Đề cương ôn tập học kì I Địa lí Lớp 4 - Năm học 2010-2011

doc11 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I Địa lí Lớp 4 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÝ – LỚP 4 - HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2010 - 1011
BÀI 1: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN
A. TRẮC NGHIỆM : 
1. Nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn là : 
a. Nghề khai thác rừng. b. Nghề thủ công truyền thống.
c. Nghề nông d. Nghề khai thác khoáng sản.
2. Ruộng bậc thang thường được làm ở: 
a. Đỉnh núi. b. Sườn núi. c. Dưới thung lũng
3. Tác dụng của ruộng bậc thang là: 
a. Giữ nước b. Chống xói mòn nước c. Cả hai ý trên
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI : 
1, Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn? 
TL: Một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn? 
+ Trồng trọt: Trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả,  trên nương rẫy, ruộng bậc thang. 
+ Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc  
+ Khai thác khoáng sản: A-Pa-tít, đồng, chì, kẽm, . 
+ Khai thác lâm sản: Gỗ, mây, nứa,  
2, Nêu những khó khăn của giao thông đường núi? 
TL: Khó khăn của giao thông đường núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sạt, lở vào mùa mưa. 
3. Xác lập mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người? 
TL: - Do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang.
- Miền núi có nhiều khoáng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản.
* Ghi nhớ: Nghề nông nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn. Họ trồng lúa ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả,  trên nương rẫy, ruộng bậc thang. Ngoài ra, ở đây còn có các nghề thủ công (dệt, thêu, đan, rèn, đúc, ) và khai thác khoáng sản. 
BÀI 2: TRUNG DU BẮC BỘ.
A. TRẮC NGHIỆM: 
1. Trung du Bắc bộ là một vùng : 
a. Núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải.
b. Núi với các đỉnh tròn, sườn thoải.
c. Đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải.
d. Đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải.
2. Trung du Bắc Bộ là một vùng : 
a. Có thế mạnh về đánh cá.
b. Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả.
c. Có diện tích trồng cà phê lớn nhất đất nước.
d. Có thế mạnh về khai thác khoáng sản.
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI : 
1. Nêu đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ? 
TL: Đặc điểm tiêu biểu về địa hình của Trung du Bắc Bộ là: 
- Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
2, Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở trung du Bắc Bộ? 
TL: Một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở trung du Bắc Bộ là. 
- Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du. 
- Trồng rừng và cây công nghiệp được đẩy mạnh 
3, Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ? 
TL: Tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ là: Che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi. 
4. Để phủ xanh đất trống đồi trọc, người dân ở trung du Bắc Bộ đã trồng những loại cây gì? 
TL : Để phủ xanh đất trống đồi trọc, người dân ở trung du Bắc Bộ đã trồng những cây: cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng rừng. 
5 , Nêu quy trình chế biến chè? 
TL: Quy trình chế biến chè: 1. hái chè, 2.Phân loại chè, 3. Vò, sấy khô, 4. Các sản phẩm chè. 
* Ghi nhớ: Trung du Bắc Bộ là vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải. Thế mạnh ở đây là trồng cây ăn quả và cây công nghiệp, đặc biệt là trồng chè. Đất trống đồi trọc đang được phủ xanh bằng việc, trồng cây công ngiệp lâu năm và trồng cây ăn quả. 
BÀI 3: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
A. TRẮC NGHIỆM : 
1. Những biện pháp nào dưới đây có tác dụng bảo vệ và khôi phục rừng?
a. Ngăn chặn nạn đốt phá rừng bừa bãi.
b. Khai thác rừng hợp lí.
c. Trồng lại rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc.
d. Tất cả những biện pháp trên.
2. Sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh là do : 
a. Địa hình có độ cao khác nhau. b. Nhiều núi cao.
c. Nước sông chảy mạnh d. Mưa theo mùa.
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI : 
1, Nêu một số hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên?
TL: Một số hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên là:
- Sử dụng sức nước sản xuất điện 
- Khai thác gỗ và lâm sản. 
2, Nêu vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất? 
TL: Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất là: Cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quý 
3, Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng? 
TL: Cần phải bảo vệ rừng và trồng rừng lại để tránh xói mòn. Hạn hán, lũ lụt và bảo vệ môi trường và sinh hoạt của con người. 
4, Hãy nêu đặc điểm của các con sông ở Tây Nguyên và lợi ích của nó? 
TL: - Đặc điểm: Có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. 
- Ích lợi: Người dân tận dụng sức nước để chạy tua bin sản xuất điện phục vụ đời sống con người. 
5. Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở Tây Nguyên? 
TL: Rừng rậm nhiệt đới: Rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng  
- Rừng khộp: Rừng rụng lá mùa khô. 
6. Kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên? 
TL: Các con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên là: Sông xê Xan, Sông XRê Pôk, Sông Đồng Nai. 
7. Nêu nguyên nhân khiến rừng ở Tây Nguyên bị tàn phá? 
TL: Nguyên nhân: Khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp không hợp lí và tập quán du canh du cư. 
* Ghi nhớ: Ở Tây Nguyên, sông thường nhiều thác ghềnh, là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng sức nước làm thuỷ điện. Rừng ở Tây Nguyên có nhiều gỗ, các lâm sản quý khác. Cần phải bảo vệ, khai thác rừng hợp lí và trồng lại rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc. 
Bài 4+ 5 : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 
(2 TIẾT)
A. TRẮC NGHIỆM : 
1. Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa thứ mấy của cả nước: 
a. Thứ nhất b. Thứ hai c. Thứ ba.
2. Nguyên nhân làm cho đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn hai cả nước? 
a. Đất phù sa màu mỡ.
b. Có nguồn nước dồi dào. 
c. Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.
d. Tất cả các ý trên.
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI : 
1. Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ? 
TL: Một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ là: 
- Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. 
- Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh.
- Nuôi nhiều lợn và gia cầm. 
2. Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước? 
TL: Những thuận lợi: 
- Đất phù sa màu mỡ - Nguồn nước dồi dào
- Người dân có kinh nghiệm trồng lúa 
3. Kể tên một số cây trồng vật nuôi chính của đồng bằng Bắc Bộ ?
TL: Cây trồng ở đồng bằng Bắc Bộ: Lúa, ngô, khoai, lạc, đỗ, cây ăn quả 
- Vật nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ: Trâu, bò, lợn, vịt, gà và đánh bắt cá. 
4. Em có nhận xét gì về nhiệt độ của Hà Nội? 
TL: Nhiệt độ của Hà Nội: Tháng lạnh, tháng 1,2,3 nhiệt độ dưới 200C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa lạnh. 
5. Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo? 
TL: Quá trình sản xuất lúa gạo: 
Làm đất -> gieo mạ -> nhổ mạ -> cấy lúa -> chăm sóc lúa -> gặt lúa -> tuốt lúa -> phơi thóc. 
* Ghi nhớ: Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúc thứ lớn hai của cả nước. Đây cũng là vùng trồng nhiều rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm. 
6. Kể tên một số nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ? 
TL: Đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: Dệt lục, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ  
7. Khi nào một làng trở thành làng nghề? Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công? 
TL: Những nơi nghề thủ công phát triển mạnh tạo nên các làng nghề. 
- Người làm nghề thủ công giỏi gọi là nghệ nhân. 
8. Em hãy mô tả quy trình làm ra một sản phẩm gốm? 
TL: Quy trình làm ra một sản phẩm gốm: Nhào đất và tạo dáng cho gốm -> Phơi gốm -> vẽ hoa văn -> tráng men -> nung gốm -> các sản phẩm gốm. 
* Ghi nhớ: Người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công với nhiều sản phẩm nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Nơi có nghề thủ công phát triển tạo nên làng nghề. 
Cợ phiên ở Đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập. Hàng hoá bán ở chợ phần lớn là các sản phẩm sản xuất tại địa phương. 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ – LỚP 4 - HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2010 – 1011
Bài 1 : CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938) 
A. TRẮC NGHIỆM : 
1. Trận Bạch Đằng diễn ra năm nào? 
a. Năm 937 b. Năm 938 c. Năm 939 d. Năm 940
2. Ngô Quyền xưng vương năm nào? 
 a. Năm 938 b. Năm 940 c. Năm 939 d. Các câu trên đều sai. 
3. Sông Bạch Đằng thuộc tỉnh nào? 
a. Thanh Hoá b. Nghệ An c. Quảng Ninh d. Hà Nội 
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI : 
1. Em hãy kể đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng? 
TL: Người lãnh đạo trận Bạch Đằng là Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm – ông là con rể của Dương Đình Nghệ. Ôâng là người có tài, yêu nước. 
2. Em hãy nêu nguyên nhân diễn ra trận Bạch Đằng? 
TL : Nguyên nhân diễn ra trận Bạch đằng là : Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.
3. Nêu những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng? 
TL: Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng là : Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.
4. Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? Khi nào? 
TL: Trận Bạch Đằng diễn ra trên cửa sông Bạch Đằng, ở tỉnh Quảng Ninh vào cuối năm 938
5. Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng? 
TL : Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kỳ nước ta bị phong kiến phương bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. 
* Ghi nhớ : Quân Nam Hán kéo sang đánh nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược (năm 938) 
 Ngô quyền lên ngôi vua đã kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương bắc và mở đầu cho thời kỳ độc lập lâu dài của nước ta. 
