Bộ đề kiểm tra một tiết Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Gia An

doc16 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề kiểm tra một tiết Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Gia An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Gia An	KIỂM TRA 1 TIẾT
Họ và tên:.. 	Môn: Công nghệ 7	
Lớp:7.. 	Tiết 18 Tuần 9 
Điểm
Lời phê của giáo viên
Chữ kí của phụ huynh
Đề 1
A/Trắc nghiệm:(4 điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng trong những câu sau: (3 điểm)
1.Loại đất nào có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt nhất:
A. Đất cát B.Đất thịt C. Đất sét D.Đất mùn
2.Loại đất có độ pH =12 được xếp vào loại:
A. Đất chua B.Đất kiềm C.Đất mặn D.Đất trung tính
3. Loại đất nào phải cày sâu, bừa kĩ kết hợp bón phân hữu cơ
 A. Đất dốc, đồi núi. C. Đất phèn
 B. Đất mặn D. Đất có tầng mỏng, nghèo dinh dưỡng
 4. Bón phân .làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất và chất lượng nông sản 
A. Hợp lí B. Đủ liều lượng
C. Đúng chủng loại D. Cân đối giữa các loại phân
5. Giai đoạn phá hoại mạnh nhất của côn trùng có biến thái hòan tòan là:
A. Sâu đẻ trứng B. Sâu trưởng thành
C. Sâu kết nhộng D. Sâu non
6. Sử dụng biệp pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh có ưu điểm nổi bật là:
An tòan đối với người và động vật, không gây ô nhiễm môi trường. 
Đơn giản dễ thực hiện, ít tốn kém
Có tác dụng ngay, hiệu quả triệt để
Tăng sức chống chịu bệnh cho cây.
7. Hãy ghép thông tin về mục đích phòng trừ sâu bệnh (cột B) cho phù hợp với các biện pháp phòng trừ (cột A).(1đ)
Biện pháp phòng trừ ( Cột A )
Mục đích (cột B)
1.Vệ sinh đồng ruộng
2.Gieo trồng đúng thời vụ
3.Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí
4.Luân phiên các cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích
a.Thay đổi điều kiện sống, nguồn thức ăn của sâu bệnh
b.Tăng sức chống chịu sâu bệnh
c.Tránh thời điểm sâu bệnh phát sinh mạnh
d.Diệt nơi ẩn náu, mầm mống của sâu bệnh
 B. Tự luận (6 điểm)
Câu 8: ( 1.25đ)Độ phì nhiêu của đất là gì? Độ phì nhiêu ảnh hưởng gì đến cây trồng?
Câu 9: ( 1.5đ)Vẽ sơ đồ sản xuất giống cây trồng bằng hạt?
Câu 10: ( 3.25đ)Nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?Phân tích ưu nhuợc điểm của biện pháp hóa học.Ở địa phương em đã sử dụng những biện pháp nào để phòng trừ sâu bệnh hại?
 Bài làm
 MA TRẬN HAI CHIỀU ĐỀ 1 KIỂM TRA 1 TIẾT CN7
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng
Câu 1(0.5đ)
Câu 8(1.25đ) 
Câu 2 (0.5đ)
Bài 6:Biện pháp sử dụng cải tạo và bảo vệ đất
Câu 3 (0.5đ)
Bài 7:Tác dụng của phân bón
Câu 4(0.5đ)
Bài 11: Sản xuất giống cây trồng
Câu 9(1.5đ)
Bài 12:Sâu bệnh hại cây trồng
Câu 6( 0.5đ)
Câu 7 (1đ)
Câu 10 (3.25đ)
Bài 13: Phòng trừ sâu bệnh hại
Câu 5(0.5đ)
Tổng
6 Câu (4.75đ)
3 Câu (2đ)
1 Câu (3.25đ)
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN CN 7 ĐỀ 1
A/ Trắc nghiệm (4đ)
I. (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ 
1.C	2.B	3.D	4.A	5.D	6.A
II. ( 1điểm) Mỗi câu đúng được 0.25 đ
1.d 2.c 3.b 4.a	
B. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (1.25đ)
 -Khả năng cung cấp đủ oxi,nước,chất dinh dưỡng không độc hại cho cây giúp cây sinh trưởng,phát triển tốt cho năng suất cao (0.75đ)
 -Độ phì nhiêu là 1 trong những yếu tố quyết định năng suất của cây trồng (0,5đ)
Câu 2: (1.5đ) ( Mỗi ý được 0,25đ)
 Giống được phục tráng và duy trì
 ↓
 Gieo thành các dòng khác nhau
 ↓
 Chọn các dòng tốt thu lấy hạt
 ↓
 Hạt giống siêu nguyên chủng
 ↓ Nhân lên
 Hạt giống nguyên chủng
 ↓ Nhân lên
 Hạt giống sản xuất đại trà
Câu 3: ( 3.25 đ)
+ Các biện pháp: (1.25đ)
 -Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại (0,25đ)
 - Biện pháp thủ công (0,25đ)
 -Biện pháp hóa học (02,5đ) 
 -Biện pháp sinh học (0,25đ)
 -Biện pháp kiểm dịch thực vật (0,25đ)
+ Ưu nhược điểm ( 2đ)
 Ưu điểm
	Nhược điểm
-Diệt sâu bệnh nhanh, (0.25đ)
-Ít tốn công , (0.25đ)
-Dễ gây độc cho cây trồng,vật nuôi , (0.5đ)
-Làm ô nhiễm môi trường đất,nước,không khí và giết chết các sinh vật khác ở ruộng , (0.5đ)
+ Biện pháp đã sử dụng ở địa phương: (0.5đ)
Trường THCS Gia An 
Họ và tên:.. 	KIỂM TRA 1 TIẾT
Lớp:7.. Môn: Công nghệ 7
 Tiết 18: Tuần 9 
Điểm
Lời phê của giáo viên
Chữ kí của phụ huynh
Đề 2
A/Trắc nghiệm:(4 điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng trong những câu sau: (3 điểm)
1. Làm ruộng bậc thang để cải tạo đất nhằm mục đích :
 A.Thau chua rửa mặn B.Tăng bề mặt lớp đất trồng
 C.Bổ sung chất dinh dưỡng cho đất D.Hạn chế dung lượng nước chảy, chống xói mòn, rửa trôi.
2. Phân bón chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm (Nitragin) được xếp vào loại phân bón:
 A. Phân hữu cơ B. Phân hóa học
 C. Phân vi sinh D. Phân đạm 
3. Yếu tố nào quyết định nhất đến thời vụ gieo trồng
 A. Khí hậu B.Loại cây trồng
 C. Tình hình phát triển sâu bệnh D.Đất đai
 4. Bón phân .làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất và chất lượng nông sản 
A. Đủ liều lượng B. Hợp lí 
C. Đúng chủng loại D. Cân đối giữa các loại phân
5.Hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản là mục đích của:
 A.Chế biến B.Thu hoạch
 C. Bảo quản D.Cả A,B,C
6. Sử dụng biệp pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh có ưu điểm nổi bật là:
A.An tòan đối với người và động vật, không gây ô nhiễm môi trường. 
B.Đơn giản dễ thực hiện, ít tốn ké
C.Có tác dụng ngay, hiệu quả triệt để
D.Tăng sức chống chịu bệnh cho cây.
7. Chọn cụm từ: “bón thúc; bón vãi; bón lót; phân hữu cơ; phân đạm, kali”. Điền vào chỗ trống để hòan chỉnh thông tin sau: (1đ)
Căn cứ vào thời kì bón phân, có thể bón:
Bón trước khi gieo trồng gọi là (1)thường sử dụng loại phân (2).
Bón phân vào thời kì sinh trưởng của cây gọi là (3)và thường sử dụng loại phân (4)
B. Tự luận (6 điểm)
Câu 8: (2.5đ) Nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?Phân tích ưu nhuợc điểm của biện pháp hóa học.
 Câu 9:( 2 đ) Phân bón là gì? Kể tên các nhóm phân chính và cho 2 ví dụ
 Ở địa phương em đã sử dụng những loại phân nào để làm phân xanh
Câu 10: ( 1.5đ)Vẽ sơ đồ sản xuất giống cây trồng bằng hạt?
 Bài làm
..
