Đề cương ôn thi học kì I – lớp 7 môn công nghệ

doc4 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kì I – lớp 7 môn công nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I – LỚP 7
MÔN CÔNG NGHỆ
PHẦN A: TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đất trung tính có trị số pH dao động trong khoảng nào?
A. pH = 3-9	
B. pH < 6,5	
C. pH = 6,6 – 7,5
D. pH >7,5
Câu 2. Nhóm phân nào sau đây là phân hóa học?
A. Supe lân, phân heo, urê.	
B. Urê, NPK, Supe lân.
C. Phân trâu, bò; bèo dâu; DAP. 
D. Cây muồng muồng, khô dầu dừa, NPK. 
Câu 3. Công việc làm đất nào có tác dụng dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tấng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển tốt?
A. Cày đất.
B. Bừa đất.	
B. Đập đất.	
D. Lên luống.
Câu 4: Dùng tay bắt sâu là trừ sâu bệnh bằng phương pháp gì?
A. Phương pháp canh tác. 
B. Phương pháp sử dụng giống chống sâu bệnh.
C. Phương pháp hóa học. 
D. Phương pháp thủ công.
Câu 5. Loại đất nào sau đây giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất?
a. Đất cát.
b. Đất thịt nặng.
c. Đất thịt nhẹ.
d. Đất cát pha.
Câu 6. Muốn phòng trừ sâu bệnh hại có hiệu quả nhất cần áp dụng biện pháp phòng trừ nào dưới đây?
a. Biện pháp sinh học.
b. Biện pháp hóa học.
c. Biện pháp tổng hợp và phối vận dụng các biện pháp.
d. Biện pháp phối hợp kiểm dịch và canh tác.
Câu 7:Loại phân nào sau đây không phải là phân hoá học?
A/ Phân đạm. 
B/ Phân Xanh.
C/ Phân lân. 
D/ Phân vi lượng.
Câu 8: Đất xám bạc màu là:
A/ Đất chứa nhiều chất dinh dưỡng. 
B/ Đất có nồng độ muối cao.
C/ Đất nghèo chất dinh dưỡng.
D/ Đất chứa nhiều muối phèn.
Câu 9 : Tác dụng của tăng vụ góp phần tăng thêm:
A/ Điều hòa dinh dưỡng
B/ Độ phì nhiêu
C/ Lương thực, thực phẩm
D/ Chất lượng nông sản
Câu 10 . Thay giống cũ bằng giống mới năng suất cao có tác dụng gì ?
A/ Tăng chất lượng nông sản 
B/ Làm tăng năng xuất cây trồng
C/ Tăng vụ trong năm 
D/ Làm thay đổi cơ cấu cấy trồng
Câu 11: Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống. (0,5đ)
Bón lót là bón phân vào đất khi (a)nhằm cung cấp (b)  cho cây con ngay khi nó mới mọc, bén rễ.
Câu 12: (0,5 đ) Trong các loại phân sau loại phân nào là phân hữu cơ ?
A/ Cây điền thanh; Supe lân; Phân bắc
B/ Nitragin; Phân bò; Khô dầu dừa
C/ Phân trâu; Khô dầu dừa; Phân xanh
D/ DAP; Cây muồng muồng; phân gà
Câu 13: (0,5 đ) Cây đỗ thu hoạch quả bằng phương pháp nào ?
A/ Hái bằng tay
B/ Nhổ bằng tay
C/ Đào bằng cuốc
D/ Cắt bằng kéo
Câu 14: (0,5 đ) Tác dụng của tăng vụ góp phần tăng thêm:
A/ Điều hòa dinh dưỡng
B/ Độ phì nhiêu
C/ Tăng vụ
D/ Sản phẩm thu hoạch
Câu 15. Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp chăm sóc cây trồng:
a. Tỉa, dặm.
b. Tưới, tiêu nước.
c. Làm cỏ, vun xới.
d. Cày đất.
Câu 16. Lấy phấn hoa của cây dùng làm bố thụ phấn cho nhụy hoa của cây dùng làm mẹ ta được phương pháp:
a. Chọn lọc.
b. Lai	.
c. Gây đột biến.
d. Nuôi cấy mô.
Câu 17. Người ta căn cứ vào đâu để chia đất thành đất chua, đất kiềm và đất trung tính:
a. Độ phì nhiêu của đất.
b. Thành phần cơ giới của đất	.
c. Màu đất.
d. Độ Ph.
Câu 18. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của loại đất nào sau đây kém nhất:
a. Đất thịt.
b. Đất cát	.
c. Đất sét.
d. Đất sét pha cát.
Câu 19. “ Làm đất, vệ sinh đồng ruộng” là biện pháp phòng trừ sâu, bệnh nào dưới đây:
a. Canh tác.
b. Thủ công	.
c. Hóa học.
d. Sinh học.
Câu 20. Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp dùng để cải tạo và bảo vệ đất:
a. Làm ruộng bậc thang. 
b. Cày sâu, bừa kĩ.
c. Bón phân. 
d. Trộn thuốc trừ mầm sâu, bệnh vào đất.
PHẦN B : TỰ LUẬN
Câu 1. Làm đất nhằm mục đích gì? Các công việc làm đất gồm những công việc gì?
Câu 2. Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ? Ở địa phương em đã áp dụng phương thức canh tác nào? Cho ví dụ?
Câu 3. Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt đối với nông nghiệp nước ta.
Câu 4. Giải thích vì sao phân hữu cơ, phân lân thường dùng bón lót , còn phân đạm, Kali, phân hỗn hợp thường dùng bón thúc. 
Câu 5. Thế nào là biến thái hoàn toàn? Thế nào là biến thái không hoàn toàn? Ở các dạng biến thái, giai đoạn nào sâu gây hại nhiều nhất?
Câu 6. Kể tên một số chủng loại động vật có lợi (tiêu diệt sâu hại) và một số chủng loại có hại (phá hoại mùa màng).

File đính kèm:

  • docDE CUONG HKI CHUAN 20112012 TRONG SOMA TRAN.doc