Đề cương ôn tập học kì II môn công nghệ lớp 11

doc11 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 10293 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn công nghệ lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11
I. Đại cương về động cơ đốt trong
1. Khái niệm, phân loại ĐCĐT
2. Nguyên lý làm việc của động cơ 2 kì, động cơ 4 kì.
II. Cấu tạo của ĐCĐT
Thân máy và nắp máy.
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
Cơ cấu phân phối khí.
Hệ thống bôi trơn.
Hệ thống làm mát.
Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.
Hệ thống đánh lửa.
Hệ thống khởi động.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
MÔN: CÔNG NGHỆ 11
NĂM HỌC 2013-2014
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TLKQ
TNKQ
TLKQ
TNKQ
TLKQ
Khái quát về ĐCĐT
Hiểu được các loại ĐCĐT
.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 Câu
0,5 điểm
5%
1 Câu
0,5 điểm
5%
Nguyên lí làm việc của ĐCĐT
Hiểu được nguyên lí làm việc của tường loại động cơ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
3 câu
1,5 điểm
15 %
3 câu
1,5 điểm
15 %
Thân máy và nắp máy
Phân biệt được thân máy, nắp máy của động cơ làm mát bằng nước và động cơ làm mát bàng không khí
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 Câu
0,5 điểm
5%
1 Câu
0,5 điểm
5%
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
Hiểu được mối quan hệ giữa các bộ phận của cơ cấu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 Câu
0,5 điểm
5%
1 Câu
0,5 điểm
5%
Cơ cấu phân phối khí
Nhận biết được cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo và cơ cấu phân phối khí dùng xuapap đặt
Hiểu được nguyên lí làm việc của mỗi cơ cấu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 Câu
0,5 điểm
5%
1 Câu
0,5 điểm
5%
2 Câu
1 điểm
10%
Hệ thống bôi trơn
Biết được các bộ phận của hệ thống
Hiểu được nguyên lý làm việc của hệ thống
Giải thích được tại sao không cần cung cấp dầu liên tục như xăng.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 Câu
1 điểm
10%
Đề 4
1 Câu
2 điểm
20%
Đề 4
1 Câu
2 điểm
20%
Đề 4
3 câu
5 điểm
50%
Hệ thống làm mát
Biết được các bộ phận của hệ thống
Hiểu được nguyên lý làm việc của hệ thống
Giải thích được nhiệm vụ của van hằng nhiệt
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 Câu
1 điểm
10%
Đề 3
1 Câu
2 điểm
20%
Đề 3
1 Câu
2 điểm
20%
Đề 3
3 câu
5 điểm
50%
Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng
Biết được các bộ phận của hệ thống
Hiểu được vị trí hình thành hòa khí trong từng hệ thống
Hiểu được nguyên lý làm việc của hệ thống
Liên hệ với thực tế để chỉ rõ ưu, nhược điểm của hệ thống
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 Câu
1 điểm
10%
Đề 1
1 Câu
0,5 điểm
5%
1 Câu
2 điểm
20%
Đề 1
1 Câu
2 điểm
20%
Đề 1
1 Câu
0,5 điểm
5%
3 câu
5 điểm
50%
Hệ thống đánh lửa
Hiểu được chức năng của các chi tiết trong hệ thống.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 Câu
0,5 điểm
5%
1 Câu
0,5 điểm
5%
Hệ thống khởi động
Biết được các bộ phận của hệ thống
Hiểu được nguyên lý làm việc của hệ thống
Giải thích cách sử dung hệ thống khởi động để tăng tuổi thọ của hệ thống
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 Câu
1 điểm
10%
Đề 2
1 Câu
2 điểm
20%
Đề 2
1 Câu
2 điểm
20%
Đề 2
3 câu
5 điểm
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1 Câu
0,5 điểm
5 %
1 Câu
1 điểm
10%
8 Câu
4 điểm
40%
1 câu
2 điểm
20 %
1 Câu
0,5 điểm
5%
1 câu
2 điểm
20 %
13 câu
10 điểm
100 %
Trường THPT Trại Cau 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Họ và tên: 
Môn Công Nghệ
Lớp 11 
Thời gian: 45 phút
Đề 1
I. Phần trắc nghiệm khách quan: 5 điểm
Câu 1: Trong hệ thống làm mát, bộ phận nào quan trọng nhất?
A. các chi tiết làm mát B. két làm mát C. van hằng nhiệt D. không có
Câu 2: Động cơ 4 kì là loại ĐC:
A. Tổng hợp 4 quá trình:Nạp, Nén, Nổ, Xả. B. Có 4 hành trình của pittông
C. Trục khuỷu quay 1/2 vòng.	 D. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Thể tích của các kì: cháy-giản nở, xả, nạp, nén sắp xếp theo trình tự nào?
