Đề cương ôn tập ngữ văn 7 - Học kỳ II năm học 2013-2014

pdf5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập ngữ văn 7 - Học kỳ II năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hùng Thắng Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 7-HKII năm học 2013-2014 
 
 
 
1 
 ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II 
 Năm học 2013-2014 
 
A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC 
I. Phần Văn Bản: 
1. Các văn bản nghị luận hiện đại: 
ST
T 
Tên bài-
Tác giả 
Đề tài 
nghị 
luận 
Luận điểm Phƣơng 
pháp lập 
luận 
Nghệ thuật Nội dung Ý nghĩa văn 
bản 
 
 
 
 
 
1 
Tinh thần 
yêu nước 
của nhân 
dân ta (Hồ 
Chí Minh) 
Tinh 
thần 
yêu 
nước 
của dân 
tộc Việt 
Nam. 
Dân ta có một 
lòng nồng nàn 
yêu nước. Đó 
là một truyền 
thống quí báu 
của ta. 
Chứng 
minh 
Luận điểm ngắn 
gọn, lập luận 
chặt chẽ, dẫn 
chứng toàn diện, 
tiêu biểu, thuyết 
phục. Bài văn là 
một mẫu mực về 
lập luận, bố cục, 
cách dẫn chứng 
của thể văn nghị 
luận. 
Bài văn đã làm sáng 
tỏ chân lí: “Dân ta 
có một lòng nồng 
nàn yêu nước. Đó là 
truyền thống quí báu 
của ta”. 
Truyền thống 
yêu nước quý 
báu của nhân 
dân ta cần được 
phát huy trong 
hoàn cảnh lịch 
sử mới để bảo 
vệ đất nước. 
 
 
 
 
 
 
2 
 
 
Đức tính 
giản dị 
của Bác 
Hồ (Phạm 
Văn 
Đồng) 
 
 
 
 
Đức 
tính 
giản dị 
của Bác 
Hồ. 
Bác giản dị 
trong mọi 
phương diện: 
bữa cơm (ăn), 
cái nhà (ở), lối 
sống, cách nói, 
viết. Sự giản dị 
ấy đi liền với 
sự phong phú 
rộng lớn về đời 
sống tinh thần 
ở Bác. 
Chứng 
minh 
(kết hợp 
với giải 
thích và 
bình luận) 
Dẫn chứng cụ 
thể, xác thực, 
toàn diện, kết 
hợp chứng minh, 
giải thích, bình 
luận. 
Lời văn giản dị, 
giàu cảm xúc. 
Giản dị là đức tính 
nổi bật ở Bác Hồ: 
giản dị trong đời 
sống, trong quan hệ 
với mọi người, trong 
lời nói và bài viết. Ở 
Bác, sự giản dị hòa 
hợp với đời sống 
tinh thần phong phú, 
với tư tưởng và tình 
cảm cao đẹp. 
Ca ngợi phẩm 
chất cao đẹp, 
đức tính giản dị 
của chủ tịch Hồ 
Chí minh. 
Bài học về việc 
học tập, rèn 
luyện noi theo 
tấm gương của 
chủ tịch Hồ Chí 
Minh. 
 
2. Các truyện hiện đại: 
 
TT Tên bài Tác giả Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa văn bản 
 
 
 
 
1 
 
 
 
Sống chết 
mặc bay 
 
 
 
Phạm Duy 
Tốn 
Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn 
toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân 
dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ 
đứng đầu là tên quan phủ “lòng lang dạ thú”. 
 Giá trị nhân đạo : 
+ Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước 
cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân do 
thiên tai 
 + Lên án thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm 
quyền trước tình cảnh, cuộc sống “nghìn sầu 
muôn thảm” của nhân dân. 
- Kết hợp thành 
công hai phép 
nghệ thuật tương 
phản và tăng cấp. 
- Lựa chọn ngôi 
kể khách quan 
- Ngôn ngữ kể, tả 
ngắn gọn khắc 
họa chân dung 
nhân vật sinh 
động 
Phê phán, tố cáo 
thói bàng quan vô 
trách nhiệm của 
tên quan phụ mẫu; 
đồng cảm, xót xa 
với tình cảnh thê 
thảm của nhân dân 
lao động do thiên 
tai và thái độ vô 
trách nhiệm của 
kẻ cầm quyền gây 
nên. 
3. Văn bản nhật dụng: 
 
