Đề cương ôn tập Công nghệ 8 - Học kì I năm học 2009 - 2010

doc7 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 5554 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Công nghệ 8 - Học kì I năm học 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Công nghệ 8 - học kì I
Năm học 2009 - 2010
Giáo viên: Phạm Thị Thuỷ
Tổ: Khoa học tự nhiên
Trường THCS Nguyễn huệ - Cẩm giàng - hải dương
Phần I: lý thuyết
Câu 1: Thế nào là hình chiếu ? Để có được các hình chiếu người ta sử dụng những phép chiếu nào ? Mỗi phép chiếu đó có đặc điểm gì ?
Trả lời:
	* Khái niệm hình chiếu:
- Hình chiếu của vật thể là hình nhận được trên mặt phẳng.
 	 Trong đó:
 	A - Vật thể
 	 A’ - Hình chiếu của A trên mặt phẳng.
 	A A’ - tia chiếu
 	 Mặt phẳng chứa hình chiếu - mặt phẳng chiếu (mặt phẳng hình chiếu).
	* Các phép chiếu:
	- Phép chiếu xuyên tâm.
	- Phép chiếu song song.
	- Phép chiếu vuông góc.
* Tìm hiểu hình chiếu xuyên tâm, hình chiếu song song, hình chiếu vuông góc của một tam giác.
Câu 2: Em hãy nêu các bước tiến hành xác định hình chiếu của vật thể và thể hiện các hình chiếu đó trên bản vẽ như thế nào ?
Trả lời:
	* Vị trí các mặt phẳng chiếu đối với vật thể.
	* Các mặt phẳng chiếu được đặt như thế nào đối với người quan sát?
	* Vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng chiếu?
Câu 3: Các khối tròn xoay được tạo thành như thế nào? Hình chiếu của chúng có đặc điểm gì?
Trả lời:
* Các khối tròn xoay có tên gọi: hình trụ, hình nón, hình cầu:
Khi quay một hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định, ta được hình trụ.
Khi quay một hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định, ta được hình nón.
Khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định, ta được hình cầu.
NX: Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định (trục quay) của hình.
VD: Vỏ hộp sữa, cái nón, quả bóng,
	* Hình chiếu:
Câu 4: Hãy trình bày khái niệm và công dụng của BVKT , hình cắt ?
Trả lời:
* Khái niệm: 
- BVKT (bản vẽ) là cách trình bày các thông tin KT của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.
- Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt khi giả sử cắt vật thể bằng mặt phẳng tưởng tượng.
* Công dụng:
- Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể, phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được kẻ gạch gạch.
Câu 5: Nội dung và trình tự đọc bản vẽ chi tiết.
Trả lời:
	* Nội dung:
1. Hình biểu diễn
- Gồm hình cắt, mặt cắt,...
- Diễn tả hình dạng và kết cấu của chi tiết.
2. Kích thước
- Gồm tất cả các kích thước.
- các kích thước này cần thiết cho việc chế tạo chi tiết.
3. Yêu cầu kĩ thuật
- Gồm các chỉ dẫn về gia công, nhiệt luyện,
- Thể hiện chất lượng của chi tiết.
4. Khung tên
-	 Ghi các nội dung như: tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ bản vẽ, cơ quan thiết kế hoặc quản lí sản phẩm,
	* Trình tự đọc:
+ Khung tên
+ Hình biểu diễn
+ Kích thước
+ Yêu cầu kĩ thuật
+ Tổng hợp
Câu 6: Thế nào là ren ngoài và ren trong? Các loại ren đó có đặc điểm như thế nào ? Hãy vẽ hình chiếu của bulông có biểu diễn quy ước ren.
Trả lời:
	* Khái niệm
	* Đặc điểm
	* Hình chiếu
Câu 7: Em hãy trình bày khái niệm, nội dung của bản vẽ lắp. Như vậy nội dung của bản vẽ lắp có gì giống và khác so với bản vẽ chi tiết ? Khi tiến hành đọc bản vẽ lắp ta phải tuân theo một trình tự như thế nào ? Bản vẽ lắp dùng trong trường hợp nào ?
Trả lời:
	* Nội dung và trình tự đọc bản vẽ lắp
	* ứng dụng
Câu 10: Em hãy nêu nội dung và trình tự đọc bản vẽ nhà.
