Đề 15 kiểm tra học kì 1 môn ngữ văn 9 thời gian: 90 phút

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 15 kiểm tra học kì 1 môn ngữ văn 9 thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 9
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Ma trận đề:
 Mức độ 
Biết
Hiểu
Vận dụng
TC
Mạch KT
 TN
TL
 TN
TL
 TN
TL

Văn bản nhật dụng 


1c (0,5đ)



1c
(0.5 đ)
Đồng chí
1 c
(0.5đ)





1c
(0.5 đ)
Phong cách Hồ Chí Minh

1c
(0,5đ)





1c
(0.5 đ)
Phương châm hội thoại


1c
(0,5đ)



1c
(0.5 đ)
Chuyện người con gái Nam Xương



1c
(0,5đ)



1c
(0.5 đ)
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh



1c
(0,5đ)



1c
(0,5đ)
- Cảnh ngày xuân
- Tổng kết từ vựng


1c
(0,5đ)



1c
(0.5 đ)
Tổng kết từ vựng


1c
(0,5đ)



1c
(0.5 đ)
Văn bản tự sự





1c
( 6đ)
1c
( 6đ)
TC
 2câu
 ( 1 điểm )
 6 câu
 ( 3 điểm )
 1 câu 
 ( 6 điểm )
9 c
(10đ)









ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN : Ngữ văn 9
Thời gian: 120’

I/ Trắc nghiệm: ( 4đ ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng ở câu trả lời đúng nhất:
 Câu 1: Yêu cầu nào là yêu cầu cao nhất của kiểu văn bản nhật dụng?
 A. Tính cập nhật B. Tính văn chương C. Tính thẩm mỹ D. Tính mới lạ 
 Câu 2: Bài thơ “Đồng Chí” của Chính Hữu được sáng tác năm nào?
 A. Đầu 1948 B. Đầu 1949 C. Cuối 1948 D. Cuối 1949
 Câu 3: Ý nào nói lên việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài của Hồ Chí Minh không được đề cập trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh? 
 A. Luôn luôn đề cao bản sắc văn hóa dân tộc 
 B. Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những hạn chế tiêu cực 
 C. Không ảnh hưởng một cách thụ động
 D. Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế
 Câu 4: Những câu sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào?
 a/ Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học
 b/ Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh
 c/ Ngựa là loài thú có bốn chân
 A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất
 C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức
 Câu 5: Từ xanh trong câu Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ được dùng theo nghĩa chuyển. Đúng hay sai? 
 A. Đúng B. Sai
 Câu 6: Biện pháp nghệ thuật nào không sử dụng trong câu sau?
 Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiến chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nữa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường. 
 A. Phép lặp từ ngữ B. Phép so sánh C. Phép liệt kê D. Phép đối 
 Câu 7: Ý nào nói không đúng nhất về vẻ đẹp mùa xuân được gợi ra từ hai câu thơ sau:
 Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
 A. Dịu dàng, đằm thắm B. Mới mẻ, tinh khôi và giàu sức sống 
 C. Khoáng đạt, nhẹ nhàng D. Trong trẻo, tinh khiết 
 Câu 8: Trong hai câu thơ trên có bao nhiêu từ Hán Việt?
 A. Không có B. Một C. Hai D. Ba 
II/ Tự luận ( 6 đ ): 
 Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của mình với thầy, cô giáo cũ.










ĐÁP ÁN:

I/ Trắc nghiệm: Tất cả các phương án A đều đúng. Mỗi câu đúng được 0,5đ
II/ Tự luận:
1/ Yêu cầu về nội dung, thể loại:
 Đáp ứng đúng về nội dung thể loại. Câu chuyện có thể hư cấu nhưng phải có giá trị nhân văn
2/ Yêu cầu về phương pháp, bố cục:
Dù theo cách nào, bố cục cần đảm bảo 3 phần
Hành văn trôi chảy, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt
Biết vận dụng tốt các yếu tố trong văn bản tự sự
3/ Yêu cầu cụ thể:
- Điểm 5 – 6: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên
- Điểm 3 - 4 : Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên
- Điểm 1 – 2 : Viết đúng thể loại nhưng diễn đạt vụng về, rời rạc, sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả 
- Điểm 0 : Lạc đề, sai tư tưởng nghiêm trọng hoặc không viết được gì 
 



 

File đính kèm:

  • docNoel 2008De thi Van HK1 lop 9 kem dap an De 15.doc