
a,	Có 15 danh từ là: mặt, Minh, đầm, sen, bông, sen, sen, nền, lá, giữa, đầm, bác, Tâm, thuyền, hoa sen.
b,	Có 15 danh từ là: mặt, Minh, đầm, sen, bông, sen, nền, lá, giữa, đầm, bác, Tâm, thuyền, hoa, sen.
c,	Có 15 danh từ là: mặt, Minh, đầm, sen, bông, sen trắng, sen hồng, nền, lá, giữa, đầm, bác, Tâm, thuyền, hoa sen.
Câu 8: a,Giải nghĩa từ: Huyền ảo
b, Đặt một câu với từ huyền ảo.
Câu 9:Phân biệt nghĩa hai từ sau: huyền ảo - huyền thoại
Câu 10: Chủ ngữ trong câu: Chiều chiều, trên bãi thả đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. là:
a, 	đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau
b,	Chiều chiều, trên bãi thả đám trẻ mục đồng chúng tôi
c, đám trẻ mục đồng chúng tôi
Câu 10: Vị ngữ trong câu: Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Là:
a, 	vui sướng đến phát dại
b,	vui sướng đến phát dại nhìn lên trời
c, nhìn lên trời
Câu 12: Hôm nay trời nắng như nung,
	 Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày.
	ước gì em hoá thành mây,
	 Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
	(Thanh Hào)
	Hãy nêu những điều suy nghĩ của em về ước mơ của người bạn nhỏ.
Câu 13: Em đã có dịp quan sát một con gà mái dẫn đàn con đi kiếm mồi với dáng vẻ một người mẹ chăm làm, luôn bận bịu vì con. Em hãy tả lại đàn gà đó.
*Lưu ý: Chữ viết và trình bày 2 điểm.

File đính kèm:

  • docDe khao sat HSG 06-07.doc