Đề thi tuyển sinh lớp 10 trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong năm học 2001 – 2002

doc44 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong năm học 2001 – 2002, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ CHÍNH THỨC



Số báo danh:......
Chữ ký giám thị 1:
............................

 ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG
Năm học 2001 – 2002
MÔN THI: VĂN – TIẾNG VIỆT
Đề chung
Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày thi: 3-7-2001



Câu 1 (1,0 điểm):
Có một câu văn như sau:
“Dưới bầu trời trong xanh, trên một khuôn viên thoáng đãng cạnh hồ Vị Xuyên, ở trung tâm thành phố Nam Định, tượng Quốc công Tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đứng lồng lộng, uy nghiêm.”
- Em hãy chỉ ra bộ phận chủ ngữ, vị ngữ chính trong câu văn?
- Vì sao khi viết một câu văn thông thường cần phải có đủ chủ ngữ và vị ngữ?
Câu 2 (3,0 điểm):
Nêu các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn? (không vẽ lược đồ)
Viết một đoạn văn (gồm ít nhất 3 câu văn) trình bày theo cách song hành, có nội dung nói về vai trò của ngôn ngữ trong giao tiếp.
Câu 3 (6,0 điểm):
Phân tích hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu. Trước khi phân tích, hãy ghi lại theo trí nhớ bài thơ đó.

------------------------------------------




SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
------

HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN : VĂN – TIẾNG VIỆT (Đề chung)
Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2001 – 2002
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

