Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Luyện từ và câu Khối 5

doc24 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Luyện từ và câu Khối 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Luyện từ và câu
 Ôn tập về Dấu câu
 Ôn tập về Từ loại
I- Mục đích yêu cầu.
	- Hệ thống kiến thức về dấu câu: dấu hai chấm ,dấu ngoặc kép,dấu gạch ngang.
- Hệ thống kiến thức về từ loại: danh từ , động từ, tính từ.
- Rèn kĩ năng làm bài tập.
II- Đồ dùng dạy học.
III- Hoạt động dạy học .
A. Nội dung ghi nhớ.
1. Dấu câu:
a. Dấu hai chấm .
- Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật.
- Giải thích cho bộ phận đứng trước.
b. Dấu ngoặc kép.
 - Trich dẫn lời nói của nhân vật.
 	 - Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
c. Dấu gạch ngang.
- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
- Đánh dấu phần chú thích.
- Đánh dấu các ý liệt kê.
2. Từ loại :
a.Danh từ: Chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối, khái niệm, hiện tượng, đơn vị.
VD: cam , hoa mai, mèo,nỗi buồn, mưa, xã, cái...
- Có hai loại danh từ : danh từ riêng , danh từ chung
b.Động từ : Chỉ hoạt động, trạng thái.
VD: chạy, học, buồn,vui....
c.Tính từ : Chỉ màu sắc, tính chất.
 VD: ngọt ,mát, xanh, cao, béo...
* Dấu hiệu nhận biết từ loại:
- Dựa vào chức vụ ngữ pháp.
+ Danh từ thường làm chủ ngữ trong 3 mẫu câu kể.
+ Động từ thường làm vị ngữ trong câu kể Ai-làm gì?
+ Tính từ thường làm vị ngữ trong câu kể Ai- thế nào?
- Dựa vào khái niệm.
- Dựa vào khả năng kết hợp.
+ Danh từ kết hợp với số từ.
+ Động từ kết hợp với:hãy ,đừng , chớ...
+ Tính từ kết hợp với: rất ,hơi, lắm, quá...
B. Luyện tập.
Bài 1. Viết một đoạn hội thoại trong đó có dùng dấu hai chấm và dấu gạch ngang.(đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật và đánh dấu phần chú thích).
Bài 2. Viết một câu có dấu ngoặc kép để trích dẫn lời của nhân vật.
 Viết một câu có dùng dấu ngoặc kép đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
Bài 3. Đặt một câu kể: Ai- làm gì? có vị ngữ là một động từ ( cụm ĐT)
 Đặt một câu kể: Ai- thế nào ?có vị ngữ là một tính từ ( cụm TT).
Bài 4. Xác định DT, ĐT, TT trong các đoạn sau:
a.Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt.Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới.
b. Em yêu màu nâu.
 Aó mẹ sờn bạc
 Đất đai cần cù
 Gỗ rừng bát ngát
c. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời.Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước.
C. Học sinh làm bài vào vở.
D. Giáo viên chấm và chữa bài.
 Gợi ý:
- Bài 1, 2: HS tự viết.
-.Bài 3. VD: Bạn Lan viết.
 Chú mèo xinh.
Bài 4.
a.DT: Bụi mía, sân, rơm, thóc, con gà, con chó, mái nhà, màu vàng, đốt.
ĐT: phủ.
TT: các từ còn lại.
b.DT: em, màu nâu, áo, đất đai, gỗ rừng.
 ĐT: yêu, sờn.
 TT: bạc, cần cù, bát ngát.
c.DT: những đám mây, trời, mây, từng nắm, nền, gió nam,gió, hơi nước.
ĐT: lổm ngổm, tản, san, thổi.
TT: lớn, nặng đặc xịt, đầy, đều, đen, xám xịt, mát lạnh.
* Giáo viên củng cố và nhấn mạnh bài.
.
