Đề kiểm tra tháng 10 môn Toán, Tiếng việt Lớp 5

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra tháng 10 môn Toán, Tiếng việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:  Bài kiểm tra tháng 10
Lớp: 5A Môn: Toán
Phần I: Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a> Số “Mười bảy phẩy bốn mươi hai” viết như sau:
A. 107,402 B. 17,402 C. 17,42 D. 107,42
2. Viết 3457 dưới dạng số thập phân được:
 1000
A. 3,457 B. 34,57 C. 345,7 D. 0,3457
3.Dãy số nào được sắp xếp từ bé đến lớn:
A. 7,99 ; 8,9 ; 8,09 ; 8,89 B. 7,99 ; 8,09; 8,89; 8,9 C. 8,9; 8,89; 8,09; 7,99
 4. 6cm28mm2 = ..mm2 Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
 A. 68 B. 608 C. 680 D. 6800
5. Chữ số thích hợp viết vào chỗ chấm của 53,471 < 53,41 (Đúng ghi Đ, sai ghi S)
* Chữ số 7 * Chữ số 9 * chữ số 8 *Chữ số 6 
Phần II:
Bài 1: Điền dấu : vào chỗ chấm:
54, 86. 53, 999 70,806 . 70,086
97,75 97,7500 125, 012 ..125,12
998,86 .998,806 789,132 . 789,133
Bài 2: Tính rồi đổi kết quả thành số thập phân:
 a> 3 + 7 x 2 b> 5 : 5 x 9 
 2 2 5 2 3 5 
 .
 .
Bài 3> Mua 12 quyển vở hết 18 000đồng. Hỏi mua 60 quyển như thế hết bao nhiêu đồng?
Tóm tắt: 
... Bài giải:
 ..
Bài 4: Một khu đất có diện tích là 105ha. Người ta dành 2 diện tích đó để làm ao thả cá và 3 
 	 5 7
diện tích đó để xây nhà. Hỏi phần diện tích còn lại của khu đất là bao nhiêu héc- ta?
Bài giải:
...... ........ 
 .. 
Họ và tên:  Bài kiểm tra tháng 10
Lớp: 5A Môn: Tiếng Việt
Đọc thầm:
Đêm tháng 6
Đêm tháng sáu thật ngắn. Mây che đặc cả bầu trời, không nhìn thấy sao đâu cả.
Đất bốc hương như ngàn đời nó vẫn bốc hương trước cơn mưa tháng sáu. Đây, mùi hương 
trẻ trung, mùi mật ngọt của kiều mạch toả ra từ những bông hoa đầu tiên, mùi cỏ khô thơm lừng và tươi mát, tươi mát biết chừng nào! Và hương thơm nhẹ nhàng êm áI của rau thơm, ngay đến hoa cũng toả hương riêng của mình. Tất cả những hương đó lúc quyện lẫn nhau trong không trung, lúc từng làn từng làn toả ra lần lượt. Vào những đêm như vậy, rễ cây cũng bốc một mùi đặc biệt, một thứ mùi bền chắc, mạnh mẽ, cường tráng của đất có thể do đó mà giữa hết thảy các mùi thơm, hương thơm của đất bao giờ cũng nổi lên mãnh liệt hơn cả. Và dường như đất thở. Và giờ này, chỉ có tiếng ầm ầm liên tục, đều đặn đầy khí lực của các máy kéo là ngự trị trên tất cả mọi vật sống, ngoài ra không còn âm thanh nào khác.
(3) Và nếu như con người, dù chỉ một lần thôi, nghe thấy hơi thở của một đêm như đêm nay, thì đêm đó sẽ lưu lại trong tâm khảm anh ta mãi mãi. Nhưng nếu con người từ thuở ấu thơ đã hít làn hương thân thuộc, yêu thích ấy, thì dù anh ta có ở đâu, đường đời có đưa anh ta tới chốn nào cũng không bao giờ anh ta quên nó được. Tuyệt diệu làm sao một đêm tối mùa hạ trước cơn mưa.
B. Dựa theo bài đọc, hãy chọn những câu trả lời đúng:
1. ý chính của đoạn 2 là gì?
a. Tả các loại hoa và cây trong đêm.
b. Tả đất và các loại cây cỏ ở mảnh đất ấy.
c. Tả hương thơm của đất và các loại cây cỏ, hoa lá, tả âm thanh của máy kéo trong đêm.
2. Em hiểu câu văn “Và dường như đất thở” như thế nào?
a. Tác giả nghe thấy, nhìn thấy đất thở như con người.
b. Hương thơm, sự chuyển mình của đất trời, vạn vật là cho tác giả có cảm giác đất cũng thân thuộc, đầy sức sống như con người.
c. Đất cũng tận hưởng khí trời, hương thơm của vạn vật như con người.
