Đề cương ôn tập văn 8 học kì II 2012-2013

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập văn 8 học kì II 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN 8 HK II 2012-2013
 I. Văn Học
TT
Tên tác phẩm
Tác giả
Nghệ thuật
Ý nghĩa
1
Nhớ rừng
Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, là nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào thơ mới (1932-1945) buổi đầu. 
- Sử dụng bút pháp lãng mạn với nhiều biện pháp nghệ thuật.
- Xây dụng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng lớp ý nghĩa.
- Âm điệu thơ biến hóa qua mỗi đoạn thơ đối lập, thống nhất ở giọng điệu dữ dội, bi tráng.
Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ.
2
Quê hương
Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, quê Quảng Ngãi, là nhà thơ lớn, được giải thưởng Hồ Chí Minh.
- Sáng tạo nên những hình ảnh đẹp.
- Tạo liên tưởng so sánh độc đáo lời thơ bay bổng, đầy cảm xúc.
- Sử dụng thể thơ 8 chữ hiện đại có những sáng tạo mới mẻ, đầy cảm xúc.
 Bài thơ là lời bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển.
3
Khi con tu hú
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở Huế, là nhà thơ lớn của dân tộc.
- Lời thơ đầy ấn tượng, khi sôi nổi, khi tha thiết.
- Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. 
Thể hiện lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ Cách Mạng trẻ tuổi trong hoàn cảnh ngục tù.
4
Ngắm trăng
Hồ Chí Minh
- Nhà tù và cái đẹp, ánh sáng và bóng tối, vầng trăng và người nghệ lớn, thế giới bạn trong và ngoài tù.
- Sự đối sánh tương phản vừa có tác dụng thể hiện sức hút của những vẻ đẹp khác nhau, vừa thể hiện sự hô ứng tương đối thường thấy trong thơ truyền thống.
Tác phẩm thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của tác giả, của tâm hồn chiến sĩ bất chấp hoàn cảnh ngục tù.

7

Đi đường

Hồ Chí Minh

 - Kết cầu chặt chẽ, lời thơ tự nhiên, bình dị, gợi hình ảnh, giàu cảm xúc. – Tác dụng nhất định của bản dịch thơ trong việc chuyển dịch một bài thơ viết bằng chữ Hán.
 
 Viết về việc gian lao, từ đó nêu lên triết lí về dường đời cách mạng, vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
8
Nước Đại Việt ta
Nguyễn Trãi là một người yêu nước, anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới.
- Đoạn văn tiêu biểu cho nghệ thật hùng biện của văn học trung đại.
+ Viết theo thể văn biền ngẫu.
+ Lập luận chặt chẽ, có chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng.
Văn bản thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ Quốc, về đất nước và có ý nghĩa như một bản Tuyên ngôn Độc lập.
9
Bàn luận về phép học
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là người học rộng, hiểu sâu, làm quan triều Lê, đươc mọi người kính trọng.
- Lập luận, đối lập hai quan điểm về việc học.
- Luận điểm rõ ràng, ý nghĩa chặt chẽ, khúc chiết, thể hiện tấm lòng của một tri thức chân chính đối với đất nước.
 Bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sáng tỏ, Nguyễn Thiếp đã nêu lên quan điểm tiến bộ của ông về sự học.
12
Thuế máu
Nguyễn Ái quốc
- Tư liệu phong phú, xác thực.
- Hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
- Giọng điệu đanh thép.
- Ngòi bút trào phúng, sắc xảo.
Văn bản như một “bản án” tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của thực dân Pháp, đẩy người dân thuộc địa vào lò lửa chiến tranh. 
 - Cáo : là một thể văn chính luận, có tính chất quy phạm chặt chẽ thời trung đại, có chức năng công bố kết quả một sự nghiệp của vua chúa hoặc tướng lĩnh.
 - Chiếu : là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể được viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi, được công bố và đón nhận một cách trang trọng.  - Hịch : là thể văn chính luận trung đại có kết cấu chặt chẽ, li lẽ sắc bén dùng để khích lệ tinh thần đấu tranh chống quân xâm lược. - Tấu : là thể văn thư của bề tôi được viết bằng văn vần, văn biền ngẫu, văn xuôi, trình lên vua chúa ý kiến, đề nghị của mình.







































II. Tiếng Việt

KC
Khái niệm
1. 
Câu cầu khiến
* Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
* Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
2.
Câu cảm thán
* Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi...dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
- Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

3. 
Câu trần thuật
* Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận đinh, miêu tả,..
- Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc...( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
* Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
* Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp. 
4 . 
Câu phủ định
* Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, đâu.....
*Câu phủ định dùng để :
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (Câu phủ định miêu tả)
- Phản bác một ý kiến, một nhận định.(Câu phủ định bác bỏ).
Hội thoại
*Vai hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại . Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
- Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) .
- Quan hệ thân-sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình)
* Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời .
* Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc tranh vào lời người khác.
* Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.

File đính kèm:

  • docOn thi HK2 1212 van 8.doc