Câu hỏi ôn thi Rung chuông vàng Tiếng việt Lớp 4

doc8 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn thi Rung chuông vàng Tiếng việt Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI RUNG CHUÔNG VÀNG
Tiếng Việt 4 ( tập 2 )
1/ Bài "Bốn anh tài" là truyện cổ của dân tộc nào? 
 (Dân tộc Tày).
2/Chú bé tuy nhỏ người được đặt tên là gì? (Cẩu Khay).
3/Cẩu Khay đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai? (Nắm Tay Đóng Cọc).
4/ Lăng mộ của hoàng đế Ai cập cổ đại là gì? (Kim tự tháp Ai cập).
5 / Một trong những kì quan nổi tiếng của cập là gì? ( Kim Tự Tháp). 
6/ Những con người trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, khám phá bí mật nằm sâu trong lòng đất, chinh phục đại dương, chinh phục khoảng không trung bao la.
 Họ còn biết làm thơ vẽ tranh sáng tác âm nhạc, tạo ra những công trình kiến trúc tuyệt mỹ.... Họ làm cho trái đất trở nên tươi đẹp và đầy sức sống . Họ được mệnh danh là gì ? ( Hoa của đất)
7/ Chuyện kể " Bác đánh cá và gả hung thần? là truyện cổ dân gian của nước nào? (Ai-Cập).
8/ Bài thơ" Truyện cổ về loài người " của tác giả nào? (Xuân Quỳnh)
9/Trong câu chuyện cổ này ai là người sinh ra đầu tiên? ( trẻ em)
10 / Sau khi trẻ em sinh ra cần có ngay mặt trời ? ( Để trẻ nhìn cho rõ)
 + Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ? 
 (Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bồng bế chăm sóc)
+ Bố giúp trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ? 
 (Vì trẻ cần tình yêu và và lời ru, trẻ cần bồng bế và chăm sóc)
+ Bố giúp trẻ em những gì?
 (Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ)
+ Thầy giáo dạy cho trẻ những gì? (dạy trẻ học hành)
11/a/Tìm ba từ có tiếng "tài"có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường? 
 ( tài hoa , tài giỏi, tài nghệ, tài năng, tài đức, tài ba......)
b/Tìm từ có tiếng "tài "có nghĩa là" tiền của": 
 (Tài nguyên, tài sản, tài trợ.....)
12/ Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu tục ngữ dưới đây : - Chuông có đánh có kêu
 Đèn có..........mới tỏ ( khêu)
 - Nước lã mà ......nên hồ ( vã)
13/ Đoạn trích"Cái nón" của tác giả nào? (Văn Tình)
 Tìm các từ láy trong đoạn trích cái nón cúa tác giả Văn Tình 
 (vành vạch, nho nhỏ)
14/ Bài tập đọc "Bốn anh tài" có một loài cây thân gỗ, lá chỉ có ở ngọn, quả rất dài, dẹt và rộng là cây gì? (cây núc nát)
15/Vì sao anh em Cẩu Khay chiến thắng được yêu tinh? 
 ( có sức khoẻ và tài năng phi thường)
16/Cha đẻ của chiếc lốp xe là ai? (Dân -lốp người Anh)
+ Chiếc lốp xe đạp ra đời trong thời gian nào? (cuối thế kỷ XIX)
+Phát minh chế ra chiếc lốp xe đạp bằng cao su của Dân- lốp được kí chính thức vào thời gian nào? (1880)
+Bài "Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp " của tác giả nào?( Theo Vũ Bội Tuyền)
17/Tìm câu kể theo mẫu ai làm gì ?Trong đoạn văn sau:Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
 (Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa)
18/Ai là người chế ra chiếc máy bơm nước đầu tiên? (Ác-si -mét)
+ Ai là người phát minh ra điện(xe điện ngầm)? ( Ê-đi- xơn)
19/Bài “Trống đồng Đông sơn"là của tác giả nào? (Nguyễn Văn Huyên)
20/ Nền văn hoá của một thời kỳ cổ xưa, được xác định trên những di vật tìm được ở Đông Sơn,Thanh Hoá? ( văn hoá Đông Sơn)
- Người biểu diẽn nhảy múa, diễn viên múa là gì? ( vũ công)
- Loài chim được coi là biểu tượng của dân tộcta?( chim lạc, chim Hồng)
- Loại trống nào mà trên giữa mặt trống có hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc........? 
 (trống đồng Đông Sơn)
- Loại trống nào thể hiện hoa văn trang trí đẹp, là một cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của người Viềt cổ xưa......? (trống đồng Đông Sơn)
21/Tìm từ láy chỉ đặc điểm của cơ thể người khoẻ mạnh?