Tên văn bản Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa văn bản 
 
Ca Huế trên Sông 
Hƣơng 
(Hà Ánh Minh) 
Ca Huế là một hình thức sinh 
hoạt văn hóa – âm nhạc thanh 
lịch và tao nhã; một sản phẩm 
tinh thần đáng trân trọng, cần 
được bảo tồn và phát triển. 
- Viết theo thể bút kí 
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình 
ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm 
chất thơ. 
- Miêu tả âm thanh, cảnh vật, 
con người sinh động. 
Văn bản thể thiển lòng yêu 
mến, niềm tự hào đối với di 
sản văn hóa độc đáo của 
Huế, cũng là một di sản văn 
hóa của dân tộc. 
4. Văn học dân gian: 
Trường THCS Hùng Thắng Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 7-HKII năm học 2013-2014 
 
 
 
2 
 Tục ngữ: 
Khái niệm Chủ đề Nội dung Nghệ thuật 
Những câu nói dân gian ngắn 
gọn, ổn định, có nhịp điệu, 
hình ảnh, thể hiện những kinh 
nghiệm của nhân dân về mọi 
mặt (tự nhiên, lao động sản 
xuất, xã hội), được nhân dân 
vận dụng vào đời sống, suy 
nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng 
ngày. 
Tục ngữ về thiên 
nhiên và lao động 
sản xuất 
 
 Truyền đạt những kinh 
nghiệm quý báu của nhân dân 
trong việc quan sát các hiện 
tượng thiên nhiên, lao động 
sản suất. 
- Ngắn gọn, hàm xúc, giàu hình ảnh, 
lập luận chặt chẽ 
- Thường gieo vần lưng 
- Các vế đối xứng nhau 
 
Tục ngữ về con 
người và xã hội 
Tôn vinh giá trị con người, 
đưa ra nhận xét, lời khuyên 
về những phẩm chất và lối 
sống mà con người cần phải 
có. 
Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô 
đúc. 
Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, 
điệp ngữ, đối, … 
Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, 
dễ vận dụng. 
 Yêu cầu: 
1. Nhận biết tác giả, tác phẩm, thể loại của các văn bản; hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản. 
2. Nêu được khái niệm tục ngữ; thuộc lòng và nội dung, nghệ thuật từng câu tục ngữ theo các chủ đề: tục ngữ về thiên nhiên 
và lao động sán xuất; tục ngữ về con người và xã hội. 
 
II. Phần Tiếng Việt: 
 
 
 
 
Rút gọn câu 
 
 
-Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. 
- Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích sau: 
+ Làm cho câu gọn hơn vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu 
đứng trước. 
+ Ngụ ý hoạt động đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ CN 
 - Cách dùng câu rút gọn. Khi rút gọn câu cần chú ý: 
+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói. 
+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. 
 
 
Câu đặc biệt 
- Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN-VN. 
- Tác dụng: 
+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong câu; 
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; 
+ Bộc lộ cảm xúc; 
+ Gọi đáp. 
Câu chủ động Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ 
chủ thể của hoạt động). 
 
Câu bị động 
Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của con người, vật khác hướng vào (chỉ 
đối tượng của hoạt động). 
 
 
 
Thêm trạng ngữ 
cho câu 
- Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, 
phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. 
- Về hình thức: 
 + Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. 
 + Giữa TN với CN và VN thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. 
- Công dụng của trạng ngữ: 
+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu góp phần làm cho nội dung của câu được 
đầy đủ, chính xác. 
+ Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn, bài văn mạch lạc. 
-Tách trạng ngữ thành câu riêng: Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc những tình 
huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách TN, đặc biệt là TN đứng ở cuối câu, thành những câu 
riêng. 
Dùng cụm chủ vị 
để mở rộng câu 
- Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, 
làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. 
- Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ 
đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V. 
Trường THCS Hùng Thắng Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 7-HKII năm học 2013-2014 
 
 
 
3 
 
Dấu chấm lửng 
Dấu chấm lửng được dùng để: 
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết; 
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; 
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay 
hài hước, châm biếm. 
 