3. ý nghĩa của bài văn là gì?
a. Miêu tả một đêm tháng sáu như mọi đêm khác. Có hương thơm của cỏ cây.
b. Miêu tả sức sống, sức hấp dẫn của vạn vật, của đất trời trong đêm hè trước cơn mưa.
c. Ca ngợi vẻ đẹp, sức sống của vạn vật trong đêm hè trước cơn mưa và tình cảm gắn bó của con người đối với quê hương.
C. Luyện từ và câu:
1. Trong câu nào dưới đây, từ thở được dùng với nghĩa gốc?
a. Thở sâu rất tốt cho sức khoẻ.
b. Và dường như đất thở.
c. Trong rừng, lúc này chỉ nghe tiếng thở dài của chị Gió.
2. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa với từ thơm?
a. Thơm thơm, thơm thảo, thơm ngát.
b. Thơm lừng, thơm tho, thơm ngát.
c. Thơm thảo, thơm thơm, thơm lừng.
3. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy:
a. Trẻ trung, nhẹ nhàng, êm ái, mạnh mẽ, đều đặn.
b. Mạnh mẽ, êm ái, nhẹ nhàng, lần lượt, thân thuộc.
c. Nhẹ nhàng, êm ái, ầm ầm, trẻ trung, bay nhảy.
4. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ trái nghĩa với từ quên? 
a. Nhớ, nhơ nhớ, nhớ nhung. b. Nhớ thương, day dứt, thương xót c. Nhớ nhung, nhơ nhớ, xót xa.
5. Cho 2 câu: 
- Lan ca rất hay. – Họ đi làm ca đêm rồi.
Từ “ca” trong 2 câu trên là từ:
a. đồng âm b. Từ nhiều nghĩa.
Họ và tên:  Bài kiểm tra 
Lớp: 5A Môn: Tiếng Việt
Đọc thầm: Rừng trưa
 Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng. Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đắm vào ánh nắng ban trưa khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào giấc ngủ chẳng đợi chờ.
Dựa theo bài đọc, hãy chọn câu trả lời đúng:
1-Bài văn tả cảnh gì?
a. Cảnh những cây tràm ở Nam Bộ b. Cảnh rừng khô trong ánh mặt trời sáng sớm
c. Cảnh rừng tràm vào buổi trưa nắng nóng d. Tả hoa rừng và các loại côn trùng.
 2. Thân, vỏ , lá rừng tràm trong buổi nắng trưa được tác giả miêu tả qua cảm nhận của những giác quan nào?
a. Miêu tả qua thị giác, thính giác b. Miêu tả qua thị giác, khứu giác.
c. Miêu tả qua thị giác, thính giác, khứu giác.
 Các từ ngữ cho thấy tác giả miêu tả qua cảm nhận của các giác quan đó?
Thị giác: 
Thính giác: 
Khứu giác: 
3-Em hiểu thế nào là: “Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu?”
a. Mùi hương thảo nhẹ theo gió, rất dễ chịu.
b. Mùi hương đậm đặc của những loại hoa như có vị ngọt làm cho con như bị say.
c. Mùi hương thoảng nhẹ nhưng rất khó chịu.
4- ý nghĩa của bài đọc là gì?
a. Miêu tả cảnh rừng trưa. b. Ngợi ca vẻ đẹp mạnh mẽ, huyền bí của rừng vào buổi trưa nắng nóng.
 c. Miêu tả sức cuốn hút diệu kì của thiên nhiên.
5- Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ ghép đồng nghĩa với từ xanh?
a. xanh xanh, xanh ngắt, xanh biếc, xanh tươi. b. xanh rờn, xanh xao, xanh lè, xanh biếc
 c. xanh lè, xanh biếc, xanh tươI, xanh um.
6. Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ khổng lồ?
a. bé nhỏ, xinh xắn, xinh đẹp, nho nhỏ, nhỏ xíu. B. nhỏ bé, bé nhỏ, nhỏ xíu, be bé, nho nhỏ, tí hon.
 c. tí hon, to lớn, nhỏ bé, tí xíu, tí ti.
7. Trường hợp nào từ đầu được dùng với nghĩa chuyển?
a. Em bạn Lan đã biết tự chảI đầu. B. Đầu con voi rất to.
 c. Đầu lá rủ phất phơ.
8. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a. phất phơ, vù vù, sặc sỡ, mệt mỏi. b. sẵn sàng, lơ mơ, ngòn ngọt, sặc sỡ, vù vù
 c. lơ mơ, ngòn ngọt, sặc sỡ, vù vù, phất phơ.
9. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ khổng lồ?
a. Có độ cao hơn mức bình thường. B. có kích thước lớn hơn mức bình thường.
 c. có kích thước gấp nhiều lần so với mức bình thường.
10. Từ nào dưới đây có chữ viết sai lỗi chính tả?
a. Thăm dò b. Dò hỏi c. Giò lụa d. Giò dẫm
Họ và tên:  Bài kiểm tra 
Lớp: 5A Môn: Tiếng Việt
1. Gạch bỏ từ lạc ra khỏi nhóm từ ngữ sau và ghi tên chủ đề thích hợp vào ô trống:
 a. Tổ quốc, nước non, quê hương, đồng bào, kiến thiết, vẻ vang, giàu đẹp, bất khuất, học tập, quê cha đất tổ, giang sơn gấm vóc, muôn người như một. 
- thuộc chủ đề: .
b. hoà bình, trái đất, tương lai, tình hữu nghị, niềm mơ ước, hợp tác, bình yên, thiên nhiên, tháI bình, tự do, hạnh phúc, bốn bể một nhà, kề vai sát cánh, nối vòng tay lớn.
- thuộc chủ đề: .
2. Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau:
Thắng lợi
Hoà bình
Đoàn kết
Hùng vĩ
Bảo vệ
Từ đồng nghĩa
Từ trái nghĩa
3. Gạch dưới các từ dùng sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng:
a. Răng em bé mọc thưa thớt.
Chữa lại là: ..
b. Con trâu cày nhanh nhảu.
Chữa lại là: ..
c. Bạn hùng chạy bon bon.
Chữa lại là: ..
4. Đặt 3 câu để phân biệt nghĩa của các từ: kết quả, thành quả, hậu quả.
.
 5. Cho đoạn hội thoại sau:
 Tan học, Lan hỏi Hà:
Hà ơi, bạn được mấy điểm toán?
Tớ được mười, còn cậu được mấy điểm?- Hà nói.
Tớ cũng thế.
Điền tiếp vào chỗ trống để trả lời:
Đoạn hội thoại trên có các đại từ:
. Thay thế cho .
. Thay thế cho .
. Thay thế cho .
. Thay thế cho .
. Thay thế cho .
Họ và tên:  Bài tập cuối tuần 10
Lớp: 5A 
A. Toán
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
56,07m = cm 3m2cm=cm 0,24kg= .g
93km25ha= km2 1248dm2= ..m2 6,0214m2= dm2
54,6m2 = ..dm2 2kg9g= ..kg 45,04dm2= mm2
Bài 2: Tìm x
 x - 125,68 = 45,7 + 3,12 x – 98,76 = 45, 12 + 6,88
 x: 1 = 2 x 3 x x 2 = 3 : 9
 2 3 4 3 4 8
Bài 3: An mua 2 tá bút chì hết 36 000đồng. Hỏi Bình mua 5 bút chì như vậy hết? đồng
Bài 4: Nhà bếp dự trữ đủ lượng gạo cho 45 người ăn trong 6 ngày. Hỏi nếu có 54 người ăn thì số gạo đó đủ ăn trong bao nhiêu ngày? (suất ăn của mỗi người như nhau).
 3 1
Bài 5: Hình chữ nhật có chiều dài 2 m, chiều rộng kém chiều dài là 1 m. Tính chu vi và diện 
 	 4	 2
tích hình đó?
Bài 6: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài là 450m, chiều rộng bằng 2 chiều dài. Hỏi:
 	 3
Tính diện tích thửa ruộng bằng m2, bằng ha? 
Cứ 1m2 thu được 5 kg thóc, hỏi cả thửa ruộng thu được? tấn thóc.
Tiếng Việt
Bài 1: a. Tìm 3 từ đồng nghĩa với siêng năng?
 b. Tìm 3 từ trái nghĩa với siêng năng?
Bài 2: Đặt 1 câu với từ mắt mang nghĩa gốc, 1 câu với từ mắt mang nghĩa chuyển. 
Bài 3: Đại từ “nó” trong câu: “Đất bốc hương như ngàn đời nó vẫn bốc hương trước cơn mưa tháng 6” được dùng để thay thế từ ngữ nào?
Bài 4: Điền chữ cáI thíc hợp vào chỗ chấm:
Nóng ảy ; ..a vắng ; .a ngã ; giận .ữ ; nặng ề ; vắng .ặng ; .anh canh
Rực .ỡ ; .oạn lạc ; ..áo loạn ; .áo nức ; say ưa ; .ưa cũ ; áo viên; khô áo.
Toán
Bài 1: 

File đính kèm:

  • doclop 5(1).doc