	__________________o0o__________________
 	 Luyện từ và câu
 	 Ôn tập về cấu tạo từ
I. Mục đích yêu cầu
Hệ thống kiến thức về từ đơn, từ phức
Rèn kĩ năng làm bài tập
II. Đồ dùng dạy học.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra sách vở
B. Bài ôn.
1. Nội dung ghi nhớ.
Từ đơn: Là từ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.
VD:hoa,bút,vở....
Từ phức: Là từ gồm hai tiếng trở lên ghép lại tạo thành nghĩa chung.
VD: sách vở, hoa quả, hợp tác xã, long lanh.....
 +Từ phức gồm có: từ ghép và từ láy
 +Có 2 kiểu từ ghép: từ ghép tổng hợp .VD: quần áo, mưa gió.....
 từ ghép phân loại. VD: hoa hồng, mưa phùn...
 + Có 3 kiểu từ láy: 
 từ láy âm đầu.VD: mỡ màng, vui vẻ...
 từ láy vần .VD: lon ton, lanh canh...
 từ láy cả âm và vần.VD: ngoan ngoãn, thoang
thoảng...
 * Lưu ý:
Trong từ hai tiếng mà một tiêng mất nghĩa (hoặc mờ nghĩa), cả hai tiếng không có quan hệ về âm được gọi là từ ghép.
VD: gà qué, tre pheo, cây cối, đất đai.
Hai tiếng cùng có quan hệ về âm, vê nghĩa là từ ghép.
VD: đi đứng, hốt hoảng...
2. Luyện tập.
 Bài 1. Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong các đoạn sau:
 a. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi.
 b. Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới, những hạt mưa nhỏ bé, mềm mại mà như nhảy múa.
 Bài 2. Thêm yếu tố kết hợp với: vui, mềm, trắng, xanh để tạo thành từ ghép tổng hợp , từ ghép phân loại , từ láy.
 Bài 3. Gạch chân dưới các từ láy. Hãy xếp các từ láy đó vào từng kiểu khác nhau.
 Trăng đầu tháng lờ mờ. Mặt nước pha chút lơ mong mỏng , phơn phớt. Những chiéc lá lúa quẫy rung rinh trông xa như những làn sóng nhỏ lăn tăn.
 Bài 4. Dựa vào cấu tao từ, hãy xếp các từ sau vào 3 nhóm và đặt tên cho từng nhóm.
 Cây cối, kĩ càng ,cong queo, ngẫm nghĩ , màu mỡ , mùa xuân, học hành , thoang thoảng, mặt trời, nghĩ ngợi , tươi tắn , đen đủi, cao ráo, lời lẽ, lung lay, trắng trẻo, trắng mắt ,trắng tay, vui buồn.
 - HS làm bài vào vở, GV thu chấm và chữa bài
 Luyện từ và câu
 Ôn tập về câu chia theo mục đích nói.
 	 Ôn tập về trạng ngữ
I.Mục đích yêu cầu.
 - Hệ thống kiến thức về câu chia theo mục đích nói , trạng ngữ trong câu.
Rèn kĩ năng làm bài tập.
II. Đồ dùng dạy hoc.
III. Hoạt động dạy học.
A.Nội dung ghi nhớ.
1. Câu chia theo mục đích nói.
-Câu kể –dấu chấm.
-Câu hỏi –dấu chấm hỏi.
-Câu cảm- dấu chấm than.
-Câu khiến – dấu chấm than.
2. Trạng ngữ.
Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân, cách thức phương tiện.
B. Luyện tập.
Bài 1. Đặt câu theo các yêu cầu sau:
a. Giới thiệu sự vật.
b. Nhờ bạn lấy hộ đồ dùng học tập.
c. Yêu cầu mọi người giữ trật tự.
d. Hỏi về một người mà mình chưa biết.
Bài 2.
a. Hãy viết một câu hỏi có mục đích yêu cầu đề nghi.
 ( Nêu tình huống )
b. Hãy viết một câu khiến.
