Đề khảo sát học sinh giỏi tháng 9 Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Mỹ Hưng

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát học sinh giỏi tháng 9 Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Mỹ Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học Mỹ Hưng
Đề khảo sát học sinh giỏi tháng 9
Môn tiếng việt lớp 3
Năm học : 2008 - 2009
Họ và tên:.Lớp : 3d
Phần I: Trắc nghiệm
Đọc thầm đoạn thơ sau và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
Mùa hoa sấu
Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá. Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai ta rồi mới bay đi. Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy.
Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại.
Băng Sơn
Câu 1: Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào?
Cây sấu ra hoa.
Cây sấu thay lá.
Cây sấu thay lá và ra hoa.
Câu 2: Hình dạng hoa sấu như thế nào?
Hoa sấu nhỏ li ti.
Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu.
Hoa sấu thơm nhẹ.
Câu 3: Mùi vị hoa sấu như thế nào?
Hoa sấu thơm nhẹ có vị chua.
Hoa sấu hăng hắc.
Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt.
Câu 4: Bộ phận in nghiêng trong câu: “Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm.” Trả lời cho câu hỏi nào?
Khi nào?
Ơ đâu?
Vì sao?
Câu 5: Câu văn: “Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi.” Thuộc kiểu câu nào?
Ai làm gì?
Ai là gì?
Ai thế nào?
Câu 6: Bộ phận in đậm trong câu: “Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai ta rồi mới bay đi.” trả lời câu hỏi nào?
Làm gì?
Như thế nào?
Là gì?
Câu 7: Bài đọc trên có mấy hình ảnh so sánh?
1 hình ảnh.
2 hình ảnh.
3 hình ảnh.
( Viết rõ đó là hình ảnh nào)
Câu 8: Trong câu: “Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm.” Em có thể thay từ nghịch ngợm bằng từ nào?
Tinh nghịch.
Bướng bỉnh.
Dại dột.
Câu 9: Trong các từ sau, từ nào viết đúng chính tả?
Lạc rang.
Giang tay.
Dảnh dang.
Phần II. Tự luận.
Câu 1: Đọc đoạn thơ sau:
“ Nắng vàng tươi rải nhẹ
Bưởi tròn mọng trĩu cành
Hồng chín như đèn đỏ
Thắp trong lùm cây xanh.”
Những hình ảnh nào được tác giả nói đến trong khổ thơ?
Hình ảnh nào đẹp nhất? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cảnh đó?
Đọc khổ thơ giúp em cảm nhận được điều gì?
Câu 2: Thay lời bạn nhỏ trong bài thơ “ Ngày khai trường” để kể về niềm vui khi được gặp thầy gặp bạn trong ngày đầu năm học mới.
Hướng dẫn chấm bài khảo sát tháng 9
Tiếng Việt 3
Phần I. (6điểm)
Mỗi ý khoanh vào đúng ở mỗi câu cho 0.5 điểm, Câu 7 cho 2 điểm.( HS tìm và viết ra đủ 2 hình ảnh so sánh trong bài, mỗi hình ảnh so sánh cho 0.5 điểm).
Câu1. khoanh vào ý c.
Câu2. khoanh vào ýb.
Câu3. khoanh vào ýa.
Câu4. khoanh vào ý c.
Câu5. khoanh vào ý c.
Câu6. khoanh vào ý a.
Câu7. khoanh vào ý b.
Câu8. khoanh vào ýa.
Câu9. khoanh vào ý c.
Phần II. Câu 1:( 4 điểm).
HS nêu được 3 hình ảnh, mỗi hình ảnh cho 0,5 điểm.
*Nắng vàng
*Bưởi tròn mọng
* Hồng chín
 Nêu được hình ảnh đẹp nhất: Hồng chín như đèn đỏ. Cho 0,5 điểm.
Nêu được nghệ thuật so sánh và tác dụng của nghệ thuật đó. Cho 1 điểm.
Nêu được cảm nhận yêu thích cảnhvật.cho 1 điểm.
Câu 2: (10 điểm).
HS biết đặt mình vào vai bạn nhỏ để kể về buổi đầu đi học. Cho 1 điểm
Kể đựơc ngày khai trường có nhiều niềm vui: Được mặc quần áo mới. Được gặp bạn bè thầy cô và ngôi trường thân yêu. Được nghe thấy tiếng trống trường. Thấy lá cờ bay như reo giữa sân trường vàng nắng mới; mỗi ý cho 1,5 điểm.
Nêu được tình cảm của bạn nhỏ với mái trường cho 2 điểm
ở từng nội dung, có chấm điểm diễn đạt, tuỳ mức độ sai nhiều hay ít để trừ 1- 3điểm.
Chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ cho 1 điểm.

File đính kèm:

  • docDe KS HSG Lop 3Thang 9.doc