 MA TRẬN HAI CHIỀU ĐỀ 2 KIỂM TRA 1 TIẾT CN7
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Bài 6: Biện pháp sử dụng cải tạo và bảo vệ đất
Câu 1( 0.5đ)
Bài 7:Tác dụng của phân bón
Câu 2(0.5đ)
Câu 4(0.5đ)
Câu 9(2đ)
Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường
Câu 7( 1đ)
Bài 11:Sản xuất giống cây trồng
Câu 10( 1.5đ)
Bài 13: Phòng trừ sâu bệnh hại
Câu 6(0.5đ)
Câu 8(2.5đ)
Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp
Câu 3(0.5đ)
Bài 20:Thu hoạch,bảo quản và chế biến nông sản
Câu 5(0.5đ)
Tổng
5 Câu (3.5đ)
4 Câu(4.5đ)
1 Câu (2đ)
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN CN 7 ĐỀ 2
A.Trắc nghiệm (4đ)
I. Mỗi ý đúng được 0.5đ
 1.D 2.C 3.A 4.B 	5.C 6.A
II. Mỗi ý trả lời đúng được 0.25đ
1.Bón lót 2.Phân hữu cơ 3.Bón thúc 4.Phân đạm,kali
B. Tự luận ( 6đ)
Câu 1: ( 2,5đ)
+ Các biện pháp: (2.5đ)
 -Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại (0,25đ)
 - Biện pháp thủ công (02,5đ)
 -Biện pháp hóa học (0,25đ) 
 -Biện pháp sinh học (0,25đ)
 -Biện pháp kiểm dịch thực vật (0,25đ)
+ Ưu nhược điểm ( 1.75đ)
 Ưu điểm
	Nhược điểm
-Diệt sâu bệnh nhanh, (0.5đ)
-Ít tốn công (0.25đ)
-Dễ gây độc cho cây trồng,vật nuôi (0.5đ)
-Làm ô nhiễm môi trường đất,nước,không khí và giết chết các sinh vật khác ở ruộng (0.5đ)
Câu 2: ( 2 đ)
Khái niệm (0.5đ)
 Là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng có chúa đạm,lân,kali và nguyên tố vi lượng
Các nhóm ( 0.75đ)
Nhóm phân hóa học: Đạm,lân.
Nhóm phân hữu cơ: Phân bắc,phân xanh
Nhóm phân vi lượng: Chứa vsv chuyển hóa đạm,lân.
Câu 2: (1.5đ) ( Mỗi ý được 0,25đ)
 Giống được phục tráng và duy trì
 ↓
 Gieo thành các dòng khác nhau
 ↓
 Chọn các dòng tốt thu lấy hạt
 ↓
 Hạt giống siêu nguyên chủng
 ↓ Nhân lên
 Hạt giống nguyên chủng
 ↓ Nhân lên
 Hạt giống sản xuất đại trà
Trường THCS Gia An	Kiểm Tra 1 tiết
Lớp 7	 Môn: Công nghệ 7
Họ và tên..............................	 Tiết 18 - Tuần 9 
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Chữ ký của phụ huynh
 ĐỀ 3
A/ TRẮC NGHIỆM (4đ)
I) Dùng dấu “X” để hoàn thành bảng sau cho đúng với các dấu hiệu của cây bị bệnh, bị sâu :(1đ)
 Dấu hiệu của cây
Bị sâu
Bị bệnh
Cành bị gãy
Lá bị thủng
3 Quả bị đốm đen, nâu
4.Quả bị biến dạng
II) Chọn câu trả lời đúng nhất (2đ)
1. Đất nào sau đây có khả năng giữ nước tốt nhất:
A. Đất cát	 B.Đất thịt 	 C. Đất sét D.Đất chua
2. Độ phì nhiêu của đất là:
A. Khả năng cung cấp đủ nước, khí oxi, chất dinh dưỡng cho cây
B. Khả năng giữ nước của đất
C. Khả năng chống chịu với tác động của môi trường
D. Khả năng cung cấp khí oxi, cácbônic, nitơ cho cây
3. Để cải tạo đất chua cần:
A.Cầy bừa, thay nước liên tục kết hợp bón vôi	B. Bón phân hoá học thật nhiều 
C. Làm ruộng bậc thang	 D. Bón phân vi sinh
4. Phần nào sau đây cung cấp khí oxi cho cây :
A. Phần lỏng 	B. Phần rắn	C. Phần khí D.Cả A,B,C
III) Điền “Đ” vào câu đúng, “S” vào câu sai (1đ)
1. Những côn trùng có vòng đời biến thái hoàn toàn thì giai đoạn sâu non phá hoại mạnh nhất
2. Biến thái hoàn toàn giống với biến thái không hoàn toàn là đều có giai đoạn nhộng
3. Ở Huyện ta đã áp dụng làm ruộng bậc thang để bảo vệ đất
4. Hiện nay đã có nhiều nông dân sử dụng phân hữu cơ để bảo vệ đất
B/TỰ LUẬN(6đ)
Câu 1 (1đ) Đất có vai trò gì đối với cây trồng ?
Câu 2. (3đ) - Thế nào là biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn (2đ)
 - Biện pháp hoá học để phòng trừ sâu bệnh có ưu và nhược điểm gì? (1đ)
Câu 3.(2đ) - Phân bón là gì ? Hãy kể tên các nhóm phân chính và cho ví dụ .(1đ)
 - Ở địa phương em đã sử dụng những loại phân nào để làm phân xanh? (1đ)
 Bài làm
.
