Đề giao lưu học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4,5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Hà Dương

doc7 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giao lưu học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4,5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Hà Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd&đt hà trung đề thi học sinh giỏi lớp 5
Trường tiểu học hà dương Năm học : 2013 - 2014
Môn: Tiếng việt
(Thời gian: 90 phút)
Câu 1: (2 điểm) Trong các từ dưới đây từ nào là từ láy:
Nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhẻ, nhỏ nhẹ, nhỏ nhen, mỏng manh, mênh mông, mênh mang, mệt mỏi , máu mủ, tươi tắn, tươi cười, tươi tốt, ngây ngất, nghẹn ngào, ngẫm nghĩ, ngon ngọt.
Những từ không phải từ láy thì là loại từ gì? Chúng có gì đặc biệt?
Câu 2: (3 điểm) Xác định chủ ngữ vị ngữ, trạng ngữ (nếu có) trong các câu dưới đây:
- Khi thấy các lá tre gió thổi vút một chiều, tôi cảm thấy một vang động âm thầm và kín đáo trong tâm hồn.
- Để tăng cường sức khoẻ, chúng ta cần thường xuyên tập thể dục.
- Gió biển không chỉ đem lại sức khoẻ cho con người mà nó còn là một liều thuốc quý giúp con người tăng cường sức khoẻ.
Câu 3: (2 điểm) Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa?
- Bà em mua hai con mực.
- Mực nước đã lên cao.
- Trình độ văn chương của anh ấy cũng có mực.
Câu 4: (2 điểm) Đoạn trích dưới đây dùng sai một số dấu câu. Chép lại đoạn trích này sau khi đã sửa các dấu câu dùng sai (viết lại cho đúng chính tả):
Vầng trăng vàng thẳm, đang từ từ nhô lên. Từ sau luỹ tre xanh thẫm, ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên, tiếng ca hát vui nhộn. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của cây đa cổ thụ. Đầu thôn, về khuya, vầng trăng càng lên cao càng thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ, chỉ có vầng trăng thao thức, như canh chừng giấc ngủ cho làng em.
Câu 5: (3 điểm) Mở đầu bài "Nhớ con sông quê hương" nhà thơ Tế Hanh viết:
	Quê hương tôi có con sông xanh biếc
	Nước gương trong soi tóc những hàng tre
	Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè 
	Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng...
	Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Những hình ảnh ấy giúp em cảm nhận được điều gì?
Câu 6: (7 điểm) Ai cũng đã từng có dịp ngắm nhìn một dòng sông, một cánh đồng, một triền đê của làng quê thân thuộc. Những cảnh vật của cuộc sống thanh bình ấy đã để lại trong mỗi chúng ta những ấn tượng khó quên. Hãy tả lại cảnh cánh đồng lúa quê em vào một buổi sáng đẹp trời.
Điểm chữ viết và trình bày toàn bài: 1 điểm
Hướng dẫn chấm đề thi học sinh giỏi lớp 5
Năm học : 2013 - 2014
Môn: Tiếng việt
Câu 1: (2,0 điểm) 
- Tìm đúng các từ láy (1,0 điểm):
Nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, mỏng manh, mênh mông, mênh mang, tươi tắn, ngây ngất, nghẹn ngào. 
(Đúng mỗi từ được 0,1 điểm)
- Những từ còn lại không phải từ láy mà là từ ghép. (0,5 điểm) 
 Những từ ghép này có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống từ láy (có âm đầu hoặc vần của các tiếng giống nhau) nhưng mỗi tiếng trong từ đều có nghĩa. (0,5 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
Xác định đúng thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu cho 1,0 điểm.
- Khi thấy các lá tre gió thổi vút một chiều/, tôi / cảm thấy một vang động âm thầm 
 TN CN VN
và kín đáo trong tâm hồn.
- Để tăng cường sực khoẻ,/ chúng ta / cần thường xuyên tập thể dục.
 TN CN VN
- Gió biển / không chỉ đem lại sức khoẻ cho con người/ mà nó / còn là một liều thuốc 
 CN VN CN VN
quý giúp con người tăng cường sức khoẻ.
Câu 3: (2,0 điểm)
- Mực trong câu thứ nhất và các câu thứ hai, thứ ba là các từ đồng âm
- Mực trong câu thứ hai và câu thứ ba là các từ nhiều nghĩa
(đúng mỗi ý cho 1,0 điểm)
Câu 4: (2,0 điểm)
Đoạn trích đã sửa lại dấu câu dùng sai :
 Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau luỹ tre xanh thẫm. ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng ca hát vui nhộn. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của cây đa cổ thụ đầu thôn. Về khuya, vầng trăng càng lên cao càng thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng giấc ngủ cho làng em. 