Dấu chấm phẩy 
Dấu chấm phẩy được dùng để: 
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp; 
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê có cấu tạo phức tạp. 
 
Dấu gạch ngang 
Dấu chấm phẩy được dùng để: 
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; 
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê; 
- Nối các từ nằm trong một liên danh. 
 
Phép liệt kê 
- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn 
những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. 
- Các kiểu kiệt kê: 
+ Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp. 
+ Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến. 
 Yêu cầu 
1.Nắm được khái niệm, công dụng của các kiểu câu (câu rút gọn, câu chủ động, câu bị động, câu đặc biệt, dùng cụm chủ-
vị để mở rộng câu, thêm trạng ngữ cho câu); nhận biết và vận dụng các kiểu câu trong viết câu, viết đoạn. 
2. Nắm được khái niệm phép liệt kê, các kiểu liệt kê. 
3. Nắm được công dụng của các dấu câu: dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang. 
III. Phần Tập Làm Văn: 
 1. Phƣơng thức nghị luận: 
 - Ôn kĩ phương thức lập luận giải thích. 
 - Chủ đề: Tương thân tương ái, lòng biết ơn, tình cảm gia đình, môi trường,... 
 Các bước làm bài văn lập luận giải thích: 4 bước 
 + Tìm hiểu đề và tìm ý, 
 + Lập dàn bài, 
 + Viết bài 
 + Đọc và sửa bài. 
 Dàn bài chung cho bài văn lập luận giải thích: 
 - Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích và nêu câu trích dẫn (nếu có). 
- Thân bài: Vận dụng lí lẽ, dẫn chứng lần lượt giải các luận điểm. 
 Luận điểm 1: - Giải thích khái niệm/ ý nghĩa của vấn đề 
 Luận điểm 2: Giải thích nguyên nhân vấn đề. 
 Luận điểm 3: Bài học rút ra từ vấn đề đó. 
 - Kết bài: Khẳng định giá trị của vấn đề nghị luận. 
 Yêu cầu: Nắm được 
1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích. 
2. Dàn bài bài văn lập luận giải thích. 
(Chú ý hệ thống câu hỏi lập luận trong văn giải thích: Như thế nào? Tại sao? Lời khuyên gì?) 
 B. BÀI TẬP 
 I. Phần Văn 
1. Kể tên và tóm tắt các truyện hiện đại (kèm tên tác giả) đã học? Nêu ý nghĩa của văn bản đó? 
2. Nêu tên văn bản, tác giả, phương thức lập luận và luận điểm chính của các văn bản nghị luận đã học trong chương trình Ngữ 
văn 7? 
3. Thế nào là tục ngữ? Chép thuộc lòng một câu tục ngữ về chủ đề thiên nhiên - lao động sản xuất và một câu tục ngữ về con 
người và xã hội? Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ ấy? Tìm câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc 
trái nghĩa với câu tục ngữ đó? 
II. Phần Tiếng Việt: 
1. Thế nào là câu rút gọn? Thế nào là câu chủ động (câu bị động)? Thế nào là phép liệt kê? 
2. Chuyển câu sau đây thành câu bị động (theo hai cách). 
 a. Con người đã huỷ diệt các loài sinh vật biển quý hiếm. 
 b. Các nhà máy thải khí độc làm ô nhiễm môi trường sống. 
 c. Ban giám hiệu nhà trường biểu dương toàn chi đội lớp 7A. 
 d. Chúng em thực hiện nội quy nhà trường rất nghiêm túc. 
Trường THCS Hùng Thắng Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 7-HKII năm học 2013-2014 
 
 
 