 ( Nêu tình huống )
Bài 3 Hãy biến đổi mỗi câu sau thành câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.
a. Bạn Hoa học giỏi.
b. Mẹ đã về.
c. Trời nắng.
d. Ngày mai, Thảo đến trường.
Bài 4. Gạch dưới trạng ngữ và nêu rõ ý nghĩa của trạng ngữ đó.
a. Để bố mẹ vui lòng, em phải chăm học tập.
b. Bằng sự cố gắng, em vươn lên trong học tập.
c. Vì mưa , con đường trở nên lầy lội.
d. Trên trời , đàn chim ến đang chao liệng
Bài 5 Điền thêm trạng ngữ vào chỗ chấm , nêu rõ ý nghĩa của trạng ngữ đó.
...., chúng em tập trung làm lễ chào cờ
......., em quyết tâm học giỏi.
......., em đã đến lớp muộn.
Cây cối phát triển nhanh,.......
Bài 6. Hãy viết đoạn văn tả cảnh( 6-7 câu ) trong đó có dùng trạng ngữ rồi nêu rõ ý nghĩa của TN đó.
- HS làm bài vào vở.
- HS trình bày và nhận xét.
- GV chấm và chữa bài.
 Gợi ý:
Bài 1. 
Đây là cái bút của tôi.
Bạn có thể lấy hộ tôi cái cặp sách được không? 
Đề nghị các bạn trật tự .
Có phải cái cặp tóc này của cậu không?
Bài 2.
Bài 3. M: -Câu kể : Mẹ đã về.
Câu hỏi: Mẹ đã về chưa?
Câu cảm: A, mẹ đã về .
Câu khiến : Mẹ phải về .
Bài 4
TN chỉ mục đích.
TN chỉ phương tiện.
TN chỉ nguyên nhân.
TN chỉ địa điểm.
Bài 5.
Sáng thứ hai,.........
Để bố mẹ vui lòng,........
Vì chân đau,.........
........,vì mưa.
Bài 6 HS tự viết đoạn văn.
- GV theo dõi chữa tay đôi với HS
- GV củng cố và nhấn mạnh bài.
- GV giao bài tập về nhà
 Tập làm văn.
 Ôn tập văn tả con vật.
I.Mục đích yêu cầu.
 - Hs củng cố về cách tả con vật, nhớ lại dàn ý bài văn tả con vật.
 - Rèn kĩ năng làm bài.
II.Đồ dùng dạy học.
III. Hoạt động dạy học. 
A. Nội dung ghi nhớ.
 Dàn bài chung của bài văn tả con vật gồm 3 phần.
 1 . Mở bài .Giới thiệu con vật định tả.
 2. Thân bài:
Tả hình dáng của con vật.
Tả hoạt động của con vật.
3. Kết bài. Nêu cảm xúc của bản thân.
 * Để làm tốt bài văn tả loài vật, cần phải quan sát kĩ con vật trong môi trường sống của nó, quan sát đặc tính thể hiện qua tính nết, hoạt động . Chọn ra đặc tính riêng biệt của con vật.
B. Luyện tập.
* Đề bài:
 Nhìn mẹ con loài vật quấn quýt bên nhau em ngỡ chúng có tình cảm như con người. Hãy tả lại mẹ con một loài vật mà em có dịp quan sát.
HS đọc yêu cầu đề bài.
HS phân tích đề bài.
+Đề bài thuộc thể loai văn nào?
+Kiểu bài gì?
+ Đối tượng miêu tả là con vật nào?
+ Nội dung miêu tả những gì?
+ Bài văn tả loài vật gồm mấy phần?
Cho HS nhắc lai dàn ý và chuẩn bị dàn ý chi tiết.
HS trình bày trước lớp.
HS nhận xét bổ sung về bố cục bài văn và nội dung miêu tả.
Nhận xét về ngôn ngữ diễn đạt.
HS viết bài vào vở.
GV thu chấm và chữa bài ngay tại lớp.
Cho HS khá đọc bài văn hay trước lớp.
GV cho HS phân tích để học tập .