Câu 1 (1,0 điểm):
1- Xác định đúng chủ ngữ và vị ngữ chính của câu. (0,5 điểm)
CN: “tượng Quốc công Tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn”
VN: “đứng lồng lộng, uy nghiêm”.
2- Nêu được ý cơ bản: Câu văn thông thường mang nội dung thông báo cụ thể. Chủ ngữ và vị ngữ làm cho thông báo đó trở nên tương đối trọn vẹn. Trừ những trường hợp dùng câu đặc biệt hoặc câu rút gọn thành phần, trong các trường hợp thông thường, nếu câu thiếu vị ngữ bị coi là “câu cụt”, câu thiếu chủ ngữ bị coi là “câu què”, ý nói câu đó không hoàn chỉnh một thông tin.
 (0,5 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm ):
Yêu cầu 1: Nêu đúng 4 cách trình bày nội dung đoạn văn: (1,5 điểm)
+ Diễn dịch là cách trình bày ý đi từ ý chung, khái quát, đến các ý chi tiết, cụ thể làm sáng tỏ ý chung. Theo đó, câu mang ý khái quát được đặt ở đầu đoạn văn, các câu mang ý chi tiết, cụ thể đặt sau nó.
+ Quy nạp là cách trình bày đi từ ý chi tiết, cụ thể rút ra ý chung, khái quát. Theo đó, câu mang ý khái quát đứng ở sau các câu kia và nó có tư cách câu chốt của đoạn văn.
+ Móc xích là cách sắp xếp ý nọ tiếp ý kia theo lối ý sau móc nối vào ý trước (qua những từ ngữ cụ thể) để bổ sung giải thích cho ý trước.
+ Song hành là cách sắp xếp các ý ngang nhau, không có hiện tượng ý này bao quát ý kia hoặc ý này móc vào ý kia.
+ Sau khi nêu 4 cách nói trên, nhấn mạnh được ý: Bốn cách trình bày nội dung đoạn văn nói trên được dùng kết hợp và linh hoạt trong khi viết bài văn.
Yêu cầu 2: Viết được một đoạn văn (ít nhất là 3 câu văn) theo cách trình bày song hành, có nội dung về vai trò của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,5 điểm).
Ví dụ học sinh có thể viết: “Trong cuộc sống, ngôn ngữ là lời ăn tiếng nói biểu hiện tư tưởng tình cảm con người. Trong học tập, ngôn ngữ chính là công cụ để nhận thức và tư duy. Trong sáng tác và thưởng thức, ngôn ngữ là chất liệu để sáng tác văn thơ, là tín hiệu thẩm mỹ để hiểu vẻ đẹp văn chương...”
* Nếu viết được 2 câu đúng cách liên kết song hành cũng cho 1,0 điểm. Nếu mới viết được 1 câu, thì không cho điểm, vì chưa biết cụ thể HS có biết cách trình bày theo cách liên kết song hành không.
Câu 3 (6,0 điểm) : Phân tích hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Để yêu cầu phân tích bài thơ có định hướng cụ thể. Vì vậy trong quá trình phân tích phải bám vào các chi tiết, các biện pháp nghệ thuật cụ thể trong bài thơ, so sánh hợp lý để làm nổi bật được vẻ đẹp của hình ảnh anh bộ đội giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp trong thơ Chính Hữu.
Với đối tượng HS lớp 9, những yêu cầu chính là:
I – Yêu cầu về nội dung bài văn: (5,0 điểm)
1 – Giới thiệu được vài nét về hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tác giả Chính Hữu 
(0,5 điểm)
Giám khảo tham khảo phần tiểu dẫn SGK lớp 9 tập II, các em đã được học, có in ở cuối đáp án này.
2 – Những yêu cầu cụ thể khi phân tích hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ: 
(0,5 điểm)
+ Phân tích được cách giới thiệu độc đáo của bài thơ về hoàn cảnh xuất thân của anh bộ đội – những người lính cách mạng. Cuộc kháng chiến đầy gian khổ để bảo vệ Tổ quốc đã tạo nên cuộc gặp gỡ giữa những “người xa lạ” nhưng đã trở thành “tri kỷ”.
+ Cảm nhận và phân tích được dụng ý nghệ thuật của nhà thơ Chính Hữu về cách đặt nhan đề cho bài thơ “Đồng chí”. Hai tiếng “đồng chí” (đặt riêng thành một dòng thơ) vừa giản dị gần gũi vừa thiêng liêng mới mẻ cất lên từ hiện thực cuộc chiến tranh cách mạng do chính những anh bộ đội vốn xuất thân từ những vùng quê nghèo tự nhận thức ra.
+ Đi sâu phân tích những biểu hiện giản dị và cảm động tình đồng chí của anh bộ đội: Cùng chung nhận thức về nhiệm vụ cách mạng, cùng chung tình yêu và nỗi nhớ quê hương, cùng chia ngọt sẻ bùi để vượt qua thiếu thốn, khó khăn gian khổ của cuộc đời người lính...
(Khai thác các yếu tố hình ảnh, nhịp điệu và giọng điệu của bài thơ để thấy chất tự sự trữ tình đã làm cho hình ảnh tâm trạng anh bộ đội hiện lên chân thực đơn sơ mà ấm áp tình đồng chí)
+ Liên tưởng so sánh với hình ảnh người lính công cụ của chiến tranh phi nghĩa thời phong kiến trong bài ca dao “Ngang lưng thì thắt bao vàng, đầu đội nón dấu vai mang súng dài... Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa”; để thấy sự tương phản đối lập về sự trang bị bên ngoài và cái chất thực bên trong của họ; từ đó khẳng định nét đẹp mới mẻ của hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ “Đồng chí”.
+ Cảm nhận và phân tích được đoạn kết bài thơ với hình ảnh độc đáo “Đầu súng trăng treo”. Giá trị thực và ý nghĩa tượng trưng của hình tượng này đối với việc khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của anh bộ đội.

3- Nhận xét về nghệ thuật biểu hiện hình ảnh anh bộ đội của bài thơ 
(0,5 điểm). 
So sánh với những bài thơ cùng viết về anh bộ đội trong kháng chiến chống Pháp để thấy nét đẹp của thơ kháng chiến: Mỗi bài thơ như bức chân dung tự hoạ của anh bộ đội – nhà thơ, hiện thực mà lãng mạn, chân thật giản dị mà sâu lắng bay bổng..., trong đó bài “Đồng chí” là một kết tinh tiêu biểu. Bút pháp tả thực đã tạo nên sự hàm xúc, mộc mạc, phù hợp với cuộc đời gian khổ của anh bộ đội; chất lãng mạn cất lên ở hình tượng cuối bài thơ đã thể hiện một cách sinh động phẩm chất cách mạng và chất lãng mạn trong tâm hồn của người chiến sĩ...