 ( vạm vỡ, rắn rỏi, lực lưỡng,....)
- Tìm từ ngữ thích hợp với chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ sau?
 +Khoẻ như ............(voi,trâu, hùm)
 + Nhanh như ............. (cắt, gió, điện)
22/Bài "Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa " dược trích ở đâu? 
 (từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam)
+Trần Đại Nghĩa tên thật là gì? (Phạm Quang Lễ)
+Trần Đại Nghĩa sang pháp học đại học năm nào? (1935)
+ Ông về nước theo lời mời của Bác Hồ vào năm nào? (1946)
Cái tên Trần Đại Nghĩa do ai đặt tên cho Phạm Quang Lễ? (Bác Hồ)
Trần Đại Nghĩa được phong chiếu tướng vào năm nào?(1948) được tuyên dương Anh hùng lao động, nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh vào năm nào? (1952)
+ Danh hiệu nhà nước phong tặng đơn vị hoặc nhà người có thành tích đặc biệt trong lao động là gì ? (Anh hùng lao động)
Cơ quan phụ trách việc chế tạo ra, cung cấp vũ khí cho quân đội?
 ( cục quân giới)
23/ Bài" Cây mai tứ quý" của tác giả nào? (Nguyễn Vũ Tiềm)
24/Bài"Bè xuôi sông La" của tác giả nào? (Vũ Duy Thông)
Con sông lớn thuộc tỉnh Hà Tỉnh? ( sông La)
25/ Vị thần coi giữ đất đai của một khu vực(theo quan niệm dân gian) người thông thạo mọi việc trong vùng ? (Thần Thổ Địa(Thổ Công))
 Loài chim gì rất khoẻ, có mỏ dài và rất cứng,đôi chân của nó giống caí móc hàng của xe cần cẩu. Nó ít bay, khi chạy trên mặt đất nó giống như một con ngỗng cụ? (Đại bàng)
26/Bài "Bãi ngô" của tác giả nào? ( Nguyên Hồng)
BÀi "cây gạo " của tác giả nào ? (Vũ Tú Nam)
27/Bài"Sầu riêng" của tác giả nào? ( Ma Văn Kháng)
 Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (miền Nam)
Hương của quả gì hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa,lâu tan trng không khí? (Sầu riêng)
28/ Đoạn trích “cái đẹp” của tác giả nào? (Hoà Bình)
+ Loại cây nào có lá hình bầu dục, màu nhạt,hoa màu đỏ kết thành chuỗi rủ xuống? ( Lộc vừng)
29/ Chuyện kể "Con vịt xấu xí "của tác giả nào? ( An-đéc-xen)
Bài"Chợ Tết "của tác giả nào? (Đoàn Văn Cừ)
30/Từ chỉ vẽ đẹp bên ngoài của con người ?
 (xinh đẹp ,xinh xắn, xinh xinh.....)
+ Từ thể hiện nét đẹp tâm hồn,tính cách của con người?
 (thuỳ mị, dịu dàng, hiền dịu, đằm thắm, đôn hậu, nết na....)
+ Từ chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của nhiên nhiên, cảnh vật?
 (tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng , tráng lệ....)
 + Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người? 
 (xinh xắn, xinh tươi,lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng,.....)
31/Bài văn "Lá bàng " của tác giả nào? (Đoàn Giỏi)
 + Bài "Bông thay lá" của tác giả nào? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
 + Màu xanh thẫm pha lẫn màu vàng là màu? (màu lục)
32/ Bài" Cây sồi già" của tác giả? ( Theo Lốp- Tôn - xtôi)
33/ Bài “cây tre"của tác giả nào? (Bùi Ngọc Sơn)
34/ Bài tập đọc"Hoa học trò " của tác giả nào? (Xuân Diệu)
+ Tìm từ cùng nghĩa với từ "hâm mộ"? ( yêu mến ,kính phục)
34/ Bài "quà tặng cha" của tác giả nào?
 (Theo Lê Nguyên Long, Phạm Ngọc Toàn)
+Ai là người làm ra chiếc máy tính cộng trừ đầu tiên? (Pa-xcan)
+Pa -xcan người Pháp sáng chế ra chiếc máy tính lúc mấy tuổi? (18 tuổi)
35/ "Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ" của tác giả nào?
