Đề giao lưu toán tuổi thơ huyện Lớp 5 - Phòng GD&ĐT Quỳnh Lưu

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giao lưu toán tuổi thơ huyện Lớp 5 - Phòng GD&ĐT Quỳnh Lưu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giao lưu toán tuổi thơ huyện Quỳnh Lưu năm 2008
thi vận dụng toán vào cuộc sống
Thời gian làm bài: 90 phút
A	 1 2 3	 2005 2006 2007 B	
...
Bài 1:	 Bánh xe A chạy theo kim đồng hồ (hình vẽ). Hỏi bánh xe B chạy theo chiều nào?
Bài 2: Giao lưu Toán Tuổi Thơ huyện Quỳnh Lưu năm 2008 có 100 bạn tham dự. Không những học giỏi Toán, các bạn còn giỏi một trong 3 môn năng khiếu Mĩ thuật, Âm nhạc và Thể thao. Biết rằng trong số đó, có 30 bạn chỉ giỏi được môn Thể thao, 40 bạn giỏi môn Mĩ thuật, 45 bạn giỏi môn Âm nhạc và 10 bạn chỉ giỏi được 2 môn Mĩ thuật và Âm nhạc. Hỏi có bao nhiêu bạn giỏi được cả 3 môn năng khiếu?
Bài 3: Để lọt vào đội tuyển Giao lưu Toán tuổi thơ, An đã tham gia một số bài kiểm tra, bạn đó tính rằng: Nếu được thêm 3 điểm 10 và 3 điểm 9 nữa thì điểm trung bình của tất cả các bài là 8, nếu được thêm 1 điểm 9 và 2 điểm 10 thì điểm trung bình tất cả các bài sẽ là 7,5. Hỏi bạn An đã được kiểm tra mấy bài?	
Bài 4: An, Bình, Công chạy với vận tốc theo thứ tự 5km/h, 6km/h, 7km/h cùng xuất phát từ một điểm và theo thứ tự lúc 7 giờ, 7giờ 30 phút, 8 giờ. Họ cùng chạy dọc theo một con đường. Khi gặp An, Bình đưa cho An một bức thư nhờ chuyển cho Công. Hỏi mấy giờ Công nhận được bức thư?
Bài 5	: Khoảng thời gian từ ngày đầu tháng tới ngày sinh nhật của Lam gấp 3 lần khoảng thời gian từ ngày sinh nhật của Lam đến cuối tháng. Hỏi Lam sinh nhật vào ngày nào, tháng nào?
Bài 6:	 Bạn Toán cắt một tờ bìa hình chữ nhật có chu vi là 2008 mm thành hai tờ bìa hình chữ nhật có tổng chu vi là 2208 mm. Hãy tính diện tích của tờ bìa ban đầu.
Trường tiểu học quỳnh hồng
Đáp án
thi vận dụng toán vào cuộc sống
Bài 1(3 đ):	
Bánh xe A chạy cùng chiều kim đồng hồ
Bánh xe 1 chạy cùng chiều bánh xe A
Bánh xe 2 chạy ngược chiều bánh xe 1
Bánh xe 3 chạy ngược chiều bánh xe 2 và cùng chiều bánh xe 1 (hay cùng chiều bánh xe A)
Như vậy, những bánh xe có số thứ tự lẻ sẽ quay cùng chiều bánh xe A.
Suy ra, bánh xe thứ 2007 quay cùng chiều bánh xe A.
Mà bánh xe B lại quay cùng chiều bánh xe thứ 2007.
Vậy: Bánh xe B quay cùng chiều bánh xe A.
Bài 2 (3,5 đ):	
Số học sinh giỏi Mĩ thuật hoặc Âm nhạc là:
 TT 30
 ÂN 45
MT 40
10
5
	100 – 30 = 70 (học sinh)
Số học sinh giỏi Mĩ thuật nhưng không giỏi Âm nhạc là:
	 	70 – 45 = 25 (học sinh)
Số học sinh giỏi Âm nhạc nhưng không giỏi Mĩ thuật là:
	 	70 – 40 = 30 (học sinh)
Số học sinh vừa giỏi Âm nhạc vừa giỏi Mĩ thuật là:
	 	70 – (25 + 30) = 15 (học sinh)
Số học sinh giỏi cả 3 môn năng khiếu là:
	 	15 – 10 = 5 (học sinh)
Đáp số: 5 học sinh
Bài 3 (4 đ): 
* Trường hợp 1: 	Số bài được kiểm tra thêm là: 3 + 3 = 6 (bài)
	Số điểm được tăng thêm là: 10 x 3 + 9 x 3 = 57 (điểm)
	Để được điểm trung bình là 8, thì phải “thêm vào” cho các bài kiểm tra là: 57 – 8 x 6 = 9 (điểm)
* Trường hợp 2: 	Số bài được kiểm tra thêm là: 1 + 2 = 3 (bài)
	Số điểm được tăng thêm là: 9 x 1 + 10 x 2 = 29 (điểm)
	Để được điểm trung bình là 7,5 thì phải “thêm vào” cho các bài kiểm tra là: 29 – 7,5 x 3 = 6,5 (điểm)
* Để tăng điểm trung bình của tất cả các bài kiểm tra từ 7,5 lên 8 điểm thì số điểm phải tăng thêm là: 9 – 6,5 = 2,5 (điểm)
Do đó số bài bạn An đã kiểm tra là: 2,5 : (8 – 7,5) = 5 (bài)
Đáp số: 5 bài.
Bài 4 (3đ):
Đổi: 7 giờ 30 phút = 7,5 giờ
Khi Bình bắt đầu xuất phát thì An đã đi được: 5 x (7,5 – 7) = 2,5 (km)
Khi Công bắt đầu xuất phát thì An đã đi được: 5 x (8 – 7) = 5 (km)
Bình sẽ gặp An sau: 2,5 : (6 – 5) = 2,5 (giờ)
Công sẽ gặp An sau: 5 : (7 – 5) = 2,5 (giờ)
Vậy Công sẽ nhận được bức thư của Bình ngay sau khi Bình chuyển cho An.
Và nhận được vào lúc: 8 + 2,5 = 10,5 (giờ) hay 10 giờ 30 phút.
Đáp số: 10 giờ 30 phút
Bài 5: 
Theo bài ra ta có sơ đồ tóm tắt sau:
1 tháng
Thời gian từ đầu tháng đến ngày sinh nhật Lam:
Thời gian từ ngày sinh nhật Lam đến cuối tháng:
Dựa vào hình vẽ ta thấy số ngày trong tháng chia hết cho 4. 
Vậy tháng đó có 28 ngày. Đó là tháng Hai.
Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 1 = 4 (phần)
Thời gian từ ngày sinh nhật Lam đến cuối tháng là: 28 : 4 = 7 (ngày)
Ngày sinh nhật của Lam là: 28 – 7 = 21
	Đáp số: Ngày 21 tháng Hai.
Bài 6 (3,5 đ):
Sau khi cắt tổng chu vi của hai hình chữ nhật hơn chu vi hình chữ nhật ban đầu là:
2208 – 2008 = 200 (mm)
Ta thấy tổng chu vi của hai hình chữ nhật nhận được hơn chu vihình chữ nhật ban đầu chính là hai lần độ dài đường cắt. 
Do đó độ dài đường cắt là: 200 : 2 = 100 (mm)
Độ dài đường cắt này chính là độ dài một cạnh của hình chữ nhật ban đầu.
Nửa chu vi hình chữ nhật ban đầu là: 2008 : 2 = 1004 (mm).
Độ dài cạnh còn lại của hình chữ nhật ban đầu là: 1004 – 100 = 904 (mm)
Diện tích hình chữ nhật ban đầu là: 904 x 100 = 90 400 (mm2)
Đáp số: 90 400 mm2

File đính kèm:

  • docGiao luu TTT1.doc