Đề cương ôn tập cuối năm Khoa học, Lịch sử và Địa lí Lớp 4

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập cuối năm Khoa học, Lịch sử và Địa lí Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề cương ôn thi môn lịch sử CUỐI NĂM - lớp 4
Câu 1: Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới ngày tháng năm nào?
 TL: ngày 11.12.1993.
Câu 2: Các vua nhà Nguyễn thường quan tâm đến việc xây dựng các công trình nào?
 TL: Các vua nhà Nguyễn thường quan tâm đến việc xây dựng các công trình như: xây dựng kinh thành Huế, xây dựng các lăng tẩm...
Câu 3: Nhân vật lịch sử Hồ Quí Ly gắn với sự kiện lịch sử gì?
 TL: Nhân vật lịch sử Hồ Quí Ly gắn với sự kiện lịch sử : năm 1400, Hồ Quí Ly đã truất ngôi vua Trần lập nên nhà Hồ. Không chống nổi quân xâm lược, nhà Hồ sụp đổ. Đất nước ta bị nhà Minh đô hộ.
Câu 4: Nhân vật lịch sử Lê Thánh Tông gắn với sự kiện lịch sử gì?
 TL: Nhân vật lịch sử Lê Thánh Tông gắn với sự kiện lịch sử : Ông cho vẽ bản đồ đất nước và soạn bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền của dân tộc và trật tự xã hội.
Câu 5: Nhân vật lịch sử Lê Lợi gắn với sự kiện lịch sử gì?
 TL: Nhân vật lịch sử Lê Lợi gắn với sự kiện lịch sử: Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam sơn chống quân xâm lược nhà Minh thắng lợi, lên ngôi hoàng đế, mở đầu thời kì Hậu Lê.
Câu 6: Nhân vật lịch sử Nguyễn Trãi gắn với sự kiện lịch sử gì?
 TL: Nhân vật lịch sử Nguyễn Trãi gắn với sự kiện lịch sử : Ông là nhà văn, nhà khoa học lớn dưới thời Hậu Lê:người có nhiều tác phẩm sáng tác bằng chữ Nôm như Quốc âm thi tập, ...
Câu 7: Nhân vật lịch sử Quang Trung gắn với sự kiện lịch sử gì?
 TL: Nhân vật lịch sử Quang Trung gắn với sự kiện lịch sử : Quang Trung lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, tiêu diệt nhà Trịnh, lên ngôi hoàng đế. Quang Trung đã kéo quân ra Bắc, đại phá quân Thanh thắng lợi.Quang Trung đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế và văn hoá của đất nước. Tiêu biểu là Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học và đề cao chữ Nôm.
Câu 8: Nhân vật lịch sử Nguyễn ánh gắn với sự kiện lịch sử gì?
 TL: Nhân vật lịch sử Nguyễn ánh gắn với sự kiện lịch sử :Năm 1802, Nguyễn ánh lật đổ triều Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn.
Câu 9: Tháng 1 năm 1789 Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Thăng Long để làm gì?
 TL: Tháng 1 năm 1789 Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Thăng Long để đánh đuổi quân Thanh. ở Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa, ta thắng lớn. Quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn, bỏ chạy về nước.
Câu 10: Trình bày ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng?
 TL: ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng: mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh bị đổ vỡ. Quân Minh phải xin hàng và rút về nước. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ). Nhà Hậu Lê bắt đầu từ đây.
Câu 11: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
 TL: Nhà Hậu Lê đặt ra lễ xướng danh (Lễ đọc tên người đỗ); Lễ vinh quy (Lễ đón rước người đỗ cao về làng); khắc tên tuổi người đỗ cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh những người có tài.
Câu 12: Vì sao nói Nguyễn Trãi, Lý Thánh Tông là nhà văn hoá tiêu biểu?
 TL: - Vì Nguyễn Trãi có nhiều tác phẩm văn học, lịch sử, địa lí không chỉ nói lên tinh thần chiến đấu vì nền độc lập của Tổ Quốc mà còn mang đậm tinh thần độc lập và nhân đạo.Suốt đời ông đã có nhiều đóng góp cho nhân dân và đất nước.
 - Vì Lý Thánh Tông là ông vua có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước về củng cố quốc phòng, pháp luật, kinh tế, giáo dục và văn thơ.
* Trước thế kỉ XVI, Đàng Trong là vùng: đất hoang còn nhiều, dân cư thưa thớt.
*Từ thế kỉ XVI, từ Phú Yên trở vào, có các dân tộc sinh sống: người Chăm, người Khơ Me, các dân tộc Tây Nguyên, người Việt.
*Sau khi tiêu diệt họ Trịnh, Nguyễn Huệ đã tiến hành: giao quyền cai trị Đàng Ngoài cho vua Lê, mở đầu việc thống nhất đất nước.
* Hàng năm vào ngày mùng 5 tết, ở gò Đống Đa, Hà Nội diễn ra lễ hội: Kỉ niệm ngày Quang Trung chiến thắng trận Ngọc Hồi.
Câu 13:Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào?
 TL:Nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức: bảo vệ quyền lợi của vua,quan lại,địa chủ; bảo vệ chủ quyền quốc gia; khuyến khích phát triển kinh tế;g iữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
Câu 14:'' Chiếu khuyến nông '' của vua Quang Trung quy định điều gì? Tác dụng của nó ra sao?
 TL: Chiếu khuyến nông qui định: lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
 Tác dụng: vài năm sau, mùa màng trở lại tốt tươi, làng xóm trở lại thanh bình.
Câu 15: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
 TL: Sau khi vua Quang Trung mất, triều đại Tây Sơn suy yếu dần, lợi dụng cơ hội đó, Nguyễn ánh huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn ánh lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long.