4 
 3. Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn, câu bị động, câu mở rộng và thành phần phụ trạng ngữ trong đoạn văn sau. Nêu 
công dụng của mỗi loại câu và trạng ngữ? 
a. Những năm tháng xa quê. Giông tố cuộc đời tưởng chừng như cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng 
sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la 
vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm 
thẳm canh khuya. Yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. (Mai Văn Tạo) 
b. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. 
Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho của quý kín đáo ấy đều 
được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất 
cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Hồ Chí Minh) 
c.Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm. Nằm trên dòng Hương Giang 
thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.(Hà Ánh Minh) 
d. Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. 
Một hồi còi.(Nguyễn Hữu Trí Huân) 
e. ...Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể phải xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc 
mơ thôi. (Khánh Hoài) 
g. Tháng mười hai. Dã quỳ nở rộ. Tôi mê mẩn ngắm những giậu hoa nở vàng rực ven đường. Mê mẩn nghe hương nồng 
hăng hắc bao trùm cả không gian, ôm ấp những dãy đồi. Cái lạnh se sắt của trời đông xứ lạnh dường như cũng nép mình 
trước những tràng hoa… (Nhật Lạc Lâm - Đông Quỳ) 
 4. Tìm và nêu công dụng của phép liệt kê có trong đoạn trích sau : 
a. […] Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, 
to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. 
b. …Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn các điệu lí như: Lí con 
sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam. 
c. Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. 
5. Phân tích cấu tạo các câu sau, chỉ ra cụm C-V mở rộng câu và mở rộng thành phần nào? 
a. Mẹ về là một tin vui. 
b. Tôi rất thích quyển truyện bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật. 
c. Chúng tôi đã làm xong bài tập mà thầy giáo cho về nhà. 
d. Mùa xuân đến làm cho mọi vật có thêm sức sống mới. 
III. Phần TLV: Lập dàn ý chi tiết cho các đề bài thuộc các chủ đề sau 
 Một số chủ đề: tương thân tương ái, lòng biết ơn, gia đình, đạo đức: 
- Bầu ơi thương lấy bí cùng, 
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. 
- Thương người như thể thương thân. 
- Lá lành đùm lá rách. 
- Uống nước nhớ nguồn. 
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
 Người trong một nước phải thương nhau cùng. 
 - Anh em như thể tay chân, 
 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. 
 - Đói cho sạch, rách cho thơm. 
 - Chị ngã, em nâng. 
 Một số dàn bài giải thích gợi ý theo các chủ đề trên: 
Chủ đề: Lòng biết ơn (Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhơ kẻ trồng cây) 
- Mở bài: giới thiệu vấn đề cần giải thích với ý nghĩa là lòng biết ơn./Trích dẫn câu tục ngữ 
- Thân bài: Vận dụng lí lẽ dẫn chứng lần lượt giải thích các luận điểm 
 Luận điểm 1: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ (nghĩa đen và nghĩa bóng) 
 Luận điểm 2: Giải thích tại sao ta phải nhớ ơn? (Lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống những thành quả mà cha ông tạo ra 
để con cháu đời sau hưởng thụ ở nhiều lĩnh vực: từ của cải vật chất, thành tựu văn hóa nghệ thuật, sự hi sinh xương máu để 
giành độc lập,…) 
 Luận điểm 3: Thể hiện lòng biết ơn như thế nào? (Liên hệ mọi người nói chung và bản thân em nói riêng) 
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ. 
Chủ đề tương thân tương ái: (Lá lành đùm lá rách, Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một 
giàn;Thương người như thể thương thân.) 
Trường THCS Hùng Thắng Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 7-HKII năm học 2013-2014 
 
 
 
5 
- Mở bài: giới thiệu vấn đề cần giải thích với ý nghĩa là sự yêu thương đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau./ Trích dẫn câu tục ngữ 
hoặc ca dao. 
- Thân bài: Vận dụng lí lẽ dẫn chứng lần lượt giải thích các luận điểm 
 Luận điểm 1: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ, ca dao (nghĩa đen và nghĩa bóng) 
 Luận điểm 2: Giải thích tại sao ta phải yêu thương, giúp đỡ nhau 
+ Là người trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng động (lấy dẫn 
chứng cụ thể trong gia đình, xã hội,…) 
+ Nhờ có sự tương thân, tương ái, yêu thương giúp đỡ nhau mà những người gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống 
được giúp đỡ và vượt qua khỏi cuộc sống khó khăn (dẫn chứng) 
 Luận điểm 3: Thực hiện tinh thần tương thân tương ái như thế nào? 
- Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa vấn đề. 
 HẾT 
 
 

File đính kèm:

  • pdfDe cuong on ngu van 7 HKII.pdf
Đề thi liên quan