Chuyên đề Tổng kết các ngữ pháp

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tổng kết các ngữ pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 154: Tổng kết ngữ pháp
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức : Ôn tập hệ thống hoá các kiến thức đã học. Tích hợp các văn bản .
2. Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào giao tiếp và tạo lập văn bản .
3. Tư tưởng : giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ ,câu.
B. Chuẩn bị : 
1. Thầy : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : Bảng phụ
2. Trò : Đọc, soạn văn bản.
C. Phương pháp: Thảo luận, thống kê, tổng hợp.
D. Tiến trình lên lớp .
* Hoạt động 1: Khởi động
1. ổn định tổ chức ( 1phút ).
2. Kiểm tra: ( 3-5 phút ).
3. Bài mới : GV giới thiệu:

Hoạt động của thầy và trò

nội dung bài học

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
GV : Kể tên các thành phần chính của câu? Vì sao được gọi là thành phần chính?
- Tác dụng của các thành phần chính của câu?
GV : Vĩ ngữ là gì ? Đặc điểm?
* Vị ngữ à là thành phần câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lới các câu hỏi : Làm gì? là gì? Như thế nào ? Làm sao?
GV : Chủ ngữ là gì ? Đặc điểm? 
* Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái được miêu tả ở vị ngữ và trả lời câu hỏi : Ai? Cái gì? Con gì?
GV : Kể tên các thành phần phụ?
GV : Trạng ngữ là gì ? Vị trí? Tác dụng? Dấu hiệu nhận biết ?
* Trạng ngữ : thường đứng đầu câu( có thể đứng ở cuối câu, giữa câu).
+ Tác dụng : cụ thể hoá không gian, thời gian, phương tiện cách thức, mục đích được diễn đạt ở nòng cốt câu.
+ Dấu hiệu: Được ngăn cách bởi dấu phẩy.

GV : Khởi ngữ là gì ? Vị trí? Tác dụng? Dấu hiệu nhận biết ?
 * Khởi ngữ: Thường đứng trước chủ ngữ. + Tác dụng: Nêu đề tài của câu. 
+ Dấu hiệu : Có thể thêm từ : về, đối với
 GV : HS đọc đề bài 
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau.
-> GV kết luận ( bảng phụ). 








=> GV: Chốt

GV : Kể tên các thành phần biệt lập? 
GV : Thế nào là thành phần tình thái? 
- Thể hiện thái độ, cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
GV : Thế nào là thành phần cảm thán? 
- Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói, người viết.
GV : Thế nào là thành phần Gọi đáp. 
- Dùng để tạo lập và duy trì quan hệ giao tiếp.
GV : Thế nào là thành phần Phụ chú ? 
- Dùng để bổ sung thêm chi tiết cho nội dung chính..
GV : Dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập ? 
 
- HS đọc đề bài ?( bảng phụ)
...b) Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
 ( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau.
-> GV kết luận. ( Bảng phụ)
* Nhắc lại các kiểu câu đã học?
-H: Thế nào là câu đơn? Có mấy loại câu đơn?
TL: Là loại câu do một cum C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả, kể, về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
GV : HS đọc đề bài ?( bảng phụ)
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau.
- > GV kết luận.( Bảng phụ) 
- H: Thế nào là câu đặc biệt?
TL: Là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN- VN.
+ Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn; liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật , hiện tượng; bộc lộ cảm xúc; gọi đáp.
- HS đọc đề bài ?
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau.
-> GV kết luận.(Bảng phụ)
- H: Thế nào là câu ghép? Có mấy loại câu ghép?
TL: là câu có từ hai cụm C_ V trở lên .
+ có các quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: bổ sung, nguyên nhân, mục đích, tương phản, điều kiện( giả thuyết). 
- HS đọc đề bài ?( bảng phụ: tìm câu ghép trong các đoạn trích và chỉ ra kiểu quan hệ giữa các vế câu?)
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận (bảng phụ)

* Có những kiểu biến đổi câu nào?
GV : HS đọc đề bài ?
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận. 