GV nhận xét chung về bài làm của HS.
 - GV củng cố và nhấn mạnh bài 
 - GV giao bài tập về nhà., dặn dò chuẩn bị bài
Tập làm văn
 	 Ôn tập về các mẫu câu kể.
I Mục đích yêu cầu.
 - HS củng cố về các mẫu câu kể, đặt trong văn cảnh cụ thể.
 - Rèn kĩ năng làm bài.
 II. Đồ dùng dạy học.
III. Hoạt động dạy học. 
A. Nội dung ghi nhớ. 	
Câu kể: Ai là gì?
Câu kể: Ai làm gì?
Câu kể: Ai thế nào?
B. Luyện tập. 
Bài 1. 
a. Hãy đặt 1 câu kể Ai là gì?
b. Hãy đặt 1 câu kể Ai thế nào? có VN là cụm động từ chỉ trạng thái.
c. Hãy đặt 1 câu kể Ai làm gi? có VN là cụm động từ.
Bài 2 . 
 Hãy xác định CN – VN trong mỗi câu sau: 
Màu vàng trên lưng chú /lấp lánh.
 CN VN ( Câu kể Ai thế nào? )
Cái đầu/ tròn và hai con mắt/ long lanh như thuỷ tinh.
CN VN CN VN ( Câu kể Ai thế nào? )
Chú/ đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ
CN VN. ( Câu kể Ai làm gì? )
Em và bạn Nga/ xem chung tờ báo dưới gốc bàng.
 CN VN ( Câu kể Ai làm gì ? )
Con chim gáy/ hiền lành , béo nục. 
 CN VN ( Câu kể Ai thế nao? )
 g. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô/ tạo nên cảm 
 CN VN
giác bồng bềnh, huyền ảo. 
 h. Xa xa , trên cánh đồng , từng đàn trâu/ đang gặm cỏ.
 CN VN ( C âu kể Ai làm gì ? )
i . Quê hương Duy Tiên/ là nơi chôn rau cắt rốn của tôi.
 	CN VN ( Câu kể Ai là gì ?)
Bài 3. 
Hãy viết đoạn văn ngấn ( 6 –7 câu) kể về một học sinh giỏi trong lớp em được nhiều người quý mến. ( trong đó có dùng 3 mẫu câu đã học.) 
- HS làm bài vào vở. 
- HS trình bày trước lớp. 
- HS nhận xét , bổ sung.
 Gợi ý 
Bài 1. 
Em là học sinh lơp 5. 
Em bé đang khóc.
Bông hoa hồng đỏ thắm. 
Bài 2, 3. HS làm 
- GV củng cố và nhấn mạnh bài. 
Trường TH Hoà Mạc
 	Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 ( Vòng I )
	(Thời gian làm bài 70 phút)
Câu 1: (2điểm)
 Dựa vào cấu tạo từ, hãy xếp các từ sau vào 3 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: làng bản ,làng chài,ngẫm nghĩ ,nghĩ ngợi,trắng mắt, trắng hồng, trắng trẻo,trong trắng,rực rỡ, xinh xắn, mênh mông, xa lạ, cao ráo, kĩ càng,cong queo,xanh xám,mưa rào,đỏ thắm.
Câu 2 : (2,5 điểm) 
 .Xác định DT, ĐT, TT trong đoạn văn sau:
 	Anh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng vàng óng. Nắng đã chiếu loà cửa biễn. Xóm lưới cũng ngập trong nắng. Anh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượtmái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị . 
Câu 3: ( 2 điểm ).
 Hãy xác định CN – VN của mỗi câu sau và cho biết câu đó thuộc mẫu câu nào đã học?
Những đám mây trắng , nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh, huyền ảo. 
 Bác Hồ là vị cha chung , 
Là sao Bắc Đẩu , là vầng thái dương. 
Câu 4: ( 0,5 điểm ).
 So sánh sự giống nhau và khác nhau của các từ trong cặp từ sau:
 Khôn khéo và khéo léo.