A. Tăng, tăng, giăm, giảm.	B. Tăng ,giảm,giảm, tăng
C. Tăng, giảm, tăng, giảm.	D. Giảm, tăng, giẳm, tăng.
Câu 4: Trong ĐCĐT, một hành trình trục khuỷu quay :
A. 1 vòng	B. 2 vòng	C. 4 vòng. D. ½ vòng
Câu 5: Trong cơ cấu phân phối khí, bánh răng trục khuỷu gấp mấy lần bánh răng trục cam:
A. 2 lần	B. bằng nhau	C. ½ lần D. 1 lần
Câu 6: Nhiệm vụ của hệ thống khởi động là:
A. Làm quay bánh đà B. Làm quay trục khuỷu 
 C. Làm động cơ tự nổ máy	 D. Làm pít tông dịch chuyển
Câu 7: Chi tiết nào KHÔNG có trong trục khuỷu ?
A. Chốt khuỷu. B. Bạc lót.	C. Cổ khuỷu.	 D. Má khuỷu
Câu 8: Trong hệ thống phun xăng bộ phận nào bộ phận nào điều khiển chế độ làm việc của vòi phun?
A. Bơm xăng. B. Các cảm biến. C. Bộ điều khiển phun. D. Bộ chế hòa khí.
Câu 9 : Nhiệm vụ của hệ thống .........................là cung cấp tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí trong xi lanh động cơ xăng đúng thời điểm.
A. Cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.
B. Bôi trơn.
C. Khởi động.
D. Đánh lửa.
Câu 10: Hãy nêu công dụng của hệ thống bôi trơn động cơ?
A. Lọc sạch các tạp chất lẫn trong dầu nhờn và tẩy rửa các bề mặt ma sát;	
B. Làm mát bề mặt ma sát, làm mát dầu nhờn để bảo đảm tính năng lý hoá của nó;
C. Đưa dầu tới các bề mặt ma sát để bôi trơn;
D. Tất cả các nhiệm vụ trên.
II. Phần tự luận: 5 điểm
Cho các cụm từ sau:
Bơm xăng; Bầu lọc khí; Bộ chế hòa khí; Thùng xăng; Bầu lọc xăng; Xilanh động cơ
 1.Điền các cụm từ đã cho vào khung chữ nhật để hoàn thành sơ đồ sau:
 2.Phân tích nguyên lí làm việc của hệ thống.
 3.Nêu ưu, nhược điểm của hệ thống.
Trường THPT Trại Cau 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Họ và tên: 
Môn Công Nghệ
Lớp 11 
Thời gian: 45 phút
Đề 2	
I. Phần trắc nghiệm khách quan: 5 điểm
Câu 1: Ở kì cháy-giản nở, áp suất và thể tích trong xinh lanh thay đổi như thế nào?
A. P tăng, V giảm B. P tăng, V tăng C. P giảm, V tăng D. P giảm, V giảm
Câu 2: Ở ĐC xăng 2 kì, dầu pha vào xăng nhằm mục đích:
A. Làm mát B. tăng tuổi thọ C. Bôi trơn D. tiết kiệm nhiên liệu
Câu 3: Trong cơ cấu phân phối khí, bánh răng trục khuỷu gấp mấy lần bánh răng trục cam:
A. ½ lần B. bằng nhau C. 1 lần D. 2 lần
Câu 4 : . Dấu hiệu để nhận biết cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo là : các xupap được lắp ở . . . . . 
	A. Cacte. B. Thân máy. C. Xilanh. 	 D. Nắp máy.
Câu 5: Trong hệ thống phun xăng, hòa khí được hình thành ở đâu?
A. Hòa khí được hình thành ở bộ chế hòa khí.
B. Hòa khí được hình thành ở vòi phun.
C. Hòa khí được hìnhthành ở đường ống nạp.
D. Hòa khí được hình thành ở xi lanh.
Câu 6: Trên ĐC 4 kì, kì nào sinh công:
A. Nén B. Nạp. C. Cháy-giãn nở D. Thải.
 Câu 7: Nhiệm vụ của hệ thống khởi động là:
A. Làm quay bánh đà	 B. Làm quay trục khuỷu
 C. Làm động cơ tự nổ máy	 D. Làm pít tông dịch chuyển.
Câu 8
Động cơ 4 kì 6 xilanh thì có mấy má khuỷu:
A. 6 má B. 3 má C. 12 má D. 18 má
Câu 9
Chi tiết nào của hệ thống đánh lửa điện tử quyết định thời điểm đánh lửa:
A. Máy phát điện B. Điôt Đ1 C. Điôt Đ2 D. Điôt ĐĐK Câu 10: Trong 1 chu trình hoạt động của ĐC 4 kì, cả 2 xupáp đều đóng khi:
A.Nạp và nén B. Cháy và xả C. Xả và nạp	 D. Nén và cháy 
II. Phần tự luận: 5 điểm
1. Nêu cấu tạo của hệ thống khởi động bằng động cơ điện?
2. Nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện
3. Khi sử dụng hệ thống để tăng tuổi thọ của hệ thống ta phải chú ý điều gì?
Trường THPT Trại Cau 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Họ và tên: 
Môn Công Nghệ
Lớp 11 
Thời gian: 45 phút
Đề 3	
I. Phần trắc nghiệm khách quan: 5 điểm
Câu 1: Trong hệ thống phun xăng bộ phận nào điều khiển chế độ làm việc của vòi phun?
A. Bơm xăng. B. Các cảm biến. C. Bộ điều khiển phun. D. Bộ chế hòa khí.
Câu 2: Trong động cơ điêzen, nhiên liệu được phun vào xi lanh ở thời điểm nào?
A. Đầu kỳ nạp.	B. Cuối kỳ nạp.	C. Đầu kỳ nén.	D. Cuối kỳ nén.
Câu 3: Trong một chu trình làm việc của động cơ điêzen 4 kỳ, ở giữa kỳ nén bên trong xi lanh chứa gì?
A. Không khí.	B. Dầu điêzen và không khí.
C. Hòa khí (Xăng và không khí).	D. Xăng.
Câu 4: Chi tiết nào KHÔNG phải là của hệ thống làm mát :
A. Két nước	B. Van khống chế dầu
C. Van hằng nhiệt	D. Bơm nước.
Câu 5: Chi tiết nào KHÔNG có trong trục khuỷu ?
A. Chốt khuỷu. B. Bạc lót.	C. Cổ khuỷu.	 D. Má khuỷu
Câu 6: Trong hệ thống làm mát bộ phận nào điều khiển nhiệt độ của nước?
A. Bơm nước. B. Van hằng nhiệt. C. Ống phân phối nước. D. Két nước.
Câu 7: Nhiệm vụ của hệ thống khởi động là:
A. Làm quay bánh đà	 B. Làm quay trục khuỷu
 C. Làm động cơ tự nổ máy	 D. Làm pít tông dịch chuyển.
Câu 8
Động cơ 4 kì 6 xilanh thì có mấy má khuỷu:
A. 6 má B. 3 má C. 12 má D. 18 má
Câu 9
Chi tiết nào của hệ thống đánh lửa điện tử quyết định thời điểm đánh lửa:
A. Máy phát điện B. Điôt Đ1 C. Điôt Đ2 D. Điôt ĐĐK Câu 10: Trong 1 chu trình hoạt động của ĐC 4 kì, cả 2 xupáp đều đóng khi:
A.Nạp và nén B. Cháy và xả C. Xả và nạp	 D. Nén và cháy 
II. Phần tự luận: 5 điểm
1. Nêu cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức?
2. Nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức?
3. Tại sao hệ thống lại có tên là “tuần hoàn cưỡng bức”?
Trường THPT Trại Cau 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Họ và tên: 
Môn Công Nghệ
Lớp 11 
Thời gian: 45 phút
Đề 4	
I. Phần trắc nghiệm khách quan: 5 điểm
Câu 1: Ở kì Nạp, áp suất và thể tích trong xinh lanh thay đổi như thế nào?
A. P tăng, V giảm B. P tăng, V tăng C. P giảm, V tăng D. P giảm, V giảm
Câu 2
Chu trình làm việc của ĐCĐT 4 kì là:
A.Nạp - CDN – Nén – Thải. C. Nạp – Thải – Nén – CDN.
B.Nạp – Nén – CDN – Thải. D. Nén – CDN – Thải – Nạp.
Câu 3
Trong hệ thống nhiên liệu dùng bộ chê hòa khí, hòa khí được hình thành ở:
A. Họng khuếch tán C. Đường ống nạp.
B. Buồng phao. D.Bầu lọc khí.
Câu 4
Động cơ nào phải pha dầu vào xăng khi hoạt động:
A. Động cơ xăng 4 kì C. Động cơ xăng 2 kì.
B. Động cơ điêzen 4 kì D. Động cơ điêzen 2 kì. 
Câu 5
Động cơ đốt trong 4 kì 8 xi lanh thì có số chốt khuỷu là:
A. 4 B. 8 C. 16 D. 24
Câu 6
Động cơ nào sau đây còn gọi là động cơ van trượt:
A. Động cơ 4 kì C. Động cơ xăng
B. Động cơ điêzen D. Động cơ 2 kì
Câu 7: Trong hệ thống phun xăng, hòa khí được hình thành ở đâu?