II- Ghi theo trí nhớ bài thơ “Đồng chí” 	(0,5 điểm)
Chép thuộc liên tục được 2 khổ thơ (cho 0,25 điểm), chép thuộc cả bài thơ (cho 0,5 điểm). Chép thuộc dưới 2 khổ thơ không có điểm (vì trong kỳ thi này đây chỉ là yêu cầu thuộc bài).

III- Yêu cầu về hình thức bài văn 	(0,5 điểm)
Kết cấu bài văn hợp lý, bài tương đối hoàn chỉnh, trình bày sạch sẽ. 
Cách chấm điểm câu 3:
+ Điểm 4,5 đến 6,0: Tuỳ mức độ, hiểu được bài thơ, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu trên, lỗi không đáng kể.
+ Điểm 3,0 đến dưới 4,5: Tuỳ mức độ, tuy đã hiểu được bài thơ, có ý thức bám sát văn bản để phân tích hình ảnh anh bộ đội, nhưng khả năng liên tưởng – so sánh còn hạn chế; có thể còn mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không trầm trọng.
+ Điểm 1,0 đến dưới 3,0: Tuỳ mức độ, chủ yếu thuật dựng hình ảnh, năng lực cảm thụ phân tích hạn chế, diễn đạt còn vụng về, còn mắc lỗi trong diễn đạt.
+ Điểm dưới 1,0: Nói chung là chưa thuộc bài thơ đề cập đến hình ảnh anh bộ đội nhưng ý chung chung, diễn đạt rất yếu.
+ Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc có viết nhưng sai lạc hoàn toàn yêu cầu đề.

GIÁM KHẢO LƯU Ý:

1- Điểm toàn bài là tổng điểm của 3 câu, giữ nguyên điểm lẻ đến 0,25 điểm.
2- Đáp án này có kèm theo văn bản thơ có liên quan đến đề bài để tham khảo.


SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ CHÍNH THỨC



Số báo danh:......
Chữ ký giám thị 1:
............................

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG
Năm học 2001 – 2002
MÔN THI: VĂN – TIẾNG VIỆT
Đề chuyên
Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày thi: 4-7-2001



Câu 1 (1,0 điểm):
Thế nào là tính từ? Cho ví dụ. Hãy viết một câu đơn có sử dụng một tính từ làm bộ phận chủ ngữ.
Câu 2 (3,0 điểm):
Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng nhân vật Thuý Kiều trong đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du); chọn ra trong đoạn trích này một câu thơ có ý nghĩa khái quát tâm trạng của Thúy Kiều lúc đó; nêu những biểu hiện đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích (không phân tích).
Câu 3 (6,0 điểm):
Phân tích bài thơ “Thu điếu” (Câu cá mùa thu) của Nguyễn Khuyến. Kết hợp với sự hiểu biết của em về thơ, hãy cho biết những yếu tố nào đã góp phần tạo nên một bài thơ hay.

------------------------------------------





SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
------

HƯỚNG DÂN CHẤM
MÔN : VĂN – TIẾNG VIỆT (Đề chuyên)
Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2001 – 2002
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

Câu 1 (1,0 điểm):
- Nêu được ý cốt lõi: Tính từ là loại từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng... (0,25 điểm).
- Cho ví dụ đúng, như: xanh, lạnh, long lanh... (0,25 điểm)
- Viết được 1 câu đơn có 1 tính từ làm chủ ngữ, ví dụ: Dịu dàng là nét đẹp của nữ sinh. hoặc Đen như cột nhà cháy... (0,5 điểm).