Câu 5: (1 điểm) 
Cho biết mục đích sử dụng của mõi câu hỏi dưới đây:
Có gì quý hơn hạt gạo?
Sao mà cháu vẽ đẹp thế nhỉ ?
Bác đã đi làm về đấy ạ ?
Thế mà được coi là học giỏi à?
Câu 6: ( 2điểm) 
 Bác Hồ kính yêu đã từng viết cho thiếu nhi như sau:
 Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan.
 Em hiểu câu thơ trên như thế nào ? Qua đó em biết được tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi ra sao?
Câu 7:(8 điểm) 
 Đề bài: Nhìn mẹ con loài vật quấn quýt bên nhau em ngỡ chúng có tình cảm như con người. Hãy tả lại mẹ con một loài vật mà em có dịp quan sát.
 	( Trình bày – chữ viết sạch đẹp : 2 điểm )
	Luyện từ và câu.
	 Từ đồng nghĩa
I. Mục đích yêu cầu.
 - HS nắm được khái niệm về từ đồng nghĩa, cách sử dụng từ đồng nghĩa trong từng văn cảnh.
 - Rèn kĩ năng làm bài tập.
 II. Đồ dùng dạy học.
III. Hoạt động dạy học . 
A. Nội dung ghi nhớ.
 1. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau (hoặc gần giống nhau).
 VD:kiến thiết ,xây dựng.
 2. Từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau .
 VD: hổ, cọp, hùm.
 3. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn không thể thay thế cho nhau được.
 VD : mang, khiêng, vác.
B. Luyện tập.
 Bài 1.
 Tìm các từ đồng nghĩa:
Chỉ màu xanh.
Chỉ màu trắng.
Chỉ màu đỏ.
Chỉ màu tím.
Chỉ sự hiền lành.
 Bài 2.
 Xếp các từ sau vào 3 nhóm và nêu ý nghĩa chung của mỗi nhóm.
 vui vẻ, anh dũng, gan dạ, phấn khởi, mừng, rộng ,rộng rãi, mừng rỡ , bát ngát, anh hùng, mênh mông, gan dạ, sung sướng, bao la, vui, vui sướng.
 Bài 3.
 Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm dưới đây và nêu nghĩa chung của mỗi nhóm:
cắt, thái, ......
to, lớn,.......
chăm, chăm chỉ,......
 Bài 4.
 Những từ: đeo, cõng ,vác, ôm có thể thay thế cho từ’ “ địu” trong dòng dưới đay được không ? Vì sao? 
 	 Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
	Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.
 Bài 5.
 Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa trong các dòng sau.
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.
Tháng Tám mùa thu xanh thẳm.
Một vùng cỏ mọc xanh rì.
Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc.
Suối dài xanh mượt nương ngô.
- HS làm bài vào vở.
- GV thu chấm.
- Chữa bài.
Gợi ý
 Bài 1.
 Bài 2.
Nhóm 1: chỉ sự vui vẻ.
Nhóm 2: chỉ sự anh dũng.
Nhóm 3: chỉ sự rộng lớn.
 Bài 3.
chém bổ, cưa , xẻ...
to tướng, vĩ đại ,...
chịu khó, cần cù, cần mẫn,...
 Bài 4. Không thể thay thế được vì từ “ địu” có sắc thái nghĩa riêng.
 Bài 5. 
Xanh một màu trên diện rộng.
Xanh tươi và đằm thắm.
Xanh đậm và đều như màu của cỏ cây rậm rạp.
Xanh lam đậm và tươi ánh lên.
Xanh tươi mỡ màng.
_____________o0o______________
 Tập làm văn.
	 Luyện văn Tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu
Nắm được cấu tạo bài văn Tả cảnh
Rèn kĩ năng làm bài.
II. Chuẩn bị đồ dùng.
III.Hoạt động dạy học.
A. Nội dung ghi nhớ.
1.Đối tượng miêu tả.