 (Nguyễn Khoa Điềm)
+A-Kay (tiếng dân tộc người Tà-ôi) có nghĩa là gì? (con)
 36/ Bài" Quả cà chua " của tác giả nào? (Ngô Văn Phú)
 Bài "Hoa sầu đâu " của ai? (Vũ Bằng)
 Hoa sầu đâu còn gọi là hoa gì? (hoa xoan)
Bài"trái vải tiến vua" của tác giả nào? ( Vũ Bằng )
Loại vải ở Hải Dương loại ngon nhất, ngày xưa chuyên để dâng vua?
 (vải tiến vua)
37/Tìm câu tục ngữ chỉ phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài?
 (Tốt gỗ hơn tốt nước sơn)
Tìm từ điền vào chỗ trống để hoàn thành cau thành ngữ sau:
 Chết......hơn sống nhục ( vinh)
38/ Bài " Cây trám đen"của ai? (Vi Hồng,Hồ Thuỷ Giang)
39/Trong cuộc thi vẽ về cuộc sống an toàn, thiếu nhi cả nước đã vẽ được bao nhiêu bức tranh? (50000 bức tranh)
 + Có bao nhiêu tranh dự thi được trưng bày? (60 tranh)
 + Bao nhiêu tranh được giải thưởng? (46 giải thưởng)
40/Quỹ bảo trợ Nhi đồng của Liên hiệp quốc viết tắt là gì? (UNICEF)
 + Bài tập đọc"Vẽ về cuộc sống an toàn"được trích trên báo nào?
 ( Đại đoàn kết)
41/Họa sỹ Tô Ngọc Vân sinh năm nào và mất năm nào? (1906-1954)
+ Bức tranh "Ánh mặt trời, Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen... của tác giả nào? (Tô Ngọc Vân)
+ Tranh vẽ ghi nhanh được gọi là gì? ( kí họa)
+ Để nguyên - loại quả thơm ngon
 Thêm hỏi co lại chỉ còn bé thôi
 Thêm nặng mới thật lạ đời
 Bỗng nhiên thành vết son nồi nhọ nhem
 Đố là chữ gì? (nho -nhỏ -nhọ)
42/ Bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá " của tác giả nào? (Huy Cận)
- Trong bài Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào?
 (hoàng hôn)(Mặt trời xuống biển nhỏ như hòn than)
- Trong bài thơ đoàn thuyền đánh cá trở về lúc nào? (lúc bình minh) 
 Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
 Mặt trời đội biển nhô màu mới
43/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
 a/ Người /là cha, là Bác, là anh
 Quả tim lớn lọc trong dòng máu đỏ
 b/ Quê hương / là chùm khế ngọt
44/ Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào ngày tháng năm nào? (17/11/1994)
 Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên về địa chất, địa mạo vào thời gian nào? (29/11/2000)
Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào thời gian nào ? (chiều 11/12/2000 ) 
 Vịnh Hạ Long nằm ở tỉnh nào? ( Quảng Ninh)
45/ Bài tập đọc " Khuất phục tên cướp biển"của tác giả nào?(Xti-Ven-xơn)
Đọc các câu thơ sau cho biết của tác giả nào? 
 Ruộng rẫy là chiến trường
 Cuốc cày là vũ khí
 Nhà nông là chiến sĩ
 Hậu phương thi đua với tiền tuyến
 (Hố Chí Minh)
46/ Câu chuyện:"Những chú bé không chết"của tác giả nào?
 (Quy-ra-xkê-vích)
47/ Bài thơ "Bài thơ tiểu đội xe không kính " của tác giả nào? 
 (Phạm Tiến Duật)
 Đơn vị nhỏ nhất trong quân đội gọi là gì? (tiểu đội)
48/ Bài tập đọc "Thắng biển " của tác giả nào? (Chu Văn)
49/ Trường Quốc tế Liên hợp quốc ở đâu? (Vạn Phúc - Hà Nội)
50/Từ cùng nghĩa với từ dũng cảm?
 (gan dạ, anh hùng ,anh dũng,can đảm, gan góc,gan lì, bạo gan, quả cảm,....)
+ Kiên cường không lùi bước gọi là gì? (gan góc)
+ Gan đến mức trơ ra, không biết sợ là gì cả? ( gan lì)
+ Không sợ nguy hiểm là gì? (gan dạ)
51/ Bài"Ga-vốt ngoài chiến luỹ" của tác giả nào? ( Huy- Gô)
+ Trong bài này có mấy nhân vật? (Ăng-giôn-ra, cuốc-phây-rắc. Ga-vrốt)
 52/ Từ trái nghĩa với từ dũng cảm?
