Đề cương ôn tập học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Hồng Phong 2

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Hồng Phong 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Tập đọc
- Cho học sinh luyện đọc và trả lời câu hỏi cuối bài.
Phần II: Chính tả
- Hướng dẫn học sinh phân biệt chính tả bằng cách nhớ các quy tắc viết chính tả:
+ Quy tắc viết: c/k/q; g/gh; ng/ngh
+ Cấu tạo của phần vần: vần có nguyên âm đôi.
+ Quy tắc đánh dấu thanh.
+ Phân biệt phụ âm đầu: l /n; s/x; tr/ch; r/d/gi.
+ Phân biệt âm cuối: n/ng; ao /au; ...
+ Quy tắc viết hoa và luyện viết hoa.
- Một số bài tập:
1. Điền chữa thích hợp vào chỗ trống:
Âm đầu
Đứng trước i; e; ê
Đứng trước các âm còn lại
- âm “cờ”
Viết là: ...
Viết là:...
- âm “gờ”
Viết là: ...
Viết là:...
- âm “ngờ”
Viết là: ...
Viết là:...
2. Phân tích các tiếng sau: Phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối.
trạng, nguyên, Nguyễn, Hiền, khoa, thi, làng, Mộ, Trạch, huyện, Bình, Giang.
3. Hãy viết các từ có tiếng sau:
a) la/na; lắm/nắm; lo/những; lương/nương; lẻ/nẻ; lấm/nấm; nở/lở; nửa/lửa
b) buôn/buông; vươn/vương; vần/vầng; man/mang.
c) Từ láy có phụ âm đầu l, từ láy vần có âm cuối ng.
M: long lanh; lóng ngóng.
d) trăn/trăng; dân/dâng; răn/răng; lượn/lượng
e) Từ láy âm đầu n: M: náo nức.
Từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng: M: oang oang.
g) sổ/xổ; su/xu; sam/xam; sơ/xơ; sấu/xấu; sương/xương.
h) tranh/chanh; trúng/chúng; trao/chao; trưng/chưng; trèo/chèo.
i) rẻ/dẻ/giẻ; rây/dây/giây
4. Em hãy viết tên:
a) Một bạn nam trong lớp em.
b) Một bạn nữ trong lớp em.
c) Một anh hùng nhỏ tuổi nước ta.
d) Một dòng sông, con suối.
e) Một xã, huyện, tỉnh.
g) Một dân tộc.
Phần III: Luyện từ và câu
1. Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây:
Tổ quốc, đẹp, to lớn, học tập.
2.Tìm những từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
hoà bình; đoàn kết; giữ gìn, thương yêu
3. Cho bài thơ: 	Bà em
Bà thường dậy sớm nấu cơm,
 Lay em thức giấc thường thơm má hồng.
Tóc bà trắng tựa mây bông,
 Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.
Đi đâu, bà cũng dắt tay.
 Gặp ai, bà cũng thường hay hỏi chào.
Bà như một tán cây cao,
Mênh mang bóng mát nghiêng vào đời em.
Nguyễn Thuỵ Kha
a) Trong những từ gạch chân, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?
b) Phân biệt nghĩa của từ “bà nội”; “bà ngoại”.
c) Tìm trong bài thơ 4 danh từ; 10 động từ, 6 tính từ.
d) Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong hai câu sau:
Đi đâu, bà cũng dắt tay.
 	 	Gặp ai, bà cũng thường hay hỏi chào.
4. Tìm bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:
Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi và gần gũi
Xác định từ đơn, từ ghép có trong câu văn trên.
5. Các từ loại:
a) Danh từ:
b) Động từ:
c) Tính từ:
d) Luyện tập:
Bài 1: Ghi vào ô trống ở dưới: những từ nào là từ đơn, từ ghép, từ láy có trong đoạn văn sau: 
“...Mé cuối bến, tụi trẻ con bơi lội, quẫy tòm tõm làm nước bắn tung toé lên kè đá rìa sông. Cái xóm nhỏ, chỉ độ vài ba chục nóc nhà sống quây quần, quấn quýt bên nhau”.
Từ đơn
Từ ghép
Từ láy
2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ:
- “Bé mới mười tuổi. Bữa cơm, Bé nhường hết thức ăn cho em. Hằng ngày, bé đi câu cá bống về băm sả hoặc đi lượm vỏ đạn giặc ở ngoài gò về cho mẹ”.
- Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường.
- Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô.
- Trên mọi miền đất nước, cuộc sống của nhân dân ta thay đổi từng ngày.
- Để tăng cường sức khoẻ, chúng tả cần phải thường xuyên luyện tập thể dục.
Phần IV: Tập làm văn
1. Tả cảnh:
- Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn câu (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng ...)
- Tả con đường quen thuộc từ nhà tới trường.
- Tả quang cảnh trường em trước giờ vào học, giờ ra chơi, cuối buổi học.
-Tả một cơn mưa, một cảnh đẹp ở địa phương.
- Tả ngôi trường thân yêu của em.
2. Tả người:
- Tả một em bé đang tuổi tập nói, tập đi.
- Tả một bạn học của em.
3. Kể chuyện:
- Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
- Mượn lời nhân vật để kể lại một câu chuyện.
4. Tả đồ vật:
- Tả lại quyển Tiếng Việt 5.
- Tả cái đồng hồ báo thức.
- Tả một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa đối với em.
5. Tả cây cối:
- Tả lại một cây bóng mát mà em thích.
- Tả một loại trái cây mà em thích.
6. Tả con vật:
- Tả một con vật mà em yêu thích.

File đính kèm:

  • docOn tap hoc ki I Lop 5.doc