Là cảnh thiên nhiên như núi sông, mây gió, trăng sao, dông bão, mưa nắng.....một bãi biển khi mặt trời lên, cánh đồng lúa trong buổi hoàng hôn....
Trong cảnh có thê có người và vật nhưng người và vật chỉ là một phần điểm xuyết.
2. Nội dung miêu tả.
 -Xác định cảnh tả trong phạm vi không gian, thời gian nhất định.
 VD: tả ngôi trường vào lúc tan học.
Kết hợp vị trí quan sát và các giác quan để quan sát.
Tả theo trình tự nhất định.
* Cấu tạo bài văn tả cảnh
 + Mở bài:
Giới thiệu bao quát về cảnh định tả.
+ Thân bài:
Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi theo mùa, theo thời gian.
+ Kết bài:
Nêu cảm xúc của bản thân.
B. Luyện tập.
 Đề bài: 
 Sau bao ngày nắng gắt, cây cối khô héo, xác xơ, vạn vật đều lả đi vì nóng nực.
 Thế rồi cơn mưa cũng đã đến. cây cối hả hê như được thêm sức sống mới. Hãy tả lại cơn mưa tốt lành đó.
* Hướng dẫn phân tích đề.
Đề bài thuộc thể loại văn miêu tả
Kiểu bài văn tả cảnh
Đối tượng : cảnh mưa rào.
Trọng tâm: mưa xuống làm cây cối như thêm sức sống .
- Hướng dẫn lập dàn ý.
Mở bài:
Trưa hè oi bức, bỗng gió thổi mạnh.
Mây ùn ùn kéo đến, trời đất rung chuyển.
Mưa rơi xuống.
2.Thân bài:
Gió thổi càng mạnh.
Mưa rơi đồm độp, ... xối xả, những hạt mưa to, nhỏ thi nhau ào xuống đầy sân, đầy vườn....
Cây cối được tắm mát mẻ.
Sấm chớp nhì nhằng...
Nước chảy ồng ộc...
Dưới ao, đàn cá tung tăng bơi lội...
3.Kết bài:
 - Mưa nhẹ dần rồi tạnh hẳn.
 - Bầu trời trong xanh. Chim hót véo von.
Lá cây lấp lánh, ngả đầu vào nhau trò chuyện.
 - Học sinh lập dàn ý, trình bày trên lớp
 - Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét.
 - Học sinh viết bài vào vở.
 - GV thu chấm và chữa bài.
 + Về hình thức: bài văn có đủ 3 phần, chữ viết tương đối rõ ràng.
 + Về nội dung: bài viết có trọng tâm, miêu tả cảnh phù hợp theo sự thay đổi của thời gian, không gian.
 - Một số bài viết còn chung chung hời hợt, còn sai lỗi chính tả, câu văn viết chưa đúng ngữ pháp.
Trường Tiểu học Hoà Mạc.
 Chương trình ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5- Hè 2009.
Tuần
 Môn
 Nội dung bài dạy.
 1
Luyện từ và câu
Tập làm văn
Ôn tập về cấu tạo từ
Ôn tập về dấu câu
Ôn tập văn tả cây cối
Ôn tập văn tả đồ vật
Luyện từ và câu
Tập làm văn
Luyện từ và câu
Ôn tập về từ loại, ôn tập về trạng ngữ
Ôn tập về câu chia theo mục đích nói
Ôn tập văn tả loài vật
Ôn tập về các mẫu câu
 2
Tiếng Việt
Luyện từ và câu
Tập làm văn
Bài kiểm tra số 1
Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa
Luyện tập tả cảnh
 3
Luyện từ và câu
Tập làm văn
Từ đồng âm
Luyện tập tả cảnh
 4
Luyện từ và câu
Tập làm văn
Cảm thụ văn học
Từ nhiều nghĩa
Luyện tập tả cảnh
Ôn tập các biện pháp tu từ
 5
Luyện từ và câu
Tập làm văn
Bài tập về chủ đề: Tổ quốc, Nhân dân
Luyện tập tả cảnh
 6
Luyện từ và câu
Tập làm văn
Cảm thụ văn học
Tiếng Việt
Bài tập về chủ đề: Hoà bình, Hữu nghị- Hợp tác
Luyện tập tả cảnh
Cảm thụ thơ
Bài kiểm tra số 2
 7
Luyện từ và câu
Tập làm văn
Tiếng Việt
Bài tập về chủ đề: Thiên nhiên
Ôn tập văn tả cảnh
Bài kiểm tra số 3
	Hoà Mạc , ngày tháng năm 2009
	GV lên chương trình
 Nguyễn Thị Quỳnh
 	Luyện từ và câu.