 MA TRẬN HAI CHIỀU ĐỀ 3 KIỂM TRA 1 TIẾT CN 7
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng
Câu II 1(0.5đ)
Câu II 4(0.5đ)
Câu 1(1đ)
Bài 3:Một số tính chất chính của đất trồng
Câu II 2(0.5đ)
Bài 6:Biện pháp sử dụng cải tạo và bảo vệ đất
Câu II 3(0.5đ)
Bài 7:Tác dụng của phân bón
Câu III (1đ)
Câu 3(2đ)
Bài 12:Sâu bệnh hại cây trồng
Câu I(1 đ)
Bài 13: Phòng trừ sâu bệnh hại
Câu 2(3đ)
Tổng
5 Câu (3.5đ)
3 Câu (4.5đ)
1 Câu (2đ)
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM CN 7 ĐỀ 3
A Trắc nghiệm (4đ) 
I.(1đ) Mỗi ý trả lời đúng 0,25đ
 Bị sâu : 1,2	Bị bệnh : 3,4
 II.(2đ) ) Mỗi ý trả lời đúng 0,5đ
 1.C	2.A	3.A	4.C
III. (1đ) Mỗi ý trả lời đúng 0,25đ
 1.Đ	2.S	3.S	4.Đ
B. Tự luận (6đ)
Câu 1.(1đ) Cung cấp oxi,nước,chất dinh dưỡng và giúp cây đứng vững
Câu 2.(3.25đ).
* Biến thái hoàn toàn:(1đ)
Vòng đời của côn trùng trải qua 4 giai đoạn :Trúng –sâu non-nhộng-sâu trưởng thành
*Biến thái không hoàn toàn (1đ)
 Vòng đời của côn trùng trải qua 3 giai đoạn:Trứng-sâu non-sâu trưởng thành
* Biện pháp hoá học:
- Ưu điểm : + Diệt nhanh, tận gốc. ít tốn công (0,5đ)
- Nhược điểm: + Ô nhiễm môi trường, gây độc cho người, ĐV,TV (0,5đ)
Câu 3.(2đ)
* Khái niệm phân bón (0,5đ)
 Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng, có chứa đạm, lân, kali và một số nguyên tố vi lượng
* Các nhóm : (0,75đ)
- Nhóm phân hoá học : Đạm, lân, kali
- Nhóm phân hữu cơ : phân chuồng, phân bắc, phân xanh...
- Nhóm vi lượng : Chứa vsv chuyển hoá đạm, lân
* Ở địa phương đã sử dụng các loại lá cây ủ hoai như lá mì, lá đậu (0.25đ)
Trường THCS Gia An	 Kiểm Tra 1 tiết
Lớp 7....	Môn: Công nghệ 7
Họ và tên..............................	Tiết 18 - Tuần 
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Chữ ký của phụ huynh
 ĐỀ 4
A/ TRẮC NGHIỆM (4đ)
I) Chọn câu trả lời đúng nhất (2đ)
1. Độ phì nhiêu của đất là:
A. Khả năng cung cấp đủ nước, khí oxi, chất dinh dưỡng cho cây
B. Khả năng giữ nước của đất
C. Khả năng chống chịu với tác động của môi trường
D. Khả năng cung cấp khí oxi, cácbônic, nitơ cho cây
2. Để cải tạo đất chua cần:
A.Trồng xen cây công nghiệp với cây ngắn ngày	B. Bón phân hoá học thật nhiều 
C. Cầy bừa, thay nước liên tục kết hợp bón vôi	D. Làm ruộng bậc thang	
3. Đất có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây là nhờ:
A. Phần khí 	B. Phần rắn	C. Phần lỏng
4.Trong những vai trò sau, đâu là vai trò của trồng trọt :
A. Cung cấp thịt, sữa, trứng.	 B. Cung cấp lương thực, thực phẩm
C. Cung cấp nguyên liệu cho ngành thuộc da
II) Dùng dấu “X” để hoàn thành bảng sau cho đúng với các dấu hiệu của cây bị bệnh, bị sâu :(1đ)
Dấu hiệu của cây
Bị sâu
Bị bệnh
Cành bị gãy
Quả bị đốm đen, nâu
Lá bị thủng
Quả bị biến dạng
III) Điền “Đ” vào câu đúng, “S” vào câu sai (1đ)
1. Những côn trùng có vòng đời biến thái hoàn toàn thì giai đoạn sâu non phá hoại mạnh nhất
2. Biến thái hoàn toàn giống với biến thái không hoàn toàn là đều có giai đoạn nhộng
3. Ở Huyện ta đã áp dụng làm ruộng bậc thang để bảo vệ đất
4. Hiện nay đã có nhiều nông dân sử dụng phân hữu cơ để bảo vệ đất
B/TỰ LUẬN(6đ)
Câu 1 (1.25đ)- Hãy nêu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. 