 (hèn nhát, nhát gan, nhút nhát, nhu nhược, khiếp sợ......)
+ Trong các thành ngữ sau, những thành nào ngữ nói về lòng dũng cảm?
 Ba chìm bảy nổi; vào sinh ra tử; cày sâu cốc bẫm; gan vàng dạ sắt; nhường cơm sẻ áo; chân lấm tay bùn
+ Câu sau thể hiện tinh thần nào của con người?
 Bộ đội ta là những con người gan vàng dạ sắt ( dũng cảm)
53/ Bài tập "Dù sao trái đất vẫn quay" của tác giả nào?
 (Lê Nguyên Long, Phạm Ngọc Toàn)
+ Nhà thiên văn học người Ba Lan là ai? (Cô-pec- ních sinh 1473-1543)
+ Nhà thiên văn học người I-ta-li-a là ai? (ga-li-lê 1564 -1642)
+Cô -pec-nich là nhà thiên văn học của nước nào? (Ba-lan)
+Ga-li -lê là nhà thiên văn học của nước nào? (I-ta-li-a)
+ Câu nói:"Dù sao trái dất vẫn quay: của tác giả nào? (ga -li-lê)
54/ Sa mạc đựơc mệnh danh là sa mạc đỏ ở đất nước nào?
 (lục địa Ô-xtrây-li- a)
55/ Bài tập đọc "Con sẻ"của tác giả nào? (Tuốc-Ghê-nhép)
 + Trên đưòng đi con chó thấy gì? (con sẻ non)
56/ Bài"Hoa giấy " của tác giả nào? (Trần Hoài Dưong)
 + Bài"Cô Tấm của em" của tác giả nào? (Lê Hồng Thiện)
 + Bài"Chiếc lá"của tác giả nào? ( Trần Hoài Dương)
57/ Bài: "Đường đi Sa pa" của tác giả nào? (Nguyễn Phan Hách)
 Sa pa là một cảnh đẹp của tỉnh nào? (Lào Cai)
 58/ Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3, 4,5,6,...?
 (nhà thiên văn học Ấn Độ vào năm 750)
59/ Sông gì đỏ nặng phù sa? (sông Hồng)
Sông gì cái hoá đựơc ra chín rồng? (sông Cửu Long)
 + Làng quan họ có con sông 
 Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì? (sông Cầu)
 +Sông gì xanh biếc ? (sông Lam)
 +Sông gì tiếng vó ngựa phi? (sông Mã)
 +Sông gì chẳng thể nổi lên? 
 Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu? ( sông Đáy)
 + Hai dòng sông trước sông sau
 Hỏi hai sông ấy ởđâu , sông nào? ( Sông Tiền, song Hậu)
 + Sông nào nơi ấy sóng trào
 Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn? (sông Bạch Đằng)
60/Câu chuyện kể "Đôi cánh của ngựa trắng" của tác giả nào? (Thy Ngọc)
 + Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói lên chuyến đi của ngựa trắng?
 ( Đi một ngày đàng, học một sàng khôn, Đi cho biết đó biết đây,ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn )
61/ Bài tập đọc"Trăng ơi .........từ đâu đến" của tác giả nào ?
 (Trần Đăng Khoa)
+ Bài đọc "Con mèo hung" của tác giả nào? (Hoang Đức Hải)
+ Từ "hung"trong "bài con mèo hung"chỉ màu sắc lông hay tính cách con mèo? 
 ( sắc lông (hung hung))
62/Bài "Hơn một ngày vòng quanh trái đất" của ai? 
 (Trần Dịêu Tần, Đỗ Thái)
+ Ai là người thực hiện cuộc thảm hiểm trên biển? (Ma-gien-lăng)
+Vùng biển Xê-Vi-la ở nước nào? (Tây Ban Nha)
+Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng xuất hành vào thời gian nào?(20/9/1519)và trở về châu Âu vào ngày tháng năm nào? (8/9/1522)
+Chiến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài bao nhiêu ngày? (1083 ngày)
+Ai phát hiện ra Thái Bìmh Dưong và khẳng định trái đất hình cầu?
 (Ma-gien- lăng)
63/ Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới là hồ nào? (Hồ Thượng)
ở đâu ?(nằm giữa Ca-na-đa và Mỹ) 
rộng bao nhiêu kilô mét? (80 000 km vuông)
+ Nước nào có biên giới chung với nhiều nước nhất? (Trung Quốc)
+Có bao nhiêu nước chung đường biên giới với Trung Quốc? (13 nước)
+Biên giới nước Trung Quốc dài bao nhiêu kilômet vuông?