 (đúng mỗi dấu cho 0,25 điểm)
Câu 6: (3,0 điểm)
- Học sinh nêu được hai hình ảnh đẹp (1,0 điểm)
 + Hình ảnh con sông xanh biếc có nước trong như mặt gương để những hàng tre hằng ngày soi bóng. (0,5 điểm)
 + Hình ảnh lòng sông lấp loáng phản chiếu ánh nắng trưa hè. (0,5 điểm)
- Nêu được cảm nhận về những hình ảnh trên (2,0 điểm)
 + Con sông quê hương có vẻ đẹp thật quyến rũ lòng người. (1,0 điểm)
 + Qua việc miêu tả vẻ đẹp của dòng sông thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. (1,0 điểm)
Câu 6: (7, 0 điểm)
I. Yêu cầu chung: 
- Viết đúng thể loại văn miêu tả, kiểu bài tả cảnh. Xác định đúng đối tượng miêu tả: Cảnh cánh đồng lúa quê em vào một buổi sáng đẹp trời.
- Bố cục rõ ràng, trình tự miêu tả hợp lí
- Diễn đạt trôi chảy, sáng rõ ; lối viết văn có hình ảnh, có cảm xúc ; trình bày sạch sẽ, ít phạm lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Bài viết cho thấy vẻ đẹp của cánh đồng lúa, qua đó thể hiện tình yêu và lòng tự hào đối với quê hương.
II. Yêu cầu cụ thể
1. Mở bài (1 điểm)
Giới thiệu cảnh định tả:
+ Cánh đồng em tả ở vùng nào ?
+ Em quan sát cánh đồng trong hoàn cảnh nào ?
2. Thân bài (5 điểm)
Tả bao quát toàn cánh đồng (2 điểm)
- Cánh đồng nằm ở địa điểm nào ? (Phía trước làng, dưới chân đê, ven bờ sông,...)
- Cánh đồng đó có rộng không ? Chạy từ đâu tới đâu?
- Cánh đồng đang trồng lúa vụ nào? Lúa đang ở giai đoạn nào? 
- Nhìn từ xa, cánh đồng như thế nào? Màu sắc ra sao?
Tả từng phần cánh đồng (3 điểm)
- Khi bình minh lên cánh đồng đẹp như thế nào ?
- Khi mặt trời lên cao, cánh đồng như thế nào ?
- Từng thửa ruộng lớn nhỏ ra sao ?
- Có người làm việc ngoài đồng không ? Họ đang làm gì ? Có cây cối, chim chóc không ? Chúng như thế nào và đang làm gì ? 
- Đất đai màu mỡ và tinh thần lao động cần cù khiến cho cánh đồng luôn xanh tốt, thu hoạch cao. 
3. Kết bài (1 điểm)
- Nêu cảm nghĩ của em về cảnh vật và cuộc sống nơi đồng quê. 
* Điểm chữ viết và trình bày toàn bài: 1 điểm
Phòng gd&đt hà trung đề thi học sinh giỏi lớp 4
Trường tiểu học hà dương Năm học : 2013 - 2014
Môn: Tiếng việt
(Thời gian: 90 phút)
Câu 1: (2 điểm) Ghi lại những từ viết đúng chính tả trong số các từ sau:
đường sá, đường xá, phố sá, phố xá, chung kết, trung kết, sởi lởi, xởi lởi, làm nên, làm lên, sắp xếp, xắp xếp, trân trọng, chân trọng, chân thành, trân thành, ý chí, ý trí, xứ sở, xứ xở.
Câu 2: (2,5 điểm) Cho một số từ sau:
 Thật thà, vui mừng, chăm chỉ, bạn học, đẹp đẽ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn, hư hỏng, bạn bè.
Hãy sắp xếp các từ trên vào 3 nhóm từ sau: Từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ láy
Câu 3:  (2,5 điểm)
1. Tìm chỗ sai trong việc sử dụng dấu ngoặc kép ở câu sau và sửa lại cho đúng:
 Bông  hoa tỏa hương thơm thoang thoảng, khẽ rung rinh như mời mọc: Lại đây cô bé, “lại đây”chơi với tôi đi !
2. Các câu hỏi dưới đây được dùng để làm gì ?
a.    Các chú có biết đền thờ ai đây không ?
                                                 ( Đoàn Minh Tuấn - Một sáng thu xưa)
b.    A Cổ hả ? Lớn tướng rồi nhỉ ?
                                          (Bùi Nguyên Khiết - Ông già trên núi chè tuyết)
Câu 4: (2,5 điểm) Xác định từ loại của những từ in đậm trong các câu sau:
a. Nó đang suy nghĩ. 
b. Kết luận của anh ấy rất rõ ràng.
c. Tết năm nay, bánh kẹo bán rất chạy.
d. ánh nắng chiếu qua cửa sổ, lên cả mặt chiếu.
Câu 5: (2,5 điểm) Bác Hồ kính yêu đã từng viết về các cháu thiếu nhi như sau : 
                                    Trẻ em như búp trên cành
                           Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan.
Em hiểu câu thơ trên như thế nào ? Qua đó, em biết được tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi ra sao ?
Câu 6: (7 điểm) Đã nhiều năm nay, chiếc đồng hồ báo thức nằm ở góc học tập đã trở thành người bạn gắn bó, thân thiết của em, hằng ngày cùng em chăm chỉ học hành. Em hãy tả lại chiếc đồng hồ đó.