Bài 2 : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981)
TRẮC NGHIỆM : 
Quân Tống sang xâm lược lần thứ nhất nước ta năm nào ? 
a. Năm 979 b. Năm 980 c. Năm 981 d. Năm 982 
2. Các trận đánh trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất là : 
a. Phòng tuyến sông Như Nguyệt, Bạch Đằng.
b. Bạch Đằng, Chi Lăng 
c. Chi Lăng , phòng tuyến sông Như Nguyệt.
3. Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân tống lần thứ nhất? 
a. Ngô Quyền b. Lý Công Uẩn 
c. Lê Hoàn d. Đinh Bộ Lĩnh .
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI : 
1. Việc Lê Hoàn lên ngôi vua có được lòng dân ủng hộ không? 
TL : Lê Hoàn lên ngôi vua là hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
Em hãy trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân tống của nhân dân ta? 
TL : Đầu năm 981 quân tống theo hai đường thuỷ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thuỷ) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
Kể đôi nét về Lê Hoàn? 
TL : Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức thâp đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng Đế (Nhà Tiền Lê). Ôâng đã chi huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta? 
TL : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất đã giữ vững được nền độc lập nước nhà.
Đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh của dân tộc.
Bài 3 :CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075 – 1077)
TRẮC NGHIỆM : 
Nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai vào năm: 
a. Năm 1010 b. Năm 981 c. Năm 1068 
2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống lần thứ hai vào thời gian nào? 
a. 938 – 940 b. 1075 – 1077 
c. 1010 – 1014 d. 1077 – 1079 
3. Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2? 
a. Ngô Quyền b. Lê Hoàn 
c. Lý Công Uẩn d. Lý Thường Kiệt 
4. Thực hiện chủ trương đánh giặc của Lý Thường Kiệt, quân và dân nhà Lý đã : 
a. Khiêu khích, nhử quân Tống sang xâm lược rồi đem quân ra đánh.
b. Ngồi yên đợi giặc sang xâm lược rồi đem quân ra đánh.
c. Bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu (Trung Quốc) rồi rút về.
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI : 
1.Em hãy kể lại trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt? 
TL : Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt.
Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ Bắc tổ chức tiến công.
Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
Quân địch không chống cự nổi,tìm đường tháo chạy.
Nêu kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai? 
TL : Sau hơn 3 tháng đặt chân lên nước ta, quân Tống chết quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp. Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hoà để mở lối thoát cho giặc, Quách Quý vội vàng chấp nhận và hạ lệnh cho quân rút về nước. Nền độc lập nước Đại Việt giữ vững. 
Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến? 
TL : Nguyên nhân thắng lợi là do quân dân ta rất dũng cảm, thông minh, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt 
Nêu vài nét công Lao của Lý Thường Kiệt ? 
TL : Lý Thường Kiệt người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi. 
Bài 4 : NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
TRẮC NGHIỆM : 
Nhân dân ta đắp đê để: 
a. Chống hạn b. Ngăn nước mặn 
c. Phòng chống lũ lụt. d. Làm đường giao thông 
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI : 
1. Nhà Trần có những biện pháp gì trong việc đắp đê phòng lụt? 
TL : Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: 
Lập hà đê sứ.
Năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn đến cửa biển.
Khi có lũ, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê.
Theo em, vì sao nhà Trần được gọi là “Triều đại đắp đê”? 
TL : Nhà Trần được gọi là “Triều đại đắp đê” vì : 
Nhà Trần đặt ra chức hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê.
Nhà Trần huy động nhân dân cả nước vào việc sửa đê, đắp đê và bảo vệ đê.
Các vua nhà Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
Trường Tiểu học Hạ Long – Lớp 4D 
Họ Tên HS : ..
KIỂM TRA ĐỀ CƯƠNG KHOA HỌC HKI
Bài 1: 
1. Nêu các cách phân loại thức ăn? 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Hãy kể tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường? 
...
3. Nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể? 
...
4.Hãy kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn? 
...
 Chữ kí phụ huynh GVCN
Bài 2: 
1. Hãy nêu vai trò của vitamin, chất khoáng, chất xơ đối với cơ thể? 
...
...
...
2. Hãy kể tên các loại thức ăn chứa vitamin, chất khoáng, chất xơ ? 
...
...
 Chữ kí phụ huynh GVCN
Bài 3 : 
1. Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn?
...
...
...
2. Nêu mức độ các nhóm thức ăn? 
...
...
 Chữ kí phụ huynh GVCN
Bài 4 : 
1. hãy nêu cách phòng chống một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng? 
...
...
2.Hãy kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng? 
...
...
...
...
 Chữ kí phụ huynh GVCN

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP DIA LY LICH SU HKI.doc