Câu 2 (3,0 điểm ):
1- Nêu được ý chính về hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng Thuý kiều trong trích đoạn, diễn đạt suôn sẻ. (1,5 điểm) Tập trung vào ý chính:
+ Sau hàng loạt những bi kịch đau xót: Gia đình bị hoạ oan khuất, Kiều bán mình chuộc cha, trao duyên cho Thuý Vân, những tưởng đổi lấy cuộc sống yên phận, ai ngờ Mã Giám Sinh giả danh cưới làm thiếp để đem Kiều về lầu xanh của Tú Bà. Bị Mã Giám Sinh lừa gạt và làm nhục, bị Tú Bà đánh đập tàn nhẫn, Kiều định tự tử, nhưng không xong. Sợ Kiều tự tử, mất món hàng vừa bỏ vốn mua về, Tú Bà đã cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích, chờ dịp dở “mưu ma chước quỷ”, buộc nàng phải làm gái lầu xanh.
+ Bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, sống như một cô gái cấm cung, đau đớn lo sợ về một tương lai mù mịt, vốn là tâm hồn nhạy cảm, nàng đã sống lại với quá khứ và suy tư về thực tại phũ phàng đang phải trải qua.
+ Thi hào Nguyễn Du đã đặt Kiều sống trong cảnh ngộ ấy, để cho nàng tự bộc lộ tâm trạng. Đoạn trích là một trong những “trang tuyệt bút” Nguyễn Du việc miêu tả tâm trạng của Kiều. Theo mỗi dòng thơ, tâm trạng Thuý Kiều hiện dần lên theo cảnh vật. Đó là tâm trạng cô đơn, trơ trọi, buồn tủi, đau đớn, vô vọng, hoảng sợ, giữa khung cảnh thiên nhiên mênh mông đến rợn ngợp...

2- Chọn đúng câu thơ: “Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng” (0,5 điểm)

3- Nêu được những đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích (1,0 điểm)
(HS có thể nêu theo một trình tự linh hoạt, miễn sao nêu đúng những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích).
- Bao trùm cả đoạn trích là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng nét bút tài hoa, cảnh vật dâng đầy tâm trạng, ngoại cảnh được nội tâm hoá theo ánh nhìn và suy tư của nhân vật trữ tình. Mỗi hình ảnh cảnh vật thiên nhiên gắn với một nét suy tư và chiều sâu tâm trạng của Kiều.
- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ một cách sáng tạo đặc biệt là giai điệu “buồn trông...buồn trông...” kết hợp với nhịp điệu của thơ lục bát, các điệp từ, điệp ngữ đã làm tăng diễn biến và tính chất của tâm trạng nhân vật.
- Nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ độc thoại. Đoạn trích trở thành đoạn độc thoại nội tâm, phù hợp với việc khắc hoạ tâm hồn tình cảm của Kiều lúc này.
- Nghệ thuật sáng tạo từ ngữ, đặc biệt là cách dùng từ Hán Việt (quạt nồng ấp lạnh, tin sương, sân lai, gốc tử...) kết hợp với từ thuần Việt (ầm ầm tiếng sóng, bát ngát xa trông...) những từ so sánh, ẩn dụ được sử dụng phù hợp làm tăng thêm sự diễn tả tinh tế, hàm xúc, gợi cảm...

