Đề 5 học kì 2 (2008-2009)

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 5 học kì 2 (2008-2009), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ 5 –HK2-(08-09) Thầy: Trần Đăng Tá
1.Bài thơ “Con Cò” của Chế Lan Viên:
 a. Viết vào năm nào?	b. Chủ đề bài thơ? c. Bố cục bài thơ ?
2.Nhân vật nào được nhắc tới trong bài thơ “Con Cò”?
 a/ Con cò. b/ Người mẹ . c/ Người mẹ và đứa con. d/ Con cò ,người mẹ, đứa con.
3.Bài thơ “Con Cò” được sáng tạo trên cơ sở nào? Biểu tượng cho ai ?
4.Nét độc đáo trong phong cách thơ của Chế Lan Viên là gì ?
5. Ý nào không đúng với đặc điểm câu thơ trong bài “Con Cò”?
 a.Có nhiều câu thơ lặp lại	b. Câu thơ đều đặn nhịp nhàng cân đối
 c. Nhịp điệu câu thơ biến đổi	d. các câu thơ dài ngắn không đều.
6.Hình ảnh “Cánh cò” được gợi về qua những câu ca dao cho ta cảm nhận được điều gì?
 a/ Không gian làng quê thanh bình, yên ả thân thương với lời ru mang điệu hồn dân tộc
 b/ Cuộc sống lao động lam lũ.
 c/ Vẽ đẹp tần tản thân thương của người phụ nữ Việt Nam
 d/ Tất cả các ý a, b, c 
7.Vì sao những người mẹ Việt Nam thường ru con bằng ca dao về con cò?
8.Trong câu hát: “Ngủ yên! Ngủ yên cò ơi, chớ sợ -
 Cành cò mềm, mẹ đã sẵn tay nâng !”
 a./ Có những biểu tượng gì?	b/. Cảm nhận được tình mẹ trong lời ru như thế nào ?
9. Hình ảnh trong câu thơ “Con ngủ yên thì cò cũng ngủ 
 - Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi” đẹp và hay như thế nào ?
10. Em hiểu gì về đoạn thơ “Lớn lên, lớn lên, lớn lên …
 …….. và trong hơi mát câu văn”?
11.Câu thơ “Con dù lớn vẫn là con của mẹ 
 Đi hết lời lòng mẹ vẫn theo con”.
 a/. Gợi lên biểu tượng gì ? , b/ Ý nghĩa của biểu tượng ?
12/ Câu thơ : “ Một con cò thôi.
 Con cò mẹ hát.
 Cũng là cuộc đời.
 Vỗ cánh qua nôi”
 a/Gợi lên biểu tượng gì ? b/ Ý nghĩa của biểu tượng đó ?
13/ Qua bài thơ con cò em cảm nhận được những điều cao đẹp nào của tình mẹ và những lời ru ?
14/ So sánh giữa bài thơ “Con có” và bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, em thấy có điểm gì chung , điểm gì khác?
15/Viết đọan văn phân tích đoạn thơSau “ Dù ở gần con………
 ………………Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
16/ Văn bản “ Hai con dê” sau đây có liên kết không? Chỉ ra sự liên kết đó?
(1)Dê đen và dê trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp.(2) Dê đen đi dằng này lại.(3) Dê trắng đi đằng kia sang.(4) Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào.(5) Chúng húc nhau, cả hai đều rơi tỏm xuống nước.
17/ Xác định phương tiện liên kết và phép liên kết trong các đoan sau đây:
A-(1) Giãng văn rõ ràng là khó.(2) Nói như vậy để nêu ra một sự thật.(3) Không phải nhằm hù dọa càng không phải để làm ngã lòng. (Lê Trí Viễn)
B- (1)Cùng lắm, nó có giở qủe, hắn cũng chỉ đi ở tù (2). Ở tù thì hắn coi là thường (Nam cao)
18- Chỉ ra phép liên kết trong các đoạn trích từ “ Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi
A-. (1)Văn nghệ đã làm cho dân tâm hồn họ thực sự được sống. (2)Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
(3)Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn.(4) Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là tri thức
B- (1)Cái tư tưởng trong nghệ thuật là cái tư tưởng náu mình yên lặng.(2)Và cái yên lặng một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng.
C- (1) Một nghệ thuật đã tri thức hóa thường là trừu tượng, khô héo.(2) Nhưng văn nghệ nói nhiều với cảm xúc, nơi đụng chạm của tâm hồn với cuộc sống hàng ngày
D- (1)Văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả.(2) Nghệ sĩ truyền điện thẳng vào tâm hồn chúng ta. (3)Ấy là điểm màu nhiệm của nghệ thuật
