Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 4 - Đề 4 - Năm học 2013-2014

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 4 - Đề 4 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường: ---------------------------------- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
 Lớp: --------------------------------------	 MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 4.
 Họ và tên: -------------------------------	 	Năm học: 2013 – 2014.
 	Thời gian: 60 phút
 ( Không tính thời gian phần kiểm tra đọc thầm)
Điểm
Đọc thành tiếng:.
Đọc thầm: ..
Viết:..
Lời phê của GV
GV coi: 
GV chấm: 
I/ Kiểm tra đọc: (10 điểm)
 * Đọc thành tiếng (5 điểm)
 * Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)
Học sinh đọc thầm bài tập đọc “Những hạt thóc giống” (SGK TV 4, tập 1 - trang 46, 47). Em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và trả lời các câu sau:
Câu 1: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
a. Tài giỏi. 	b. Nhanh nhẹn. 	c. Trung thực.
Câu 2: Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực?
a. Cho luộc kĩ thóc giống rồi phát cho mọi người đem về gieo trồng.
b. Cho xứ giả đi tìm khắp cả nước.
c. Phơi thóc giống cho thật khô rồi phát cho mọi người đem về gieo trồng. 
Câu 3: Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
Chú bé Chôm chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua.
Chú bé Chôm không nộp thóc và cũng không đến kinh thành.
Chú bé Chôm lo lắng trước mặt vua quỳ tâu là không làm cho thóc nảy mầm được.
Tất cả các ý trên đều sai.
Câu 4: Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
Vì người trung thực bao giờ cũng nói đúng sự thật.
Vì người trung thực không vì lợi ích của mình mà nói dối làm hỏng việc chung.
Vì người trung thực bao giờ cũng muốn nghe sự thật nhờ đó làm nhiều điều có ích cho mọi người.
Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 5: Câu chuyện “Những hạt thóc giống” muốn nói lên điều gì?
....
Câu 6: Em hãy tìm 4 từ láy trong bài “Những hạt thóc giống”.
....
Câu 7:Tìm 2 từ trái nghĩa với từ “nhân hậu”. Đặt câu với 1 trong 2 từ mà em vừa tìm được.
....
Câu 8: Trong câu “Sự kiên nhẫn này khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.” bộ phận nào là chủ ngữ?
Sự kiên nhẫn. b. Sự kiên nhẫn này. c. Người dạy nghề
II/ Kiểm tra viết: (10 điểm) 
A. Chính tả: (5 điểm)
1/ Chính tả (5 điểm)
 Giáo viên đọc cho học sinh viết bài chính tả “Điều ước của vua Mi-đát” SGK TV4 tập I trang 90 ( Từ đầu.. đến sung sướng hơn thế nữa ).
2/ Tập làm văn: (5 điểm)
Đề bài:
 Em hãy viết một bức thư thăm hỏi người thân và thông báo tình hình học tập của em.
Bài làm.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Môn: Tiếng Việt – Khối 4
Năm học: 2013 - 2014
I/ Kiểm tra đọc:(10 điểm)
* Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm) 
Câu 1: Ý c. Trung thực. (0,5 điểm)
Câu 2: Ý a. Cho luộc kĩ thóc giống rồi phát cho mọi người đem về gieo trồng.( 0,5 điểm)
Câu 3: Ý c. Chú bé Chôm lo lắng trước mặt vua quỳ tâu là không làm cho thóc nảy mầm được. (0,5 điểm)
Câu 4: Ý d. Tất cả các ý trên đều đúng (0,5 điểm)
Câu 5: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. (0,5 điểm)
Câu 6: (1 điểm). 
HS tìm đúng mỗi từ được 0,25 điểm
VD: nô nức, lo lắng, sững sờ, ôn tồn.
Câu 7: (1 điểm) 
- HS tìm đúng mỗi từ được 0,25 điểm
VD: Độc ác, tàn ác..
- HS đặt câu đúng được 0,5 điểm.
VD: Lý Thông là một kẻ độc ác.
Câu 8: Ý b. Sự kiên nhẫn này. (0,5 điểm) 
II/ Kiểm tra viết:
1. Chính tả: (5 điểm)
- Trình bày đúng bài chính tả theo thể thức văn xuôi, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng (5 đ)
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu, vần, dấu câu; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm
* Lưu ý: Nếu viết chữ không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn..toàn bài trừ 1 điểm.
2. Tập làm văn: (5 điểm)
- Bài viết đầy đủ 3 phần: Đầu thư – Nội dung chính thư – Cuối thư (1,5 điểm)
- Viết được bức thư cho người thân đúng nội dung; dùng từ diễn đạt thành câu, rõ ý, sử dụng dấu câu hợp lí, viết đúng chính tả (3,5 điểm)
* Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót mà giáo viên có thể cho các mức điểm ở phần nội dung là: 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5 điểm

File đính kèm:

  • docDe Kiem tra giua ky ITieng Viet lop 4 6.doc