Câu 3 (6,0 điểm ):
Yêu cầu 1: Phân tích bài thơ “Thu điếu” 	(5,0 điểm)
Chấp nhận những cách kết cấu bài phân tích một cách linh hoạt, có thể phân tích bổ ngang theo trình tự thơ Đường luật, hoặc bổ dọc theo 2 phương diện của thơ viết về thiên nhiên (cảnh thiên nhiên và nỗi niềm thi nhân), tuy nhiên phải bám vào văn bản tác phẩm, liên tưởng so sánh hợp lý, làm nổi bật được vẻ đẹp thiên nhiên thu và hình tượng nhân vật trữ tình (tâm thế và nỗi niềm thi nhân) thông qua lời thơ và ý thơ. Những yêu cầu cụ thể khi phân tích cần hướng tới:
1- Giới thiệu được ngắn gọn nhà thơ Nguyễn Khuyến, nét đặc sắc của chùm thơ thu, trong đó có bài “Thu điếu” trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến 	(5,0 điểm)
Trong khi phân tích bài thơ, thấy được khung cảnh thiên nhiên thu mang đặc trưng làng cảnh đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam trong cảm nhận tinh tế của nhà thơ. 	(3,0 điểm)
Những ý chính:
+ Không gian, cảnh sắc mùa thu được cảm nhận từ góc độ của người đang “câu cá mùa thu”, một góc nhìn nghệ thuật rất độc đáo, phát huy được sự cảm nhận mùa thu trực tiếp bằng các giác quan nhạy cảm nhất của thi nhân, tạo nên nét riêng của bài thơ.
+ Khung cảnh thiên nhiên nơi ao thu: Phân tích sự sáng tạo vần, nhịp và từ ngữ miêu tả, tạo nên cảnh ao thu rất thú vị, có đường nét màu sắc, giàu giá trị tạo hình và rất gợi cảm (lạnh lẽo, trong veo, bé tẻo teo, hơi gợn tí, khẽ đưa vèo...). Chú ý 2 câu thực: “sóng biếc... hơi gợn tí, lá vàng...khẽ đưa vèo”.
+ Khung cảnh trời thu (tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt) mở rộng không gian nghệ thuật của bài thơ. Hình ảnh “ngõ trúc quanh co vắng teo” làm cho không gian mùa thu càng trở nên êm ả, gợi về cảnh làng quê bình dị, quen thuộc.. So sánh với Thu vịnh, Thu ẩm để thấy sự sáng tạo của Nguyễn Khuyến khi miêu tả hình ảnh đặc trưng của bầu trời mùa thu (xanh ngắt).
+ Thấy được bút pháp cổ điển và sự sáng tạo của nhà thơ khi viết về đề tài mùa thu. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, lấy cái động để tả cái tĩnh, bức tranh được chấm phá bằng đường nét và màu sắc hài hoà, gợi nên cảm giác, dịu nhẹ, trong sáng, thanh bình... không nhiều chất liệu ước lệ của thơ cổ, nổi bật trong bài thơ là cảnh vật làng quê gần gũi thân thuộc...

3- Trong khi phân tích, hoặc sau khi phân tích cảnh thiên nhiên, thấy được hình ảnh và tâm trạng nhân vật trữ tình. 	(1,0 điểm)
+ Trước hết, hình tượng nhân vật trữ tình hiện ra trong vẻ đẹp nhàn tản kiểu ẩn sĩ – nghệ sĩ, yêu thiên nhiên, thả tâm hồn vào cảnh sắc mùa thu, tìm thấy ở cảnh vật thiên nhiên sự hoà điệu với tâm hồn: Đó là sự trong trẻo, bình dị, đơn sơ mà cao khiết...
+ Bài thơ còn ẩn hiện nỗi niềm của thi nhân. Phân tích những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ: “nước trong veo, ngõ trúc...khách vắng teo, trời xanh ngắt,...” và 2 câu kết: “tựa gối ôm cần lâu chẳng được, cá đâu đớp động dưới chân bèo”. So với bài: “Thu vịnh” và “Thu ẩm”, liên hệ với cuộc đời nhà thơ để thấy nét tâm sự thầm kín của nhà thơ: buồn, cô đơn...