A. Hòa khí được hình thành ở bộ chế hòa khí.
B. Hòa khí được hình thành ở vòi phun.
C. Hòa khí được hình thành ở đường ống nạp.
D. Hòa khí được hình thành ở xi lanh.
Câu 8: Nhiệm vụ của hệ thống khởi động là:
A. Làm quay bánh đà	 B. Làm quay trục khuỷu
 C. Làm động cơ tự nổ máy	 D. Làm pít tông dịch chuyển.
Câu 9: Chi tiết nào của hệ thống đánh lửa điện tử quyết định thời điểm đánh lửa:
A. Máy phát điện B. Điôt Đ1 C. Điôt Đ2 D. Điôt ĐĐK 
Câu 10: Trong 1 chu trình hoạt động của ĐC 4 kì, cả 2 xupáp đều đóng khi:
A.Nạp và nén B. Cháy và xả C. Xả và nạp	 D. Nén và cháy 
II. Phần tự luận: 5 điểm
1. Nêu cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức?
2. lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức?
3.Tại sao dầu trong hệ thống bôi trơn lại không phải bổ sung liên tục như xăng?
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm khách quan: mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
D
C
D
C
B
B
C
D
D
Thùng xăng
Bơm xăng
Bầu lọc xăng
Bộ chế hòa khí
Bầu lọc khí
Xilanh động cơ
II. Phần tự luận: 5 điểm
Sơ đồ: 1 điểm
Nguyên lý làm việc: 2 điểm
Xăng được bơm hút từ thùng chứa, qua bầu lọc xăng rồi đưa tới họng khuếch tán của bộ chế hòa khí. Ở kì nạp, không khí được hút qua bầu lọc khí đưa tới họng khuếch tán của bộ chế hòa khí. Tại đây xăng và không khí hòa trộn với nhau tạo thành hòa khí. Hòa khí cấp cho xilanh động cơ.
Ưu, nhược điểm của hệ thống: 2 điểm
Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản
Nhược điểm: Khi xe bị nghiêng hoặc lật thì sẽ không có xăng cấp cho hệ thống.Lượng và tỷ lệ hòa khí không chính xác, hiệu suất làm việc của động cơ không cao, gây ô nhiễm môi trường.
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm khách quan: mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
C
A
D
C
C
B
C
D
D
II. Phần tự luận: 5 điểm
 - Cấu tạo: (1 điểm)
Gồm 9 chi tiết
Nguyên lý làm việc:( 2 điểm)
+ Khi khởi động:
+ Khi động cơ đã khởi động được:
- Giải thích: (2 điểm)
Để tăng tuổi thọ của hệ thống cần sử dụng hệ thống đúng kĩ thuật: không nên ấn nút khởi động liên tục khi động cơ không khởi động được và khi động cơ đã khởi động xong cần nhả tay khỏi nút ấn để tránh làm vỡ bánh răng của khớp truyền động. 
ĐỀ 3
I. Phần trắc nghiệm khách quan: mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
D
A
B
B
B
B
C
D
D
II. Phần tự luận: 5 điểm
- Cấu tạo: 11 bộ phận (1 điểm)
- Nguyên lý làm việc: (2 điểm)
+ TH động cơ mới hoạt động
+ TH động cơ hoạt động được thời gian ngắn
+ TH động cơ hoạt động được thời gian dài
- Giải thích: (2 điểm)
+ Tuần hoàn là do nước đi theo chu trình khép kín.
+ Cưỡng bức là do nước được đẩy đi nhờ áp lực của bơm
ĐỀ 4
I. Phần trắc nghiệm khách quan: mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
B
A
C
C
D
C
B
D
D
II. Phần tự luận: 5 điểm
- Cấu tao: (1 điểm)
Gồm 12 chi tiết.
- Nguyên lý làm việc: (2 điểm)
+ TH 1 Động cơ làm việc bình thường.
+ TH 2 Dầu nóng
+ TH 3 Dầu bị tắc.
- Giải thích: (2 điểm)
Dầu trong hệ thống không phải bổ sung liên tục như xăng là do dầu không tham gia vào quá trình cháy mà nó chỉ đi bôi trơn cho các chi tiết sau đó lại quay về cacte. Nên gần như thể tích dầu không đổi.

File đính kèm:

  • docde cuong de thi dap an cong nghe 1.doc