Đề 5 Kiểm tra học kỳ I lớp 10 thpt phân ban năm học : 2006 – 2007 môn : ngữ văn . chương trình cơ bản (không kể thời gian giao đề) thời gian làm bài : 20 phút

doc2 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 5 Kiểm tra học kỳ I lớp 10 thpt phân ban năm học : 2006 – 2007 môn : ngữ văn . chương trình cơ bản (không kể thời gian giao đề) thời gian làm bài : 20 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 10 THPT PHÂN BAN
 BÌNH THUẬN	 Năm học 	 :	 2006 – 2007 
 ***	 Môn : NGỮ VĂN . Chương trình nâng cao
 ĐỀ CHÍNH THỨC	 Thời gian làm bài : 20 phút
 Điểm 	(Không kể thời gian giao đề) 
 Họ và tên : ..................................Lớp :........... Giám thị 1 Giám thị 2 
 ĐỀ SỐ 4 (Đề này gồm có 02 trang)	
________________________________________________________________________________________________________
 ĐỀ 
 Trắc nghiệm khách quan : 04 điểm.
 Chọn phương án trả lời đúng nhất và đánh chéo (x) vào chữ cái đầu dòng. Nếu chọn nhầm muốn bỏ thì khoanh tròn dấu chéo, bỏ rồi nhưng nếu chọn lại thì bôi đen . 
 1/ Mục đích chủ yếu khi dùng yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự nhằm :
	a	Giúp chuyện kể thêm sinh động, hấp dẫn, có sức truyền cảm mạnh mẽ.
	b	Biểu đạt sự đánh giá chân thành của người viết với thế giới khách quan.
	c	Biểu đạt sự đánh giá sâu sắc của người viết với thế giới nội tâm.
	d	Giúp cho người đọc (nghe) hiểu được tấm lòng của người viết (kể).
2/ Kết thúc đọan trích “Ra-ma buộc tội”, Xi-ta quyết định bước lên giàn hỏa nhằm :
	a	Trước lời lẻ buộc tội của chồng, Xi-ta thấy nhục không muốn sống nữa.
	b	Mượn thần Lửa A-nhi thiêng liêng để chứng minh sự trong trắng của mình.
	c	Xi-ta cảm thấy hối hận nên muốn dùng ngọn lửa để thiêu cháy mọi lỗi lầm.
	d	Xi-ta muốn dùng cái chết để đe dọa xem Ra-ma có thay đổi không.
3/ Cảm hứng chủ đạo của văn học viết Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV là :
	a	Cảm hứng hiện thực xót xa.	b	Cảm hứng lãng mạn bay bổng.
	c	Cảm hứng thế sự đổi thay.	d	Cảm hứng yêu nước hào hùng.
 4/ Mục đích chính của truyện cười nhằm :
	a	Nêu lên bài học luân lý để khuyên nhủ, răn dạy con người.
	b	Phản ánh hiện thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ.
	c	Đúc kết những kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống.
	d	Tạo tiếng cười giải trí hoặc phê phán thói hư, tật xấu.
 5/ Vật nào sau đây được xem là dấu hiệu kết nối nhân duyên trong truyện cổ tích Tấm Cám :
	a	Con cá bống và chim vàng anh	b	Con gà và đàn chim sẻ
	c	Chiếc giày và miếng trầu	d	Con ngựa với chiếc yếm đỏ
 6/ Đọc câu ca dao sau để trả lời :
	Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng :
	- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?
 Mục đích giao tiếp của anh với nàng trong câu ca dao nhằm :
	a	Tre đủ lá rồi, không còn non nữa, rủ chặt tre để đan sàng.
	b	Thăm dò ý kiến, vì tình cảm đã thắm thiết, nên xây dựng gia đình.
	c	Tre còn non thế liệu có nên chặt để đan sàng không ?
	d	Tuy tre non nhưng đã đủ lá, có thể chặt để đan sàng.
 7/ Trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, ông Trời bày Đăm Săn :