-----------------------------------------------------
đề cương ôn thi môn địa lý CUỐI NĂM - lớp 4
Câu 1: Nêu đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung?
 TL: đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung là:
 Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ với những cồn cát và đầm, phá. Mùa hạ, ở đây thường khô, nóng và bị hạn hán. Cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt. Khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
Câu 2: Điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
 TL: Điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước là: nhờ có đất màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.
Câu 3: Vùng nào có ngành công nghiệp phát triển nhất nước ta?
 TL: Vùng có ngành công nghiệp phát triển nhất nước ta là: Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây có nhiều ngành công nghiệp như điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng...
Câu 4: ở nước ta, tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là gì?
 TL: ở nước ta, tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là: đầu mỏ và khí đốt.
Câu 5: Nêu đặc điểm của thành phố Đà Nẵng?
 TL: đặc điểm của thành phố Đà Nẵng là:
 - Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
 - Đà Nẵng còn là trung tâm công nghiệp và là nơi hấp dẫn khách du lịch.
Câu 6: Nêu vai trò của biền Đông đối với nước ta?
 TL: vai trò của biển Đông đối với nước ta: Biển Đông là kho muối vô tận, đồng thời có nhiều khoáng sản, hải sản quý và có vai trò điều hoà khí hậu. Ven bờ có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển.
Câu 7: Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch?
 TL: Huế được gọi là thành phố du lịch vì: Thành phố Huế được xây dựng cách đây trên 400 năm và đã từng là kinh đô của nước ta thời nhà Nguyễn. Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao nên thu hút rất nhiều khách du lịch.
Câu 8: Tại sao nói thành phố Hồ Chí Minh kinh tế lớn nhất của nước ta ?
TL: Các ngành công nghiệp phát triển rất đa dạng: điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất...; có nhiều chợ lớn, siêu thị lớn, có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, có cảng lớn, có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học.
* Biển Đông bao bọc các phía của nước ta là: đông, nam, tây nam.
Câu 9: Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch?
 TL: Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch vì Đà Nẵng nằm bên bờ biển có nhiều cảnh đẹp: núi Ngũ Hành sơn, chùa Non Nước, bảo tàng Chăm...có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi, là đầu mối giao thông thuận lợi cho việc đi lại của du khách. 
--------------------------------------------------------
đề cương ôn thi môn khoa học CUỐI NĂM - lớp 4
Câu 1: Không khí bị ô nhiễm chứa những thành phần nào?
 TL: Không khí bị ô nhiễm chứa: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn....
Câu 2: Trong tự nhiên, vật nào tự phát sáng?
 TL: Vật tự phát sáng là: mặt trời,...
Câu 3: Hãy nêu những việc nên làm để bảo vệ mắt?
 TL: Nên học, đọc sách ở chỗ có đủ ánh sáng, nên ngồi ngay ngắn khi ngồi học..
Câu 4: Thực vật cần gì để sống?
 TL: Thực vật cần đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường.
Câu 5: Động vật cần gì đề sống?
 TL: Động vật cần: đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại và phát triển bình thường..
Câu 6: Vẽ và học thuộc sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật
 Hấp thụ thải ra
Khí cac-bô-nic
Khí ô xi
Động vật
Nước
Nước tiểu
Các chất chất hữu cơ trong thức ăn (lấy từ thực vật hoặc động vật khác)
Các chất thải
Câu 7: Thế nào là chuỗi thức ăn trong tự nhiên:
 TL: Sinh vật này ăn sinh vật kia và chớnh nú lại là thức ăn cho sinh vật khỏc.
Câu 8: Lấy 1 ví dụ về chuỗi thức ăn?
 TL: Ví dụ: Cỏ Thỏ Cáo
 Xác chết đang bị phân huỷ
 Vi khuẩn
Câu 9: Chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ đâu?
 TL: Chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật.
Câu 10: Nêu vai trò của nước trong đời sống?
 TL:Trong đời sống, nước có vai trò rất lớn: dùng để trồng trọt, chăn nuôi, nước uống, nấu ăn, tắm giặt, vui chơi giải trí , công nghiệp...
Câu 11:Nêu vai trò của không khí trong đời sống?
 TL:Trong đời sống, không khí có vai trò rất lớn: Sinh vật phải có không khí để thở mới sống được. Ô xi trong không khí là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật.
Câu 12: Vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người?
 TL: Nếu mặt trời không chiếu sáng, khi đó khắp nơi tối đen như mực. Chúng ta sẽ không nhìn thấy mọi vật. ánh sáng tác động lên mỗi chúng ta suốt cả cuộc đời. Nó giúp chúng ta có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khoẻ. Nhờ có ánh sáng mà chúng ta cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên.
Câu 13: Tại sao có gió ? 
 Do không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệc của nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
Câu 14: Kể ra những việc làm để bảo vệ nền không khí trong sạch?
 TL: Thu gom và xử lý phân, rác hợp lý; giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ và của nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh.
Câu 15: Những nguyên nhân làm cho nước bị ô nhiễm:
 - Phân, rác, nước thải chưa được xử lí đúng.
 - Dùng quá nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu.
 - Khói, bụi và khí thải của nhà máy, xe cộ.
 - Vỡ ống dẫn dầu, tràn dầu
*Một vật có thể tạo ra bóng giống hệt hình dạng của nó vì ánh sáng truyền theo đường thẳng.
*Mắt ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng đi thẳng từ vật dó truyền vào mắt ta.
* Bộ phận của cây có chức năng thải ra hơi nước là lá.
* O xi trong không khí cần cho sự cháy.
 - Càng có nhiều không khí, càng có nhiều ô xi và sự cháy diễn ra lâu hơn.
 - Ni tơ trong không khí không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy không diễn ra quá nhanh.
-------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap khoa su dia lop 4 HKII.doc