Đề cương ôn tập cuối học kì II Khoa học Lớp 4 - Năm học 2010-2011

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập cuối học kì II Khoa học Lớp 4 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2010 – 2011
Bài 1: TẠI SAO CÓ GIÓ (37)
1. Nỗi ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B cho phù hợp
Chong chóng quay nhanh
Chong chóng không quay
Chong chóng quay chậm
A B
Gió nhẹ
Không có gió
Gió mạnh
2. Nhờ đâu lá cây lay động được?
a. Nhờ có gió b. Nhờ có khí ô-xi c. Nhờ có hơi nước d. Nhờ có khí các-bô-níc
3. Khi bật quạt điện, ta thấy có gió được thổi từ phía cánh quạt. Nguyên nhân có gió là:
Gió được sinh ra từ cánh quạt.
Gió được sinh ra từ trong cánh quạt, sau đó được cánh quạt thổi tới ta.
Không khí được cánh quạt thổi tạo thành gió.
4. Tại sao có gió? Khi nào có gió mạnh? Khi nào có gió nhẹ?
Trả lời: Không khí chuyển động tạo ra gió. Không khí chuyển động nhanh thì tạo ra gió mạnh. Không khí chuyển động chậm thì tạo ra gió nhẹ.
5. Không khí chuyển động từ nơi nào đến nơi nào?
a. Từ nơi nóng đến nơi lạnh.
b. Từ nơi lạnh đến nơi nóng.
c. Từ nơi ấm đến nơi mát.
6. Ban ngày, gió thổi từ đâu đến đâu? Vì sao?
Trả lời: Ban ngày, gió thổi từ biển vào đất liền. Vì ban ngày, dưới ánh sáng của mặt trời, phần đất liền nóng nhanh hơn phần nước. Do đó không khí ở phần biển sẽ lạnh hơn không khí ở phần đất liền. Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng và tạo thành gió từ biển thổi vào đất liền.
7. Ban đêm, gió thổi từ đâu đến đâu? Vì sao?
Trả lời: Ban đêm. Gió thổi từ đất liền ra biển. Vì ban đêm, phần đất liền nguội đi nhanh hơn phần nước. Do đó không khí ở phần đất liền sẽ lạnh hơn không khí ở phần biển. Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng tạo thành gió từ đất liền thổi ra biển.
8. Em hãy nêu một số ứng dụng của gió.
Trả lời: Làm khô quần áo, khinh khí cầu, thuyền buồm, chơi chong chóng, chơi diều
Bài 2: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
1. Những yếu tố nào sau đây gây nên ô nhiễm không khí?
Khói, bụi, khí độc.
Các loại rác thải không được xử lí hợp vệ sinh.
Tiếng ồn.
Tất cả các yếu tố trên.
2. Yếu tố nào sau đây không gây ô nhiễm không khí ?
A. Tiếng ồn.
B. Khói, bụi, khí độc.
C. Nhà cao tầng.
D. Các loại rác thải không được xử lí hợp vệ sinh.
3. Trường hợp nào sau đây không phải là nguyên nhân làm ô nhiễm không khí?
A. Sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu.
B. Thải khí thải từ các nhà máy vào môi trường.
C. Xả phân, nước thải bừa bãi.
D. Khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời, gió thay cho dùng than củi.
4. Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất.
a. Không khí sạch là không khí: 
0 Trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
0Chỉ chứa các khói, bụi, khí độc, vi khuẩn ở một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khỏe con người.
0Cả hai ý trên.
b. Không khí bị ô nhiễm có chứa những thành phần nào?
0Khói nhà máy và các phương tiện giao thông.
0Khí độc
0Bụi
0Vi khuẩn
0Tất cả các thành phần trên.
5. Nêu nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm.
Trả lời: Khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn là những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm.
6. Khi nào không khí được coi là trong sạch?
Trả lời: Không khí được coi là trong sạch khi các thành phần khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn có trong không khí với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khỏe con người và các sinh vật khác.
7. Nêu những tác hại của không khí bị ô nhiễm.
.
.
Bài 3: VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT
1. Tại sao mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn một áo dày (có độ dày bằng tổng độ dày các áo mỏng)?
Trả lời: Vì giữa các áo mỏng chứa nhiều không khí. Không khí dẫn nhiệt kém nên sẽ giúp cơ thể ấm hơn.
2. Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa, một lúc sau em thấy thìa nào nóng hơn?
Thìa bằng nhựa nóng hơn
Thìa bằng kim loại nóng hơn
Cả hai thìa đều nóng như nhau
 d. Cả hai thìa đều không nóng
 3. Xếp các từ sau vào hai dòng: vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt : rơm, thìa nhôm,
 áo bông, đũa bằng tre, ly thủy tinh, vải
 - Vật dẫn nhiệt:--------------------------------------------------------
 - Vật cách nhiệt:-------------------------------------------------------
4. Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng.
Vì sao trời rét, đặt tay vào một vật bằng đồng, ta thấy lạnh hơn so với đặt tay vào vật bằng gỗ?
0Vật bằng đồng có nhiệt độ thấp hơn vật bằng gỗ.
0Đồng tỏa nhiệt cho tay nhiều hơn gỗ.
0Đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên nhiệt từ tay ta truyền cho đồng nhiều hơn truyền cho gỗ. Vì vậy tay ta có cảm giác lạnh hơn khi chạm vào vật bằng đồng.
0Đồng có chất lạnh, gỗ không có chất lạnh nên chạm tay vào vật bằng đồng khi trời rét ta có cảm giác lạnh hơn.
5. Xoong và quai xoong thường làm bằng chất dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? Vì sao?
Trả lời: Xoong được làm bằng chất dẫn nhiệt tốt để nấu thức ăn nhanh chín. Quai xoong được làm bằng chất dẫn nhiệt kém để khi cầm không bị bỏng tay.
6. Bên trong giỏ đựng ấm thường được làm bằng vật liệu gì để giữ cho nước trong ấm nóng lâu?
Trả lời: Bên trong giỏ ấm thường được lót bằng bông, len, rơmlà những vật xốp chứa nhiều không khí. Không khí dẫn nhiệt kém nên sẽ giúp giữ ấm nước nóng lâu hơn.
Bài 4: CÁC NGUỒN NHIỆT
1. Viết chữ N vào trước những việc nên làm và chữ K vào trước những việc không nên làm để phòng tai nạn khi đun nấu ở nhà.
0Tắt bếp khi sử dụng xong
0Để bình xăng gần bếp.
0Tranh thủ đi ra ngoài làm việc khác trong khi đang đun nấu.
0Để trẻ em chơi đùa gần bếp.
2: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các nguồn nhiệt ta không nên 
 a. Nấu thức ăn mà ra khỏi nhà bếp
 b. Chơi đùa gần bếp lửa đang cháy
 c. Vừa ủi quần áo vừa xem ti vi
 d. Ý a, b, c đúng
3. Viết chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S vào trước câu sai
0Khi được đun nấu, nhiệt độ của thức ăn sẽ tăng lên.
0Khi dùng nguồn nhiệt để sấy khô các vật, nước trong các vật bay hơi nhanh hơn làm cho vật mau khô hơn.
0Các nguồn nhiệt như than, dầu là vô tận. chúng ta có thể sử dụng thoải mái mà không cần phải tiết kiệm.
4. Hãy kể tên một số nguồn nhiệt.
Trả lời: Mặt trời, bếp ga, bếp củi, bàn ủi
5. Hãy nêu những tai nạn gặp phải khi sử dụng nguồn nhiệt không đảm bảo an toàn.
Trả lời: Bỏng, cháy nổ.
Bài 5: THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
1. Đánh dấu x vào trước câu đúng nhất.
Thực vật cần gì để sống?
0Ánh sáng
0Không khí
0Nước
0Chất khoáng
0Tất cả những yếu tố trên.
2: Phát biểu nào đúng nhất?
 a. Thiếu cả 4 yếu tố: nước, ánh sáng, không khí, chất khoáng cây sẽ chết
 b. Không khí có vai trò quan trọng nhất đối với cây
 c. Ánh sáng có vai trò quan trọng nhất đối với cây
 d. Thiếu một trong 4 yếu tố: nước, ánh sáng, không khí, chất khoáng cây sẽ chết
3. Nêu những điều kiện để cây có thể sống và phát triển bình thường.
Trả lời: Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí, ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường được.
Bài 6: ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
1. Đánh dấu x vào trước câu đúng nhất.
Động vật cần gì để sống?
0Ánh sáng
0Không khí
0Nước
0Thức ăn
0Tất cả những yếu tố trên.
2. Loài vật cần ánh sáng để làm gì?
Di chuyển b. Tìm thức ăn, nước uống
c. Phát hiện những nguy hiểm cần tránh d. Tất cả các ý trên
3. Nêu những điều kiện để động vật sống và phát triển bình thường
Trả lời: Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mời tồn tại, phát triển bình thường.

File đính kèm:

  • dockhoa hoc.doc