Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Địa lí Lớp 4

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Địa lí Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÍ 4
TỰ LUẬN
1. Em hãy nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất của cả nước? 
( Nhờ có đất đai màu mỡ, khí hậu nắng nóng quanh năm, người dân cần cù lao động nên đồng bằng Nam Bộ đã trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước. Vùng biển có nhiều cá, tôm và các hải sản khác, mạng lưới sông ngòi dày đặc là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt thủy sản ở đồng bằng Nam Bộ. )
2. Hãy mô tả chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ?
( Chợ nổi trên sông thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về. Ở các chợ nổi ngay từ sáng sớm việc mua bán đã diễn ra tấp nập. Mọi thứ hàng hóa như rau quả, thịt cá, quần áo,... đều có thể mua bán trên xuồng, ghe. )
3.a/ Thành phố Sài Gòn (cũ) được đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh từ năm nào? 
 ( Năm 1976 )
b/ Từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các tỉnh khác bằng những loại đường giao thông nào?
( Từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông như: đường sắt, đường ô tô, đường sông, đường biển và đường hàng không. )
4. Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch?
( Thành phố Huế được xây dựng cách đây trên 400 năm và đã từng là kinh đô của nước ta thời nhà Nguyễn. Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao nên thu hút rất nhiều khách du lịch. )
5. Nêu những dẫn chứng cho thấy biển của nước ta rất phong phú về hải sản ? 
( Biển nước ta có hàng chục loại tôm trong đó có một số loại có giá trị như tôm hùm , tôm he...... Biển nước ta rất giàu hải sản. Riêng cá cũng có tới hàng nghìn loài, trong đó có những loài cá ngon nổi tiếng như chim, thu, nhụ, hồng, song..... Có nhiều loài hải sản quý khác như hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò, ốc hương.....)
II. TRẮC NGHIỆM:
1) Ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người Kinh.
b.Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm.
c. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là dân tộc ít người.
d. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là dân tộc ít người.
 2) Những địa danh sau đây là của thành phố Huế :
 a. Chợ Đông Ba, Ngọ Môn, lăng Tự Đức, sông Hương, cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình.
 b. Chợ Bến Thành, sông Hương, hồ Hoàn Kiếm, phố cổ Hội An, lăng Tự Đức.
 c. Chợ Đông Ba, sông Hương, hồ Hoàn Kiến, phố cổ Hội An, cảng biển Tiên Sa.
 d. Cả 3 ý trên đều đúng.
 3. Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để phát triển hoạt động du lịch ở Duyên Hải miền Trung ?
 a. Bãi biển đẹp b. Khí hậu mát mẻ quanh năm.
 c. Nước biển trong xanh d. Khách sạn, điểm vui chơi ngày càng nhiều.
 4. Ở nước ta, đồng bằng có nhiều đất chua, đất mặn là:
 a. Đồng bằng duyên hải miền Trung
 b. Đồng bằng Bắc Bộ.
 c. Đồng bằng Nam Bộ.
 5. Ở duyên hải miền Trung :
 a. Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người Kinh.
 b. Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm.
 c. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Kinh, người Chăm.
 d. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là dân tộc ít người.
 6. Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây ?
 a. Đất đai màu mỡ.
 b. Khí hậu nắng nóng quanh năm.
 c. Có nhiều đất chua, đất mặn.
 d. Người dân tích cực sản xuất.
 7. Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì:
 a. Đồng bằng nằm ở ven biển. c. Núi lan ra sát biển.
 b. Đồng bằng có nhiều cồn cát. d. Đồng bằng có nhiều đầm, phá.
 8. Thành phố Huế thuộc tỉnh nào ?
 a. Quãng Nam. b. Thừa Thiên - Huế . c. Quảng Trị . d. Quảng Bình.
 9. Biển đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta ?
 a. Phía Bắc và phía Tây. b. Phía Đông và phía Tây.
 c. Phía Nam và phía Tây d. Phía Đông, phía Nam và Tây Nam
 10. Nước ta đang khai thác những loại khoáng sản nào ơ Biển Đông ?
a. A- pa – tít, than đá, muối. b. Dầu khí, cát trắng, muối. c. Than, sắt, bô-xít, muối.

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap thi cuoi ki 2.doc