 (23840kmvuông)
64/ Biển chiếm bao nhiêu phần trái đất? ( ba phần tư)
 +Đại Dương nào lớn nhất? (Thái Bình Dương)
+Ở thư viện nào còn lưu giữ một cuốn sách nặng hơn 100kg?
 (Thư viện Quốc gia Luân Đôn)
+Cuốn sách này bìa làm bằng gì ? ( vàng và đá quý)
65/ Bài thơ:"Dòng sông mặc áo" của tác giả nào? (Nguyễn Trọng Tạo)
+ Vì sao tác giả nói dòng sông điệu? ( luôn thay đổi màu sắc)
+Cách nói "dòng sông mặc áo" là cách nói dùng biện pháp gì? (nhân hoá)
66/ Bài "Đàn ngan mới nở" của tác giả nào? (Tô Hoài)
+ Cuối các câu cảm,câu cầu khiến người ta dùng dấu câu nào?
 (Dấu chấm than)
67/Bài"Ăng-co-vát" của tác giả nào? (theo kì quan thế giới)
+Đền Ăng-co-vát ở nước nào? ( Cam-pu-chia)
Đền này xây dựng vào thế kỷ mấy? (đầu thế kỷ XI X)
68/Bài"Nghe lời chim nói” của tác giả nào? ( Nguyễn Trọng Hoàn)
+NÚi băng trôi lớn nhất khỏi nam cực vào năm nào? (Năm 1956)
+Núi băng chiếm vùng rộng bao nhiêu km2? (31 000km2)
+Núi băng lớn bằng nứơc Bỉ nằm ở đâu? ( Nam Cực)
+ Sa mạc đen nằm ở nước nào? ( Nga)
+Sa mạc này nằm ở nước Nga . Đá trên sa mạc này cũng màu đen. Khi bước vào sa mạc, người ta cảm giác biến thành màu đen. Đó là sa mạc gì?
 ( sa mạc đen)
69/ Bài " Con chuồn chuồn nước "của tác giả nào? (Nguyễn Thế Hội)
70/ Bài :"Vương quốc vắng nụ cười"của tác giả nào? (Trần Đức Tiến)
+Chúc mừng năm mới sau một thế kỷ? ( theo báo công an nhân dân)
+ Nhà văn nổi tiếng Mác-tuên ở nước nào? (Mỹ)
71/ Chuyện kể "Khát vọng sống " của tác giả nào? (Lơn-Đơn)
+ Bài"Ngắm trăng" của tác giả nào? (Hồ Chí Minh)
+Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? (trong tù)
72/ “ Con tê tê”của tác giả nào? ( Vi Hồng,Hồ Thị Giang)
+Con têtê còn gọi là con gì? (con Xuyên Sơn)
73/ Bài :"Vưong quốc vắng nụ cười" của tác giả nào? ( Trần Tiến Đức)
 74 /Bài "con chim công múa" của tác giả nào? (Vi Hồng và Hồ Thị Giang)
+Bài thơ "con chim chiền chiện"của tác giả nào? ( Huy Cận)
75/ Loài vật nào thường thích gặm các đồ cứng? (chuột)
 ( vì răng loài vật này mỗi ngày mọc dài ra cho đến khi nó chết mà thôi )
76/ Bài tập đọc:" Tiếng cười là liều thuốc bổ" được trích trên tờ báo nào? 
 ( theo Báo Giáo Dục và thời Đại)
 +Bài" Nói ngựơc" là bài vè gì? (vè dân gian)
+Người đứng đầu một cơ quan, một đôn vị gọi là gì? (thủ trưởng)
 77/ Bài tập đọc " Ăn mầm đá" được trích trong truyện nào?
 ( truyện dân gian)
78/ Bài "Cây xương rồng" của tác giả nào? (Lê Trần Đức)
+ Bài "Có một lần "của tác giả nào? (Gô- li-an-kin)
+ Bài thơ" Nói với em" của tác giả nào? ( Vũ Cần Phương)
79/Ai là người khổng lồ của xứ sở người Li-ti-pút-tí hon? ( Gu-li-vơ)
+ Câu nhà vua lệnh cho tôi đánh tan tên hạm đội địch là loại cây gì?
 ( cây khế)
+ Trong câu " Quân trên tàu trông thấy tôi phát khiếp"Bộ phận nào là chủ ngữ? ( Quân trên tàu)
80/ Bài " Trăng lên" của tác giả nào? ( Thạch Lam).
*************************************

File đính kèm:

  • doccau hoi rung chuong vang 4.doc