4- Sau khi phân tích, nhận xét khái quát được giá trị của bài thơ đóng góp về nội dung và nghệ thuật vào mảng đề tài thiên nhiên mùa thu. Có thể dựa vào đánh giá của Xuân Diệu về thơ Nôm và 3 bài thơ Thu của Nguyễn Khuyến, trong đó ông nhấn mạnh nét độc đáo của bài “Thu điếu” để thấy đây là những áng thơ “điển hình nhất cho mùa thu Việt Nam, ở miền Bắc nước ta chứ không ở nơi nào khác.” 	(0,5 điểm)
Yêu cầu 2: Nêu được những yếu tố làm nên thơ hay 	(1,0 điểm)
Đề bài không yêu cầu bình luận vấn đề. Với đối tượng HS TS lớp 10 chuyên Văn chỉ cần nêu được các ý cơ bản:
+ Thơ hay phải thực sự là thơ, phải có sáng tạo nghệ thuật, nhà thơ phải có tâm hồn nhạy cảm với cuộc sống và phải có tài năng. Thơ hay là thơ có sức dư ba, thơ được người đọc yêu thích và tiếp nhận. Nhà thơ phải có năng lực sáng tác, không tìm tòi sáng tạo không tạo nên được những bài thơ có nghệ thuật riêng chứa đựng tâm hồn tình cảm cao đẹp riêng của mỗi nhà thơ (phong cách nghệ thuật).
+ Thơ hay là thơ có tâm sự, nó truyền đến người đọc những tình cảm nào đó theo quy luật tiếng nói tri âm. Muốn vậy nhà thơ phải gắn bó với cuộc sống, chia sẻ mọi buồn vui của cuộc đời, vốn sống phải thật sự phong phú, và phải thực sự có cái tâm trong lành. Cảm xúc trong thơ phải chân thực tự nhiên, nhưng không dễ dãi mà lắng lọc sâu xa...
Cách chấm điểm câu 3:
+ Điểm 5,0 đến 6,0: Tuỳ mức độ, hiểu được bài thơ, biết cách phân tích một bài thơ, đáp ứng được các yêu cầu trên, làm chủ bài viết, viết văn mạch lạc có cảm xúc, bộc lộ năng lực cảm thụ – phân tích văn học, bài văn tương đối hoàn chỉnh, lỗi không đáng kể.
+ Điểm 3,5 đến dưới 5,0: Tuỳ mức độ, hiểu được bài thơ, biết cách phân tích một bài thơ; tuy chưa đáp ứng thật đầy đủ các yêu cầu trên, nhưng tỏ ra có năng lực cảm thụ phân tích văn học, văn viết mạch lạc, lỗi không đáng kể.
+ Điểm 2,0 đến dưới 3,5: Tuỳ mức độ, nắm được bài thơ, đã tập trung phân tích bài thơ, nhưng khả năng phân tích – so sánh liên tưởng còn hạn chế, văn diễn đạt được, lỗi không đáng kể.
+ Điểm 1,0 đến dưới 2,0: Tuỳ mức độ, chủ yếu thuật dựng hình ảnh thơ, diễn đạt còn vụng về, còn mắc lỗi diễn đạt và chính tả, nhưng không trầm trọng.
+ Điểm dưới 1,0: Nói chung là chưa nắm được bài thơ, đề cập đến bài thơ một cách chung chung, không bám vào văn bản để phân tích, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
+ Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc có viết nhưng sai lạc hoàn toàn yêu cầu đề.

GIÁM KHẢO LƯU Ý:

- Điểm hình thức bài làm gắn với điểm nội dung từng phần của đề bài. Để chọn HS chuyên văn, những học sinh viết quá cẩu thả, có ý nhưng trình bày lộn xộn chứng tỏ không có năng lực tư duy hình tượng và tư tuy lôgic, lỗi diễn đạt phổ biến, thì không cho điểm vượt quá mức trung bình điểm toàn bài.
- Điểm toàn bài là tổng điểm của 3 câu, giữ nguyên điểm lẻ đến 0,25 điểm.
- Đáp án này có kèm theo 2 văn bản thơ có liên quan đến đề bài để tham khảo.


-----------------------------------









SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ CHÍNH THỨC



Số báo danh:......
Chữ ký giám thị :
1....................2.....................

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2002 – 2003
LỚP NK TDTT TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
MÔN THI: VĂN – TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày thi: 02-7-2001
--------------


Câu 1 (4,0 điểm):
a) Thế nào là một đoạn văn ?
b) Văn bản sau đây gồm mấy đoạn văn? Là những đoạn văn nào? 
NGƯỜI THẦY ĐẠO CAO ĐỨC TRỌNG
Ông Chu Văn An đời Trần là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi. 
Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế mà vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học...
Học trò của ông, từ người làm quan to đến người bình thường khi có dịp tới thăm thày cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm.
Khi ông mất đi, mọi người đều thương tiếc 
(Trích Tiếng Việt lớp 9 – NXB GD – 2001 – trang 48)
c) Hãy viết một đoạn văn bản (gồm 3 câu) nói về vai trò sức khoẻ và việc luyện tập thân thể đối với tuổi trẻ.
Câu 2 (2,0 điểm):
Nêu tên 10 tác giả văn học, trong lịch sử văn học Việt Nam từ xưa đến nay, mỗi tác giả nêu tên một tác phẩm (thơ hoặc văn) tiêu biểu.
Câu 3 (4,0 điểm):
Bình luận câu tục ngữ sau: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