	Luyện tập về từ đồng nghĩa.
	 ( Tiếp theo )
 Bài 6. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
 ( im lìm, vắng lặng , yên tĩnh )
 Cảnh vật trưa hè ở đây ...., cây cối đứng ...., không gian....., không một tiếng động nhỏ. Chỉ một màu nắng chói chang.
 Gợi ý : yên tĩnh, im lìm, vắng lặng.
 Bài 7. Hãy tìm từ đồng nghĩa với từ gạch chân sau:
a. Bóng tre trùm âu yếm làng tôi.
b.Mấy đứa rất chóng lớn, người tiều phu chăm nom như con của mình.
d. Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên.
 Gợi ý
bản , thôn, .... 
chăm sóc , trông nom,....
nhỏ bé, nhỏ nhắn, .....
Bài 8. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm cho phù hợp.
Đi vắng nhờ người .......nhà cửa. (trông coi ) 
An thì no ,....thì tiếc.(cho )
Nhà trương .....học bổng cho sinh viên. ( trao )
Thi đua lập công......Đảng. ( dâng)
Bác gửi ...... các cháu nhiều cái hôn thân ái. ( tặng )
Bài 9. 
 Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống cho phù hợp.
Câu văn cần được ( đẽo , gọt, gọt giũa, vót , bào ) cho trong sáng.
Mấy cây phượng vĩ nở hoa ( đỏ chói, đỏ bừng, đỏ au, đỏ đắn, đỏ quạch, đỏ gay. )
Dòng sông chảy ( hiền lành, hiền từ, hiền hoà.)
Bài 10. 
 Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ đồng nghĩa .
Những khuôn mặt trắng bệch.
Bông hoa huệ trắng muốt.
Hạt gạo trắng ngần.
Đàn cò trấng phau.
Hoa ban nở trắng xoá.
 Gợi ý.
trắng nhợt nhạt .
trắng mịn trông rất đẹp .
trắng và bóng, vẻ tinh khiết, sạch sẽ.
trắng đẹp tự nhiên , không có vết bẩn.
trắng đều trên diện rộng.
- HS làm bài và chữa.
- GV chấm và nhận xét.
- GV giao bài về nhà.
Luyện từ và câu.
 Bài tập về từ trái nghĩa.
 I. Mục đích yêu cầu. 
HS nắm được khái niệm về từ trái nghĩa.
HS vận dụng làm bài tập.
II. Hoạt động dạy học .
A. Nội dung ghi nhớ.
1. Từ trài nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
 VD: dài – ngắn.
 * Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật các sự vật , sự việc, hoạt động, trạng thái đối lập.
B. Luyện tập.
Bài 1. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong mỗi câu sau:
Gạn đục khơi trong.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Anh em như thể tay chân,
 Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Bài 2. Tìm từ trái nghĩa với: hào bình, thương yêu, đoàn kết, giữ gìn.
 Đặt 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa đã tìm được ử phần a.
Bài 3. Tìm các cặp từ trái nghĩa
Đoàn kết là sống,chia rẽ là chết.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
Chết đứng còn hơn sống quỳ
Chết vinh còn hơn sống nhục
Chết trong còn hơn sống đục.
Ngày nắng đêm mưa
Khôn nhà dại chợ
Lên thác xuống ghềnh
Kẻ ở người đi
Việc nhỏ nghĩa lớn
Chân cứng đá mềm
Bài 4. Tìm từ trái nghĩa với từ gạch chân.