GV : HS đọc đề bài ?
GV Hướng dẫn: Đổi bổ ngữ lên đầu câu thêm từ bị hoặc từ được vào.
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận ( bảng phụ)
* Có những kiểu câu nào? Nêu VD? 
- Được chia theo mục đích nói ( hình thức ngữ pháp): trần thuật, nghi vấn, cảm thán, cầu khiến.
- Hành động nói đa dạng : trực tiếp, gián tiếp.

GV : HS đọc đề bài ?
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận. 




* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Nắm được các thành phần câu, các kiểu câu đã học.
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ.
I. Thành phần chính và thành phần phụ.
1. Nhắc lại lý thuyết:
a. Thành phần chính : CN- VN, là những thành phần bắt buộc để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn.









b. Thành phần phụ và dấu hiệu nhận biết.
+ TN bổ sung chi tiết cho nòng cốt câu. 
+ KH nêu lên đề tài được nói đến trong câu.












2. Thực hành:
- Chủ ngữ :
a, Đôi càng tôi.
b, Mấy người học trò cũ.
c, Nó.
- Vị ngữ:
a, Mẫm bóng.
b, Đến xếp hàng dưới hiên đi vào lớp.
c, Vẫn là người bạn....độc ác.
- Trạng ngữ:
b, Sau một hồi trống thúc vang dạy cả lòng tôi.
- Khởi ngữ: 
c, Tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc.
II. Thành phần biệt lập.
1. Nhắc lại lí thuyết.
a, Thành phần tình thái 
b, Thành phần cảm thán 
c, Thành phần : Gọi - Đáp 
d, Thành phần phụ chú: 
+ Dấu hiệu nhận biết : không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩ sự việc của câu.








2. Thực hành.
a, Ngẫm ra -> Thành phần tình thái.
b, Trời ơi-> Thành phần cảm thán
c, Bẩm -> Thành phần Gọi- đáp.
d, dừa xiêm thấp...->Thành phần phụ chú



D. Các kiểu câu.
I. Câu đơn:
1. Câu đơn : Là loại câu do một cum C-V tạo thành.
a, Chủ ngữ : nghệ sĩ; VN : ghi lại......
b, CN: Lời gửi của Nguyễn Du...; VN : phức tạp ....
c, CN : Nghệ thuật ; VN : là tiếng....



2. Câu đặc biệt.
 Là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN- VN.


a, Có tiếng nói léo xéo ở gian trên.
- Tiếng mụ chủ....
b, Một anh thanh niên mười bảy tuổi.
c, - Sơn ! Em Sơn ! Sơn ơi !
 - Chị An đây !


3. Câu ghép.
- Là câu có từ hai cụm C-V trở lên .
- Có các quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: bổ sung, nguyên nhân, mục đích, tương phản, điều kiện( giả thuyết). 

a, Anh gửi vào .. chung quanh-> quan hệ bổ sung.
b, Nhưng vì...bị choáng-> quan hệ nguyên nhân.
c, Để người ....cô gái-> quan hệ mục đích.
 
IV. Biến đổi câu.
1. Rút gọn câu:
- Quen rồi.
- Ngày nào ít : ba lần.
2. Tách câu
a, Và làm việc có khi suốt đêm.
b, Thường xuyên.
c, Một dấu hiệu chẳng lành
-> Tác dụng : Nhấn mạnh nội dung diễn đạt ở bộ phận được tách.
3. Biến đổi câu thành câu bị động.
a, Đồ gốm được người thợ thủ công Việt Nam làm ra khá sớm.
b, Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc tại khúc sông này.
c, Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước.
V. Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau.
- Được chia theo mục đích nói ( hình thức ngữ pháp): trần thuật, nghi vấn, cảm thán, cầu khiến.
- Hành động nói đa dạng : trực tiếp, gián tiếp.
*Bài tập :
1. Xác định các câu nghi vấn, tác dụng
- Ba con, sao con không nhận?
- Sao con biết là không phải?
- > Dùng để hỏi
2. Xác định câu cầu khiến, tác dụng.
- ở nhà trông em nhé-> ra lệnh
- Đừng có đi đâu đấy-> ra lệnh
- Thì má cứ kêu đi-> yêu cầu
- Vô ăn cơm-> mời 
- Cơm chín rồi->ra lệnh









File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 9(2).doc
Đề thi liên quan