* Điểm chữ viết và trình bày toàn bài: 1 điểm
Hướng dẫn chấm đề thi học sinh giỏi lớp 4
Năm học : 2013 - 2014
Môn: Tiếng việt
Câu 1: (2 điểm) Ghi đúng 10 từ, mỗi từ cho 0,2 điểm.
 Đó là các từ: đường sá, phố xá, chung kết, xởi lởi, làm nên, sắp xếp, trân trọng, chân thành, ý chí, xứ sở.
Câu 2: (2,5 điểm) Xếp đúng cả ba nhóm cho 2,5 điểm, xếp đúng mỗi từ cho 0,2 điểm
 Từ ghép tổng hợp
 Từ ghép phân loại
 Từ láy
vui mừng, gắn bó, giúp đỡ, hư hỏng, bạn bè
bạn học, bạn đường, bạn đọc
Thật thà, chăm chỉ, đẹp đẽ, ngoan ngoãn, khó khăn
Câu 3: (2,5 điểm)
1. (1 điểm)
-    Chỉ ra chỗ sai cho 0,5 điểm : Chỗ sai : “lại đây”
-    Sửa sai đúng cho  0,5 điểm   : Bông  hoa tỏa hương thơm thoang thoảng, khẽ rung rinh như mời mọc: “Lại đây cô bé, lại đây chơi với tôi đi!”
2. (1,5 điểm) 
-    Câu a: Dùng để hỏi. (0,5 điểm)
-    Câu b: A Cổ hả ?  Hỏi thay cho lời chào. (0,5 điểm)
                Lớn tướng rồi nhỉ ? Hỏi thay cho lời chào + Dùng để khẳng định. (0,5 điểm)
Câu 4: (2,5 điểm) Xác định đúng từ loại của mỗi từ in đậm cho 0,5 điểm
a. Nó đang suy nghĩ. 
 ĐT
b. Kết luận của anh ấy rất rõ ràng.
 DT
c. Tết năm nay, bánh kẹo bán rất chạy.
 TT
d. ánh nắng chiếu qua cửa sổ, lên cả mặt chiếu.
 ĐT DT
Câu 5: (2,5 điểm)
-    Trả  lời đúng về cách hiểu câu thơ của Bác cho 1,5 điểm.
 + Câu thơ của Bác cho thấy : Trẻ em thật trong sáng, ngây thơ, đáng yêu, giống như búp trên cành đang độ lớn lên đầy sức sống và hứa hẹn tương lai đẹp đẽ. 
 + Vì vậy, trẻ em biết ăn, ngủ điều độ, biết học hành chăm chỉ đã được coi là ngoan ngoãn.
-    Nêu được tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi cho 1,0 điểm. (Câu thơ cho em biết được tình cảm  của Bác Hồ dành cho thiếu nhi là tình cảm tràn đầy yêu thương và quý mến)
Câu 6: (7,0 điểm)
I. Yêu cầu chung:
- Viết đúng thể loại văn miêu tả, kiểu bài tả đồ vật. Xác định đúng đối tượng miêu tả: Chiếc đồng hồ báo thức.
- Bố cục rõ 3 phần, trình tự miêu tả hợp lí
- Diễn đạt trôi chảy, rõ ràng ; lối viết văn có hình ảnh, có cảm xúc ; trình bày sạch sẽ, ít phạm lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Bài viết phải nêu được hình dáng, hoạt động và tác dụng của chiếc đồng hồ báo thức. Qua đó thể hiện tình cảm yêu quý, gắn bó với chiếc đồng hồ.
II. Yêu cầu cụ thể
1. Mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức.
- Chiếc đồng hồ có từ bao giờ, trong trường hợp nào?
2. Thân bài : (5 điểm)
- Tả bao quát bên ngoài chiếc đồng hồ báo thức. 
+ Đồng hồ của hãng nào sản xuất? Đặt ở vị trí nào trong nhà?
+ Hình dáng chiếc đồng hồ như thế nào? ( Hình tròn, hình vuông hay hình chữ nhật?)
+ To bằng chừng nào?
+ Màu sắc của chiếc đồng hồ.
+ Thân, đế đồng hồ như thế nào?
- Tả chi tiết từng bộ phận 
+ Lớp vỏ bên ngoài được làm bằng gì? ( Nhựa hay kim loại....) 
+ Mặt trước của đồng hồ có những gì? (Các con số; các kim giờ, kim phút, kim giây, ..... có đặc điểm gì?)
+ Mặt sau đồng hồ như thế nào?
- Tả hoạt động của đồng hồ (Âm thanh ra sao? Chuông kêu như thế nào?)
- Công dụng của chiếc đồng hồ ( Nhờ có đồng hồ việc học tập và sinh hoạt của em diễn ra như thế nào? Đem lại kết quả ra sao?)
* HS có thể tả lồng ghép các phần với nhau sao cho diễn đạt hợp lí, logic.
3. Kết bài : (1 điểm)
- Tình cảm của em đối với chiếc đồng hồ báo thức như thế nào?
- Em đã giữ gìn đồng hồ ra sao?
* Điểm chữ viết và trình bày toàn bài: 1 điểm

File đính kèm:

  • docDe TV Ha Duong.doc