Già: quả già
 người già
 cân già
Chạy: người chạy
 ô tô chạy
 đồng hồ chạy
Nhạt: muối nhạt
 đường nhạt
 màu áo nhạt.
* HS làm bài vào vở, GV thu chấm và chữa- GV tổng kết và giao bài tập về nhà
 Luyện từ và câu
Bài tập về từ đồng âm
I-Mục đích yêu cầu
HS hiểu khái niệm về từ đồng âm
HS vận dụng làm bài tập
II-Hoạt động dạy học.
A.Nội dung ghi nhớ.
 -Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. VD: bàn: chỉ đồ vật
 bàn công việc: bàn bạc, trao đổi.
B.Luyện tập.
Bài 1.
 Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:
 a.đậu tương- đất lành chim đậu- thi đậu.
 b.bò kéo xe- hai bò gạo- cua bò lổm ngổm.
 c.cái kim sợi chỉ- chiếu chỉ- chỉ đường- một chỉ vàng
Bài 2.
 Đặt câu để phân biệt từ đồng âm
 a.chiếu. b.kén. c.mọc.
Bài 3. 
 Mỗi câu dưới đây có mấy cách hiểu? hãy diễn đạt lại rõ nghĩa của mỗi cách hiểu ấy.
 a.Mời các anh chị ngồi vào bàn.
 b.Đem cá về kho.
 c.Đầu gối đầu gối.
 d.Vôi tôi tôi tôi
Bài 4.
 Chỉ ra từ đồng âm và phân biệt nghĩa: 
 a.Tôi uống hết ca nước.
 b.Mẹ tôi đi làm ca đêm.
 c.Bà tôi mới mua một cái ca.
 d.Đó là một ca sinh khó.
 e.Nó ca rất hay.
C.Học sinh làm bài vào vở
 * GV thu chấm và chữa bài.
 * GV củng cố và giao bài tập về nhà:
Bài 1 trang 57
Bài 1 trang 59( Tiếng Việt nâng cao 5)
Tập làm văn
	 Luyện văn tả cảnh.
 Đề bài: Em hãy tả lại ngôi trường thân yêu của em.
I.Mục đích yêu cầu .
- Rèn kĩ năng lập dàn ý bài văn tả cảnh. 
HS viết được bài văn tả ngôi trường.
II.Hoạt động dạy học .
 - HS đọc yêu cầu đề bài.
Phân tích đề.
 +Thể loại: Miêu tả.
 +Kiểu bài: Tả cảnh.
-Trọng tâm của bài: Tả ngôi trường, sân trường, lớp học, cây cối ....
-HS chuẩn bị bài .
HS trình bày bài trước lớp.
HS nhận xét chung.
GV nhận xét , bổ sung chi tiết.
HS sửa lại dàn ý. 
HS viết bài vào vở.
GV thu chấm.
	 Dàn ý.
1. Mở bài:
 - Giới thiệu bao quát về ngôi trường.
2. Thân bài: 
Ngôi trường thấp thoáng trong lùm cây xanh .
Cổng trường cao rộng có tấm bảng ghi dòng chữ ........
Khung trường thật yên tĩnh...
Phía bên trái cổng......., phía bên phải cổng......
Thẳng cổng vào là dãy nhà ....
Phía trước là cột cờ.......
Khoảng sân bê tông rộng rãi......., chúng em thường tập trung ở đay để làm lễ chào cờ.
Dãy cuối là phòng hội đồng và thư viện 
Cây cối xào xạc , chỉ lác đác lá vàng rơi.....
Các bạn đã đến đông đủ vui chơi nhộn nhịp .
Trống báo giờ vào lớp......
3. Kết bài:
Nêu cảm xúc của bản thân với ngôi trường.
 - GV chữa tại lớp để hs rút kinh nghiệm.
 - GV củng cố và giao bài tập về nhà.

File đính kèm:

  • docBai Tu dong nghia.doc