	a	Lấy một cái chày mòn ném vào vành tai Mtao Mxây.
	b	Lấy một cái chày ném vào sau gáy tai Mtao Mxây.
	c	Lấy một cái rìu ném vào vành tai Mtao Mxây.
	d	Lấy một cái rìu mòn ném vào sau gáy tai Mtao Mxây.
 8/ Trong bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, từ “hoành sóc” có nghĩa là :
	a	Để ngang ngọn giáo	b	Vác ngang ngọn giáo
	c	Cầm ngang ngọn giáo	d	Múa ngang ngọn giáo
 9/ Ý nào sau đây không có trong bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi :
	a	Tình yêu thiên nhiên chan chứa.
	b	Tình yêu đời, yêu cuộc sống.
	c	Mong muốn nhân dân ấm no, hạnh phúc.
	d	Tiếng ve buồn khi chiều xuống.
 10/ Ý nào sau đây không đúng với quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài Nhàn :
	a	Sống nhàn tản hòa hợp với thiên nhiên.
	b	Bỏ làm quan nên khi về quê phải chịu đựng cảnh nghèo khổ.
	c	Xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao.
	d	Không quan tâm đến xã hội, không màng danh lợi.
 11/ Yếu tố nào sau đây không phải là đặc trưng của văn học dân gian :
	a	Có tính uyên bác, tính dân tộc, tính quy phạm và sùng cổ.
	b	Xuất phát từ nhu cầu sáng tác và hưởng thụ trực tiếp.
	c	Là phương thức truyền miệng tạo nên hình thức diễn xướng.
	d	Là hình thức giao tiếp trực tiếp giữa các thành viên cộng đồng.
 12/ Yếu tố nào sau đây không phải là đặc trưng thi pháp văn học trung đại :
	a	Phản ánh hiện thực một cách kỳ ảo.	
	b	Quen sử dụng các hình thức ước lệ có sẵn.
	c	Coi nhẹ biểu hiện cá tính của con người.
	d	Đề cao, sùng bái các mẫu mực cổ xưa.
 13/ Cảm nhận nào sau đây chính xác hơn qua câu thơ Cô phàm viễn ảnh bích không tận trong bài “Hòang Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” của Lý Bạch :
	a	Người ra đi lẻ loi đơn độc mà người tiễn cũng thấy mình đơn độc lẻ loi.
	b	Con đường phía trước mà bạn đi tới đang rộng mở thênh thang chờ đón.
	c	Bạn bè dẫu gặp nhau thắm thiết đến đâu rồi cũng phải chia tay cách trở.
	d	Không gian quá rộng mà con thuyền quá nhỏ tưởng bạn lạc vào vũ trụ bao la.
 14/ Nội dung nào không đúng với câu thơ Trí chủ hữu hoài phù địa trục trong bài “Cảm hoài” (Tỏ lòng) sau đây của Ðặng Dung :
	a	Giúp chúa, những muốn xoay trục trái đất lại.
	b	Làm trai phải có chí khí đi vòng quanh trái đất.
	c	Khát vọng lớn lao và khí phách của người anh hùng.
	d	Muốn thể hiện một việc phi thường để cứu nước.
 15/ Nội dung câu ca dao “Ước gì sông rộng một gang / Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi” là :
	a	Cô gái mượn chuyện không thật ấy để từ chối chàng trai một cách tế nhị.
	b	Lời nói đùa trêu chọc chàng trai của cô gái vì chuyện không có thật.
	c	Chuyện ấy không bao giờ xảy ra sự thật vì cô gái ước mơ hão huyền.
	d	Nói lên nỗi lòng chân thật của cô gái với ước mơ mãnh liệt trong tình yêu.
 16/ Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến biến cố mất nước diễn ra trong truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy :
	a	Thành xây lên bị băng lở 	 	b	Mơ hồ trong quan hệ bang giao
	c	Mỵ Châu quá thơ ngây	d	Nhà vua mất cảnh giác	
_______________________________________ Hết ___________________________________

File đính kèm:

  • docDeTracnghiem nang cao 4.doc