Đề cương ôn tập học kì I Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học số 2 Mỹ Thắng

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học số 2 Mỹ Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH SỐ 2 MỸ THẮNG
 TỔ CHUYÊN MÔN 4-5
	-------------------	ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
	NĂM HỌC : 2013 – 2014
	MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ LỚP 4
	--------------------------------
PHẦN TRẮC NGHIỆM
 Chọn kết quả đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Nhà nước Văn Lang đóng đô ở đâu?
a.Cổ Loa ( Đông Anh, Hà Nội )
b.Hoa Lư ( Ninh Bình)
c.Bạch Hạc ( Phú Thọ )
Câu 2: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( Năm 40 )?
	a.Mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc.
	b.Lần đầu tiên nước ta giành lại được độc lập.
	c. Lần thứ hai nước ta giành được độc lập.
	Câu 3: Ngô quyền dùng kế gì để đánh giặc ( năm 938 )?
	a.Chặn đánh ngay đầu sông.
	b. Cắm cọc nhọn dưới lòng sông.
	c. Nhử địch lên bờ để dánh địch
Câu 4: Trả lời câu hỏi của vua Trần tại Hội nghị Diên Hồng: “Nên đánh hay nên hòa”, tiếng hô đồng thanh “ Đánh !” là của:
	a.Các tướng lĩnh
	b.Các binh sĩ
	c.Các bô lão
	Câu 5: Nối các ý cột A với cột B cho phù hợp?
	A	 B
a)Thích tay vào hai chữ “Sát Thát”
b) Viết “ Hịch tướng sĩ”
c) Họp ở điện Diên Hồng
1 Bô lão
2.Trần Hưng Đạo
3. Binh sĩ
	Câu 6: Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai sông nào?
	a.Sông Hồng và sông Mã
	b.Sông Hồng và sông Thái Bình
	c.Sông Hồng và sông Đà
	Câu 7: Đỉnh Phan-xi-păng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn có độ cao bao nhiêu?
Cao 3142m
Cao 3143m
Cao 3144m.
 Câu 8: Trung du Bắc Bộ là một vùng như thế nào?
a.Núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải
b. Núi với các đỉnh tròn, sườn thoải
c.Đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải
d. Đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải
Câu 9: Biểu tượng nào sau đây là của vùng Trung du Bắc Bộ?
a.Rừng thông, đồi hoa
b.Rừng rậm, đồi cao
c.Rừng cọ, đồi chè
Câu 10: Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào của nước ta?
a.Cao nguyên Lâm Viên
b.Cao nguyên Di Linh
c.Cao nguyên Đăk Lăk 
B.PHẦN TỰ LUẬN:
Học sinh trả lời và ghi được kết quả trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước ta rơi vào hoàn cảnh như thế nào?
Câu 2: Vì sao Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long?
Câu 3: Nêu kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai do Lý Thường Kiệt chỉ huy trên sông Như Nguyệt?
Câu 4: Kể tên một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên?
Câu 5: Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình gì và địa hình như thế nào?
	ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI - MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ LỚP 4
	A.PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Ý đúng
a
b
b
c
/
c
b
c
c
a
	Câu 5 : 1 – c ; 2 – b ; 3 – a
	B.PHẦN TỰ LUẬN.
	Câu 1:Sau khi Ngô Quyền mất, nước ta rơi vào hoàn cảnh:
	Triều đình lục đục, tranh giành nhau ngai vàng. Các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước thành 12 vùng, lập chính quyền riêng. Quân thù ngoài bờ cõi đang lăm le xâm lược.
	Câu 2: Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long vì vua thấy đây là vùng đất bằng phẳng, trung tâm đất nước, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Con cháu đời sau sẽ xây dựng được cuộc sống ấm no.
Câu 3: Kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai do Lý Thường Kiệt chỉ huy trên sông Như Nguyệt: Sau hơn ba tháng đặt chân lên đất nước ta, số quân Tống bị chết quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp. Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hòa để mở lối thoát cho giặc. Quách Quỳ vội vàng chấp nhận và hạ lệnh cho tàn quân rút về nước.
Câu 4: Hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
Trồng cây công nghiệp lâu năm(cà phê, tiêu, cao su,); chăn nuôi trâu, bò; Khai thác sức nước làm thủy điện và khai thác rừng. 
	Câu 5: Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác. Địa hình khá bằng phẳng, ven sông có đê để ngăn lũ. Người dân đào nhiều kênh, mương để tưới, tiêu nước cho đồng ruộng.
	---------------------------------------------------------------- 

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP LSDL 4 VNEN.doc