Đề cương ôn tập môn: Sinh học 7 năm học: 2012 - 2013

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn: Sinh học 7 năm học: 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN: SINH HỌC 7
NĂM HỌC: 2012-2013
1. Nêu đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của lưỡng cư vừa thích nghi ở cạn vừa ở nước thông qua đại diện ếch đồng?
 - Cấu tạo
 + Cấu tạo ngoài
Đầu dẹp, nhọn, khớp với than thành một khối thuôn nhọn về phía trước
Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu
Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí
Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng 
Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt 
Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)
 + Cấu tạo trong
Tiêu hóa: miệng có lưỡi có thể phóng ra bắt mồi
Hô hấp: xuất hiện phổi
Tuần hoàn: xuất hiện vòng tuần hoàn phổi, tạo thành 2 vòng tuần hoàn với tim 3 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
Bài tiết: thận vẫn là thận giữa
Thần kinh: não trước, thùy thị giác phát triển. Tiểu não kém phát triển 
Sinh dục: ếch đực không có cơ quan giao phối. Ếch cái đẻ trứng. Thụ tinh ngoài
 - Hoạt động sống
 + Ếch sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước, ao hồ
 + Kiếm ăn vào ban đêm, trú đông, là động vật biến nhiệt
2. Trình bày lí do vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ước, gần bờ nước?
 Vì ếch chủ yếu hô hấp qua da, nếu ếch sống ở nơi khô ráo thì da sẽ khô, cơ thể mất nước do đó ếch sẽ chết
3. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài và đặc điểm sinh sản của thằn lằm thể hiện sự thích nghi với điều kiện ở nơi khô ráo?
 - Đặc điểm cấu tạo ngoài
 Da khô, có vảy sừng bao bọc; mắt có mi cử động có nước mắt; cổ dài linh hoạt; màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ bên đâu; than và đuôi dài, là động lực chính của sự di chuyển; bàn chân năm ngón có vuốt
 - Đặc điểm sinh sản
 Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối. Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái. Thằn lằn cái đẻ từ 5 – 10 trứng vào các hốc đất khô ráo. Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng, thằn lằn mới nở đã bết đi tìm mồi
4. Trình bày sự tiến hóa của thằn lằn với ếch đồng thông qua cấu tạo các cơ quan?
 - Ếch đồng
 + Hô hấp: phổi đơn giản, ít vách ngăn (chủ yếu hô hấp bằng da)
 + Tuần hoàn: tim 3 ngăn gồm 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu pha nhiều 
 + Bài tiết: bài tiết bằng thận giữa, có bóng đái lớn
 - Thằn lằn
 + Hô hấp: phổi có nhiều ngăn (cơ liên sườn tham gia vào hô hấp)
 + Tuần hoàn: tim 4 ngăn tạm thời, tâm thất có vách hụt, máu ít pha
 + Bài tiết: bài tiết bằng thận sau, xoan huyệt có khả năng hấp thụ lại nước
5. Trình bày cấu tạo phù hợp với sự di chyển trong không khí của lớp chim thông qua đại diện chim bồ câu?
 - Phổi có mạng ống khí dày đặc tạo nên bề mặt trao đổi khí rộng
 - Có hệ thống túi khí phân nhánh (9 túi khí) len lỏi vào giữa các hệ cơ qun và trong các khoang xương rỗng của xương
 - Túi khí làm giảm khối lượng riêng và ma sát nội quan khi bay
 - Khi bay hô hấp bằng hệ thống túi khí
 - Khi đậu hô hấp bằng phổi
 - Thân hình thoi được phủ bởi lớp lông vũ nhẹ và xốp
 - Hàm không răng, có mỏ sừng bao bọc
 - Chi trước biến thành cánh. Chi sau có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau
 - Không có bóng đái
 - Chim mái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển 
6. Mô tả đặc điểm cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan của đại diện lớp thú? Nêu đặc điểm chung của lớp thú?
Hệ cơ quan
Vị trí
Thành phần
Chức năng
Tuần hoàn
Lồng ngực
Tim có 4 ngăn, mạch máu
Máu vận chuyển theo vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Hô hấp
Trong khoang ngực
Khí quản, phế quản và phổi (mao mạch)
Dẫn khí và trao đổi khí
Tiêu hóa
Khoang bụng
Miệng, thực quản, dạ dày, ruột, manh tràng, tuyến gan, tụy
Tiêu hóa thức ăn (đặc biệt là xenlulozo)
Bài tiết
Trong khoang bụng sát ống lưng
2 thận, ống dẫn tiểu, bóng đái, đường tiểu
Lọc từ máu, chất thừa và thải nước tiểu ra ngoài cơ thể 
 Còn lại: sgk
Người soạn
Thanh
Trần Thiên Thanh

File đính kèm:

  • docDe cuong sinh 7 hkii.doc
Đề thi liên quan