Đề khảo sát chất lượng cuối năm năm học 2007 – 2008 môn ngữ văn lớp 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng cuối năm năm học 2007 – 2008 môn ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Yên Lạc
===*&*===
đề khảo sát chất lượng cuối năm
Năm học 2007 – 2008
Môn Ngữ Văn lớp 9
(Thời gian làm bài 90 phút-không kể thời gian giao đề)
A.Phần trắc nghiệm: (3điểm)
 	Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách ghi ra tờ giấy thi chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
 1. Dòng nào nêu đủ nhất những thể loại truyện trung đại đã được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9?
	A.Chí, kí, phóng sự, truyền kì.	B. Truyền kì, truyện thơ, tuỳ bút.
	C. Chí, kí, truyện thơ.	D. Chí, tuỳ bút, truyện thơ, truyền kì.
 2. Văn bản nào sau đây không phải là văn bản tự sự?
	A. Lặng lẽ Sa Pa.	B. Tôi và chúng ta.
	C. Những ngôi sao xa xôi.	D. Chiếc lược ngà.
 3. Dòng nào dưới đây có chứa các câu đặc biệt?
	A. Ba cô gái; Những tảng đá to.
	B. Chúng tôi có ba người; Ba cô gái.
	C. Chúng tôi có ba người; Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc.
	D. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc; Những tảng đá to.
 4. Những cụm từ: những hàng cây, một thứ màu vàng thau, những sắc màu thân thuộc, một chân trời gần gũi là gì?
	A. Cụm tính từ.	B. Cụm danh từ.
	C. Cụm động từ.	D. Cụm C - V.
 5. Phương án nào hoàn toàn là từ láy trong số các phương án sau?
 	A. Nhục nhã, tươi tốt, hãi hùng.	B. Rẻ rúng, hắt hủi, rơm rạ.
	C. Lén lút, rẻ rúng, hắt hủi.	D. Lén lút, lung linh, đất đá.
 6. Dòng nào không nêu đúng xu thế phát triển vốn từ vựng tiếng Việt trong những năm gần đây?
	A. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng.
	B. Cấu tạo từ ngữ mới.
	C. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
	D. Mượn các điển cố Hán học trong các bài thơ Đường.
	B. Phần tự luận:
 	Câu 1. (2 điểm). Tóm tắt truyện ngắn “Làng” của Kim Lân trong khoảng nửa trang giấy thi. Vì sao nhan đề của truyện không phải là Làng Dầu mà chỉ là Làng? Nhan đề ấy giúp em hiểu gì về chủ đề của truyện?
 	Câu 2. (5 điểm). Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ Văn 9 – Tập 1).

----------------------------------------------------

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)



Phòng GD&ĐT Yên Lạc
===*&*===
đáp án 
cho đề khảo sát chất lượng cuối năm
Năm học 2007 – 2008
Môn Ngữ Văn lớp 9

	A.Phần tự luận: 
Tổng điểm 3 điểm, mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
B
A
A
C
D
	B. Phần tự luận:
 Câu 1: (2 điểm)
	1.Học sinh tóm tắt nội dung truyện ngắn đảm bảo được các ý sau: (1 điểm)
	- Ông Hai là một nông dân làng Chợ Dầu. Thực hiện khẩu hiệu tản cư là yêu nước, ông đã cùng vợ con đi tản cư.
	- ở nơi tản cư ông nhớ làng, nhớ anh em đồng chí, nhớ những ngày sôi nổi chuẩn bị kháng chiến. Ông chăm chỉ lao động giúp vợ con và rất quan tâm đến tình hình thời sự và tình hình chiến sự.
	- Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau xót, nhục nhã…
	- Khi ông chủ tịch làng ông lên cải chính cái tin dữ ấy, ông lão vui sướng lại đi khắp nơi khoe làng….
	2. Tác phẩm đặt tên là Làng Dầu thì phạm vi phản ánh hẹp. Đó là danh từ riêng chỉ nói về một ngôi làng cụ thể.
	Đặt tên là Làng thì phạm vi phản ánh rộng. Đó là danh từ chung chỉ mọi làng quê Việt Nam. (0,5 điểm)
	3. Nhan đề đó giúp em hiểu tình yêu làng quê, yêu cách mạng, yêu đất nước của mọi người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. (0,5 điểm).
	Câu 2: (5 điểm)
Về kĩ năng:
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lý, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Về nội dung:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau những cơ bản phải nắm được chắc chắn bố cục, nội dung của văn bản. Phải phân tích được toàn bộ đoạn trích để thấy được tình cảm cha con sâu nặng của bé Thu.
2.1.Mở bài: (0,5đ). Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
	Những nét khái quát về nhân vật.
	2.2. Thân bài: (4 điểm).
	- Giới thiệu được hoàn cảnh đặc biệt của bé Thu trong tác phẩm: cha đi cách mạng khi Thu chưa đầy 1 tuổi, 8 năm sau mới được gặp cha và đó cũng là lần cuối cùng. (0,25 điểm)
	- Thái độ, hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha: (2 điểm)
	+ Tỏ ra ngờ vực, hoảng sợ: (dẫn chứng-phân tích).
	+ Trong ba ngày phép của cha, Thu tỏ ra lạnh nhạt. Từ cách gọi, cách cư xử với cha (dẫn chứng – phân tích).
	+ Sự phản ứng ngày càng quyết liệt, mạnh mẽ chứng tỏ là 1 cô bé ngang ngạnh, bướng bỉnh nhưng lại hoàn toàn “có lí”, không đáng trách; chứng tỏ tình yêu cha sâu sắc (dẫn chứng – phân tích).
	+ Chi tiết “vết sẹo” là một chi tiết hay. Nó có giá trị lớn trong việc bộc lộ tình cảm cha con đồng thời có giá trị tố cáo chiến tranh.
	-Khi nhận ra cha: (1 điểm)
	+ Được bà giải thích, Thu đã về nhà gặp cha.
	+ Trong buổi sáng cuối cùng trước khi chia tay, thái độ của Thu thay đổi hoàn toàn (dẫn chứng – phân tích).
	-Đánh giá khái quát về nhân vật: (0,5 điểm)
	+ Là đứa trẻ có tình yêu cha mạnh mẽ, sâu sắc, dứt khoát, rạch ròi.
	+ Cá tính cứng cỏi đến ương ngạnh nhưng vẫn hồn nhiên, ngây thơ.
- Khả năng miêu tả diễn biến tâm lí trẻ thơ của tác giả rất thành công (dẫn chứng – phân tích). (0,25 điểm)
2.3.Kết bài: (0,5 điểm).
-Đánh giá chung về nhân vật.
-Giá trị của hình ảnh nhân vật, của tác phẩm đối với người đọc hôm nay.
3.Thang điểm:
	- Điểm 5: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng đầy đủ, biết phân tích làm nổi bật được yêu cầu của đề.
	- Điểm 3; 4: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa đầy đủ, bài viết chưa thật sâu sắc nhưng cơ bản phải làm rõ được nội dung của bài. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
	- Điểm 1;2: Chưa đi vào được nội dung của đề, hầu như chỉ phân tích bàn luận chung chung. Phân tích còn nhiều hạn chế. Bố cục lôn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ.
	- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp.
	






	

File đính kèm:

  • docKS cuoi nam HS lop9 co Dap an.doc