Trả lời:
	* Nội dung
	* Trình tự đọc bản vẽ nhà
Câu 8: Vật liệu cơ khí
Trả lời:
	* Vẽ sơ đồ phân loại vật liệu cơ khí
	* Tính chất và công dụng của một số vật liệu phổ biến:
* Phân biệt kim loại và phi kim loại:
Kim loại có tính dẫn điện tốt, phi kim loại không có tính dẫn điện.
Giá thành kim loại đắt, giá thành phi kim loại rẻ.
Vật liệu phi kim loại: Dễ gia công, không bị ôxy hóa, ít mài mòn hơn so với vật liệu KL.
Chúng đều được sử dụng rộng rãi trong sản xuất.
* Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí
	* ý nghĩa của tính công nghệ: Dựa vào tính công nghệ để lựa chọn phương pháp gia công hợp lý, đảm bảo năng suất và chất lượng.
Câu 9: Hãy kể tên và nêu công dụng của các dụng cụ cơ khí.
Trả lời:
	* Dụng cụ đo, kiểm tra
	* Dụng cụ tháo lắp, kẹp chặt
	* Dụng cụ gia công
Câu 10: Hãy nêu tư thế đứng và các thao tác cơ bản khi cưa và dũa kim loại. Để sản phẩm cưa và dũa đạt yêu cầu kĩ thuật cần chú ý những điểm gì ?	
- GV đặt một số câu hỏi nhằm củng cố ý thức bảo vệ môi trường của HS.
Hỏi: Rác thải, chất thải trong gia công cưa và dũa kim loại là gì?
Hỏi: Rác thải, chất thải trong gia công cưa và dũa kim loại tác động đến môi trường như thế nào?
Hỏi: Xử lí rác thải, chất thải trong gia công cưa và dũa kim loại như thế nào để không làm ô nhiễm môi trường?
- HS thảo luận và trả lời.
Câu 11: Hãy nêu tư thế đứng và các thao tác cơ bản khi dũa kim loại. Để đảm bảo an toàn khi dũa và khoan, em cần chú ý những điểm gì ?
- Hỏi: Chiếc xe đạp của em có kiểu mối ghép nào ? Hãy kể tên một vài mối ghép .
	Hỏi: Tại sao khi chế tạo các chi tiết máy để phục vụ cho con người thường gồm nhiều các chi tiết ghép lại với nhau?
	GV: Khi bị hỏng phải thay thế thì chỉ thay chi tiết hỏng, không thay cả máy, tiết kiệm nguyên liệu, có nghĩa là tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Câu12: Chi tiết máy là gì ? Gồm những loại nào ? Xích xe đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy không ? Tại sao ?
	Hướng dẫn: Xích xe đạp và ổ bi cũng được coi là CTM vì việc phân loại chi tiết máy cũng chỉ là tương đối: trong chiếc xe đạp thì xích xe đạp là chi tiết nhưng trong nhà máy sản xuất xích thì xích không phải là chi tiết máy mà là cụm chi tiết máy.
Câu 13: Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ? Nêu đặc điểm của từng loại mối ghép. Tại sao chi tiết máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau ?
Hướng dẫn: Máy gồm nhiều chi tiết ghép với nhau dễ dàng và thuận lợi khi gia công, sử dụng và sửa chữa. Mặt khác, máy có nguyên lí hoạt động rất phức tạp, 1 chi tiết không thể thực hiện chức năng của máy được.
Câu 14: Nội dung mối ghép cố định không tháo được
Hỏi: Thế nào là mối ghép cố định ? Chúng gồm mấy loại ? Nêu sự khác biệt cơ bản của các loại mối ghép đó.
	Hỏi: Mối ghép bằng đinh tán và hàn được hình thành như thế nào ? Nêu ứng dụng của chúng.
Hỏi: Tại sao người ta không hàn quai xoong mà phải tán đinh ? 
	HD: Vì nhôm khó hàn và mối ghép đinh tán sẽ đảm bảo chịu được lực lớn, ghép đơn giản, hỏng dễ thay.
- GV yêu cầu HS so sánh ưu nhược điểm của 2 mối ghép. GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hỏi: Khi ghép nốichi tiết với nhau, phương pháp nào có tác động đến môi trường?
GV: Hàn điện hồ quang, hàn điện tiếp xúc,...; chú ý đến dầu, mỡ bị cháy khi hàn bằng phương pháp có sử dụng nhiệt.
Hỏi: Khi thực hành ghép nối chi tiết với nhau, cần tuân theo quy định về vệ sinh môi trường, hãy lấy ví dụ.
Câu 15: Mối ghép cố định tháo được
- Nêu cấu tạo của mối ghép bằng ren và ứng dụng của từng loại.
- Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai mối ghép bằng then và bằng chốt.
Câu 16: Mối ghép động
- Thế nào là khớp động ? Nêu công dụng của khớp động.
	- Có mấy loại khớp động thường gặp ? Tìm ví dụ mỗi loại.
	- Nêu cấu tạo và công dụng của khớp quay.
Câu 17: Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
Trả lời:
* Chức năng của các nhà máy điện là biến đổi các dạng năng lượng như: nhiệt năng, thuỷ năng, năng lượng nguyên tử, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thành điện năng.
	* Chức năng của đường dây dẫn điện là truyền tải điện năng.
	* Vai trò của điện năng:
	- Nguồn động lực cho các máy (ví dụ: động cơ điện ở nhà máy cơ khí, trạm bơm nông nghiệp, tàu hoả, trong các đồ dùng điện như: quạt điện, máy bơm nước, máy giặt). Nguồn năng lượng cho các máy, thiết bị (ví dụ: nhà máy luyện kim, hoá chất, các thiết bị y tế, thể thao).
	- Tạo điều kiện phát triển tự động hoá và nâng cao đời sống con người (ví dụ: tự động hoá ở các xí nghiệp, thông tin, Internet, đồ điện tử và đồ dùng điện trong gia đình).
Câu 18: Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động? Thông số nào đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay? Lập công thức tính tỉ số truyền của các bộ truyền động.
Trả lời:
	* Trong máy cần truyền chuyển động vì:
- Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau.
- Khi làm việc các bộ phận cần có tốc độ quay khác nhau.
	- Cần truyền chuyển động từ 1 động cơ đến nhiều bộ phận khác nhau của máy.
	* Thông số đặc trưng cho các bộ truyền động quay là tỉ số truyền i
Câu 19: Cho biết phạm vi ứng dụng của các bộ truyền động. Nêu ví dụ minh họa. 
Trả lời:
	- Truyền động ma sát – truyền động đai: Mục II.1.c – SGK Tr 100.
	- Truyền động ăn khớp: Mục II.2.c – SGK Tr 101.
Câu 20: Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay – con trượt. Tìm một vài ví dụ về ứng dụng của cơ cấu trong thực tế.
Trả lời:
	* Vẽ hình
	* Nêu cấu tạo
	* Nêu nguyên lý làm việc
	* Phạm vi ứng dụng
	* Cho ví dụ
Câu 21: Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay – thanh lắc. Tìm một vài ví dụ về ứng dụng của cơ cấu trong thực tế.
Trả lời:
	* Vẽ hình
	* Nêu cấu tạo
	* Nêu nguyên lý làm việc
	* Phạm vi ứng dụng
	* Cho ví dụ. Gợi ý: Trong quạt máy (có tuốc năng) có cơ cấu tay quay - thanh lắc; trong bếp dầu (bộ phận điều chỉnh bấc) có cơ cấu bánh răng - thanh răng. 
Câu 22: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của cơ cấu tay quay – con trượt, bánh răng – thanh răng.
	Gợi ý: Sự giống và khác nhau của cơ cấu tay quay - con trượt và bánh răng - thanh răng.
	- Giống nhau: Hai cơ cấu đều nhằm biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại.
	- Khác nhau: Cơ cấu bánh răng - thanh răng có thể biến đổi chuyển động quay đều của bánh răng thành chuyển động tịnh tiến đều của thanh răng (và ngược lại), còn trong cơ cấu tay quay - con trượt thì khi tay quay quay đều thì con trượt tịnh tiến không đều.
Câu 23: Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào? Khi sử dụng và sửa chữa điện cần thực hiện những nguyên tắc an toàn điện gì?
Trả lời:
	* Nguyên nhân
	* Một số biện pháp an toàn:
	- Một số nguyên tắc khi sử dụng
	- Một số nguyên tắc khi sửa chữa
Phần II: Bài tập
Bài tập 1: Vẽ hình chiếu của các vật thể sau:
Vật B
Vật A
Vật D
Vật C
Bài tập 2: Làm các bài tập SGK – Tr 53,54,55
Bài tập 3: Cần truyền chuyển động quay từ trục 1 với tốc độ n1 (vòng/phút) tới trục 3 có tốc độ n3<n1 hãy:
	- Chọn phương án và cơ cấu truyền động.
	- Nêu ứng dụng của cơ cấu này trong thực tế.
Bài tập 4: Đĩa xích xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn?

File đính kèm:

  • docDe cuong CN 8 HKI nam hoc 20092010.doc