--------------------------



SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
------

HƯỚNG DÂN CHẤM THI TUYỂN SINH LỚP 10
LỚP NK TDTT TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
MÔN THI : VĂN – TIẾNG VIỆT 

Câu 1 (4,0 điểm):
a) – Nêu đúng khái niệm đoạn văn: (1,0 điểm)
Đoạn văn là phần văn bản được quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng (chấm qua hàng)
b) - Chỉ cần nói được trong văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” có 4 đoạn văn ( 1,0 điểm)
- Chép lại 4 đoạn văn đúng văn bản (1,0 điểm) mỗi đoạn 0,5 điểm.
c) Viết được 3 câu văn theo yêu cầu đề (1,0 điểm)
Nếu viết được 1 câu (0,25 điểm). Viết được 2 câu (0,5 điểm).
Câu 2 (2,0 điểm):
- Nêu đúng tên mỗi tác giả kèm một tên tác phẩm văn học. Ví dụ: Nguyễn Du – Truyện Kiều, Nguyễn Đình Chiểu – Lục Vân Tiên, ... chấm 0,5 điểm.
- Chỉ nêu 1 tác giả hoặc tác phẩm (không nhớ tác phẩm hoặc tác giả) chấm 0,25 điểm.
Câu 3 (4,0 điểm):
Chấp nhận những cách trình bày linh hoạt của HS, sao cho đảm bảo các yêu cầu sau:
1- Giới thiệu câu tục ngữ.
2- Giải thích:
+ Nghĩa đen câu tục ngữ:
- Mực là từ chỉ màu đen hoặc vật có màu đen, màu tối. Gần mực dễ bị ảnh hưởng màu đen.
- Đèn là vật phát sáng hoặc vật làm cho sáng lên. Gần đèn được hưởng ánh sáng.
+ Nghĩa bóng câu tục ngữ:
- Mực còn có ý nghĩa tượng trưng cho cái xấu, sự tối tăm, không tốt đẹp. Gần cái xấu dễ bị ảnh hưởng xấu.
- Đèn tượng trưng cho cái tốt đẹp, sáng sủa. Gần cái tốt sẽ được tốt hơn.
3- Bình luận:
+ Cha ông ta đã dựa vào kinh nghiệm thực tế để đưa ra một quan niệm về con người với môi trường xã hội để khuyên răn mọi người hãy biết tránh xa cái xấu, gần gũi với người tốt và môi trường sống lành mạnh để sống tốt hơn. Đây là một quan niệm đúng. Cách dùng hình ảnh độc đáo, dễ nhớ, dễ hiểu, giản dị thiết thực.
+ Dẫn chứng thực tế để khẳng định
4- Mở rộng nâng cao
+ Trong xã hội bình thường vẫn có sự đan xen giữa cái tốt cái xấu, vì vậy chúng ta không thể né tránh cuộc đời, chỉ chọn toàn mặt tốt để gần gũi. Trên thực tế nhiều người sống gần cái xấu vẫn tốt (gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn), ngược lại sống gần cái tốt vẫn cứ bị thói xấu...
+ Dẫn chứng minh hoạ để bàn luận
5- Kết luận:
+ Để trở thành người tốt, vai trò tu dưỡng của mỗi cá nhân là rất quan trọng
+ Tiếp thu quan niệm của cha ông, đồng thời luôn ý thức tu dưỡng rèn luyện, để dùng cái tốt cảm hoá cả cái xấu trở thành cái tốt...
Cách chấm điểm câu 3
* Điểm 3,0 đến 4,0: Bảo đảm các yêu cầu trên, sai sót không đáng kể.
* Điểm 2,0 đến dưới 3,0: Tỏ ra hiểu đề, đã hướng vào yêu cầu đề, nhưng lập luận chưa chặt chẽ, dẫn chứng nghèo, còn sai sót nhưng không trầm trọng.
* Điểm dưới 2,0: Tuỳ mức độ, có ý thức đi vào đề, nhưng do hiểu biết và năng lực bình luận còn hạn chế nên bài quá sơ sài, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.
* Điểm 0,0: Không làm bài, hoặc có làm nhưng hoàn toàn sai lạc.
Giám khảo lưu ý: Điểm toàn bài là tổng điểm đã chấm từng câu, không làm tròn (1,25 ; 2,75 ; 5,5 ; 7,75 ; 9,0 ...)

