Đề giao lưu học sinh giỏi Tiếng viể Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Quỳnh Nhai

doc7 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giao lưu học sinh giỏi Tiếng viể Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Quỳnh Nhai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN QUỲNH NHAI
HỘI THI-GIAO LƯU
HỌC SINH GIỎI TOÁN, TIẾNG VIỆT LỚP 5 HUYỆN QUỲNH NHAI
Đề chính thức
LẦN THỨ IV, NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Tiếng Việt- Phần thi cá nhân
Số báo danh
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh:
Trường .
Người coi thi
Họ và tên
Ký
Số phách
Số 1
Số 2
Người chấm thi
Họ và tên
Ký
Điểm bài thi
Số phách
Số 1
Bằng số
Bằng chữ
Số 2
A. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM
I. Em hãy khoanh vào chữ cái (A, B,C,D) đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu sau.
Câu 1. Trạng ngữ trong câu “Cuối xuân, khi quyên gọi hè, hoa gạo thôi bập bùng đỏ rực trên vòm xanh thì đầu tường lửa lựu lấp ló, dọc theo đường làng hoa vông rực đỏ.” là những từ ngữ nào ?
A. Cuối xuân, 
B. Cuối xuân, khi quyên gọi hè, 
C. Cuối xuân, khi quyên gọi hè, hoa gạo thôi bập bùng đỏ rực trên vòm xanh 
Câu 2. Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm ?
A. Cậu bé dẫn đường tinh nghịch./ Chè thiếu đường nên không ngọt.
B. Chim kêu líu ríu đủ thứ giọng. Giọng cô dịu dàng, âu yếm.
C. Rừng đầy tiếng chim ngân nga. / Tiếng lành đồn xa.
Câu 3. Dòng nào dưới đây không gồm các cặp từ trái nghĩa ?
A. Đầu – cuối, trước – sau, ngủ - dậy, sáng suốt – tỉnh táo.
B. Mưa – nắng, đầu – cuối, thức – ngủ, vui – buồn.
C. Đầu tiên – cuối cùng, đỉnh – đáy, ngọn – gốc, mưa – nắng.
 Thí sinh không viết vào đây.
Câu 4. Dòng nào dưới đây gồm các từ ghép có nghĩa tổng hợp ?
A. Ma trơi, phụ lão, bộ đội, cá chép.
B. Hồn nhiên, nỗi niềm, tuổi thơ, hoa hồng.
C. Thân yêu, nỗi niềm, đùa nghịch, giáo viên.
Câu 5. Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “hiền” (trong câu “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.”) ?
A. Hiền lành, nhân nghĩa, nhân hậu, thương người.
B. Hiền hòa, hiền hậu, lành, nhân từ, nhân hậu
C. Hiền hậu, hiền lành, nhân ái, nhân từ, từ thiện.
Câu 6. Trong câu “Âm thầm suốt cuối mùa đông tích nhựa đắng, để đầu xuân thân phận xoan gầy khẳng trào ra các đầu cành những lộc bé xíu xinh xinh như móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn.” tác giả đã sử dụng biện pháp nào để tả cây xoan ?
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Nhân hóa và so sánh.
Câu 7. Các dấu phẩy trong câu “Cô biên tập viên xinh đẹp, áo dài màu lá mạ, đi lại, đứng ngồi ra chiều bối rối vì không giúp gì được cho đoàn.” Được dùng với chức năng gì ?
A. Ngăn cách giữa các bộ phận cùng làm vị ngữ.
B. Ngăn cách giữ chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách giữa các bộ phận của chủ ngữ.
Câu 8. Các vế của câu “Dần dần, câu chuyện hóa ra uể oải và nỗi nhớ bắt đầu xâm chiếm tâm trí.” được nối với nhau bằng cách nào ?
 Thí sinh không viết vào phần này
A. Nối bằng quan hệ từ đẳng lập.
B. Nối trực tiếp.
C. Nối bằng từ ngữ hô ứng.
Câu 9. Hai câu sau: “Tôm lay hai tên “hải tặc” kia. Chúng đứng phóc dậy hò reo sảng khoái.” liên kết với nhau bằng cách nào ?
A. Dùng từ ngữ nối
B. Thay thế từ ngữ :
(chúng thay hai tên “hải tặc”)
C. Lặp từ
Câu 10. Chủ ngữ trong câu“Nơi đây ngày xưa vào những sáng tinh mơ, khi sương mù lãng đãng, dòng sông như ngày hội phóng lao” là những từ ngữ nào ?
A. Những sáng sớm, sương mù, dòng sông.
B. Nơi đây, ngày xưa, dòng sông.
C. Dòng sông.
Câu 11. Em hãy viết 2 câu thành ngữ, tục ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên ?
-
-
Câu 12. Đọc hai câu thơ sau và cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến ?
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Ẩn dụ 
B. Nhân hóa
C. So sánh
 Thí sinh không viết vào phần này !
Câu 13. Câu: “ Hãy sống giản dị như Bác Hồ!” là loại câu gì ?
Câu kể
B. Câu cầu khiến
C. Câu cảm
Câu 14. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy ?
Vất vả, long lanh, lạ lùng, tấm tình.
Mênh mông, đất đen, dập dờn, vất vả.
C. Mênh mông, dập dờn, vất vả, long lanh. 
Câu 15. Những từ ngữ nào trong câu «Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng.» là tính từ ?
Gần, đầy, già, giường.
Gần, đầy, già, nặng, đêm.
Gần, đầy, mệt mỏi, già, nặng.
PHẦN II : TẬP LÀM VĂN
Câu 16. 
a) Em hãy viết một bài văn ngắn tả một người mà em hằng yêu thương và có nhiều ấn trượng sâu sắc đối với em.
b) Em hãy viết đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc của mình lúc tham dự lễ Khai mạc Hội thi, Giao lưu học sinh giỏi Toán, tiếng Việt lớp 5 vừa diễn ra hôm nay.
Bài làm
 Thí sinh không viết vào đây.
 Thí sinh không viết vào đây.

File đính kèm:

  • docDe tieng viet, ca nhan.doc.doc