19- Chỉ ra phép liên kết trong các đoạn trích từ “ Lặng Lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long :
A- (1)Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian (2) Thế nào bác cũng thích vẽ hắn 
B-(1) Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi ! Đây là đỉnh Yên Sơn , cao hai nghìn sáu trăm mét .(2) Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lý
C- (1)Cái im lặng lúc đó mới thật dễ sợ: (2)Nó như bị gió chặt ra từng khúc mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung
D- (1)Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. (2)Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn.(3)Nắng chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và cho cô gái thấy mình rực rỡ theo. (4)Hai người lonh thong đi về chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu.
 E- (1)Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. (2)Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe,cháu gan lì nhất định không xuống. (3)Ấy thế là một hôm , bác lái xe phải thân hành lên trạm cháu
G- (1)Người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ. (2)Cũng là những điều ta ít nghĩ. (3)Việc ấy làm bác già và cô gái cảm động ngay
20- Chỉ ra phép liên kết trong các đoạn trích từ “ Làng “ của Kim Lân:
A- (1)Đồ ăn thức đựng của mụ, mụ cất kỉ đi. (2)Con dao, cái chậu, bó củi của người ta mụ dùng tự nhiên, hễ cất đi , mụ lại lôi ra
B- (1)“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây …” (2)Cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông
C- (1)Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kêu kia nhiều.(2) Ấy là mụ chủ nhà.(3) Từ ngày xảy ra chuyện ấy , hình như mụ ta lấy điều làm cho vợ chồng ông khổ ngấm khổ ngầm là mụ thích
D-(1)Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn như thế được. (2)Ông kiểm điểm từng người trong óc .(3) Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. (4)Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhả ấy! 
21- Chỉ ra các phép liên kết trong các trường hợp sau::
A-(1)Nhà thơ gói tâm tình của tác giả trong thơ. (2)Người đọc mở thơ ra, bỗng thấy tâm tình của chính mình 
B-(1)Sự thật là mùa thu năm 1940 nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp.
(2)Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.( Hồ Chí Minh)
C- (1)Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con . (2)Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra . (3)Anh mong được nghe một tiếng” ba “ của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. (4)Nghe má nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó lại bảo: - Thì má cứ kêu đi
D- (1)Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. (2)Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay , tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó (3) Nó vừa kêu vừa chạy xô tới , nhanh như một con sốc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó . ( Nguyễn Quang sáng- Chiếc lược ngà)
E- (1)Cái bản tính tốt của người ta vì những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. (2)Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.( Nam Cao- Lão Hạc)
G-(1)Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế .(2) Họ dễ tửi thân nên rất hay chạnh lòng. (3) Ta khó ở cho vừa ý họ. ( Nam Cao- Lão hạc)
H- (1)Tùy đấy, mày có ti nhà tao thì điểm chỉ vào đem về cho chồng mày kí tên, và xin chử Lí trưởng nhận thực tử tế rồi mang sang đây tao sẽ giao tiền cho.(2)Nếu mày không tin thì thôi. (3)Đây tao không ép ( (Ngô Tất Tố - Tắt đèn)

File đính kèm:

  • docOn tap hoc ki 2 de 5.doc
Đề thi liên quan