-------------------------


SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ CHÍNH THỨC



Số báo danh:..........
Chữ ký giám thị 
1.........................2.....................

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2002-2003
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG
MÔN THI: VĂN – TIẾNG VIỆT
Đề chuyên
Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày thi: 03-7-2001


Câu 1 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Vì sao trái đất nặng ân tình?
Nhắc mãi tên Người – Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh”
(Tố Hữu)

Câu 2 (1,0 điểm): Hãy chọn hai bộ phận văn học có ý nghĩa bao trùm, tạo nên toàn bộ nền văn học Việt Nam, trong tập hợp sau:
1- Văn học yêu nước	2- Văn học dân gian
2- Văn học lãng mạn	4- Văn học cổ
3- Văn học hiện thực	6- Văn học viết
4- Văn học trào phúng 	8- Văn học cách mạng

Câu 3 (2,0 điểm): Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích’ – Truyện Kiều của Nguyễn Du và trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận đều có hình ảnh sóng biển. Hãy ghi lại những câu thơ trực tiếp nói đến hình ảnh sóng biển và nêu ngắn gọn ý nghĩa biểu đạt riêng của mỗi hình ảnh đó?

Câu 4 (5,0 điểm): Phân tích hình ảnh thiên nhiên và tâm hồn thi nhân trong bài thơ sau:
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
	Lý Bạch

Dịch thơ:	Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
	Xa trông dòng thác trước sông này
	Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước
	Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
(Trích Văn 9 tập II – NXB GD 2001 – trang 85)


--------------------------------------



SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
------

HƯỚNG DÂN CHẤM THI TUYỂN SINH LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG
MÔN THI : VĂN – TIẾNG VIỆT 
(Đề chuyên)

Câu 1 (2,0 điểm):
1- Chỉ ra đúng các biện pháp tu từ chính: Câu hỏi tu từ, so sánh (mô hình so sánh: A như B1, như B2, như B3, B4).
2- Thấy được trong biện pháp so sánh, ở phần so sánh tác giả đã kết hợp sử dụng thủ pháp liệt kê kết hợp với điệp từ, điệp ngữ… (dẫn cụ thể)
3- Chấp nhận cách diễn đạt khác nhau, miễn sao bảo đảm ý cơ bản:
Nhà thơ Tố Hữu đã sáng tạo cách biểu đạt giàu chất suy tưởng khẳng định sự vĩ đại, ảnh hưởng to lớn của cuộc sống sự nghiệp và phẩm chất Hồ Chí Minh đối với nhân loại. Đó là sự trân trọng, ngưỡng vọng của nhân loại trước những vẻ đẹp cao quý từ bản lĩnh cốt cách đến tâm hồn tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Lưu ý: Các yêu cầu trên có thể thực hiện đồng thời trong khi trình bày vấn đề.
* Cách cho điểm:
Yêu cầu 1 (1,0 điểm), Yêu cầu 2 (0,5 điểm), Yêu cầu 3 (0,5 điểm)
Câu 2 (1,0 điểm): Chọn đúng hai bộ phận văn học có ý nghĩa bao trùm tạo nên toàn bộ nền văn học Việt Nam: 
- Văn học dân gian
- Văn học viết
* Cách cho điểm: Nêu đúng, mỗi bộ phận VH, chấm 0,5 điểm
Câu 3 (2,0 điểm):
1- Ghi lại đúng hai dẫn chứng có hình ảnh sóng biển:
- “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
 Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
- “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa” (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

2- Nêu ngắn gọn ý nghĩa biểu đạt riêng của mỗi hình ảnh đó: 
- Trong “Truyện Kiều”, tiếng sóng vừa là hình ảnh của thiên nhiên, vừa là hình ảnh tượng trưng cho định mệnh. Đặt vào trong hoàn cảnh tâm trạng ở đoạn trích, ta cảm nghe dường như tiếng sóng định mệnh đang bủa vây đón đ

File đính kèm:

  • docBo de thi vao 10 va dap an(1).doc