Câu 2: (2.5đ) - Nêu ưu và nhược điểm của biện pháp sinh học và hoá học để phòng trừ sâu,bệnh
 - Ở địa phương em đã sử dụng những biện pháp nào để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. 
Câu 3.(2.25đ) - Phân bón là gì ? Hãy kể tên các nhóm phân chính và cho ví dụ .(1đ)
 - Ở địa phương em đã sử dụng những loại phân nào để làm phân xanh? (0,5đ)
 - Việc sử dụng phân rác ủ làm phân có ý nghĩa gì?(0,5đ)
 Bài làm
 MA TRẬN HAI CHIỀU ĐỀ 4 KIỂM TRA 1 TIẾT CN 7
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Bài 1:Vai trò nhiệm vụ của trồng trọt 
Câu I 4(0.5đ)
Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng
Câu I.3(0.5đ)
Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng 
Câu I.1(0.5đ)
Bài 6: Biện pháp sử dụng cải tạo và bảo vệ đất 
Câu I.2(0.5đ)
Bài 7: Tác dụng của phân bón 
Câu III( 1đ)
Câu 3(2.25đ)
Bài 12: Sâu bệnh hại cây trồng 
Câu II(1 đ)
Bài 13: Phòng trừ sâu bệnh hại
Câu 1(1.25đ)
Câu 2(2.5đ)
Tổng
5 Câu (3.75đ)
3 Câu (4đ)
1 Câu (2.25đ)
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM ĐỀ 4 CN7
A Trắc nghiệm (4đ) 
 I.(2đ) ) Mỗi ý trả lời đúng 0,5đ
 1.A	2.C	3.B	4.B
II.(1đ) Mỗi ý trả lời đúng 0,25đ
 Bị sâu : 5,7	Bị bệnh : 6,8
III. (1đ) Mỗi ý trả lời đúng 0,25đ
 1.Đ	2.S	3.S	4.Đ
B. Tự luận (6đ) 
Câu 1.(1.25đ). Mỗi ý được 0.25đ
- Sử dụng giống chống sâu, bệnh
- Biện pháp hoá học
- Biện pháp thủ công
- Biện pháp sinh học
- Biện pháp kiểm dịch thực vật
Câu 2: (2.5đ)
* Biện pháp hoá học:
- Ưu điểm : + Diệt nhanh, tận gốc. ít tốn công (0,5đ)
- Nhược điểm: + Ô nhiễm môi trường, gây độc cho người, ĐV,TV (0,5đ)
* Biện pháp sinh học :
- Ưu : + Không ô nhiễm môi trường (0,5đ)
- Nhược +Tốn công, hiệu quả thấp khi sâu, bệnh phát triển mạnh (0,5đ)
* Liên hệ ở địa phương (0.5đ)
- HS kể được ít nhất 2 biện pháp
Câu 3.(2,25đ)
* Khái niệm phân bón (0,5đ)
 Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng, có chứa đạm, lân, kali và một số nguyên tố vi lượng
* Các nhóm : (0,75đ)
- Nhóm phân hoá học : Đạm, lân, kali
- Nhóm phân hữu cơ : phân chuồng, phân bắc, phân xanh...
- Nhóm vi lượng : Chứa vsv chuyển hoá đạm, lân
* Ở địa phương đã sử dụng các loại lá cây ủ hoai như lá mì, lá đậu (0,5đ)
* Việc sử dụng phân rác có ý nghĩa là : Giảm đi lượng rác thải, làm sạch môi trường (0,5đ)
Trường THCS Gia An	 Kiểm Tra 1 5 phút
Lớp 7....	 Môn: Công nghệ 7
Họ và tên..............................	 Tiết 33 - Tuần 17
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Chữ ký của phụ huynh
 ĐỀ 1
Trình bày khái niệm sự sinh trưởng ,phát dục của vật nuôi.Lấy ví dụ minh họa
Nêu những điều kiện để được công nhận là 1 giống vật nuôi?
Chăn nuôi có vai trò gì trong đời sống và kinh tế?
 Bài làm
...................................................................
..
 ĐÁP ÁN –BIỂU ĐIỂM 15 PHÚT CN7 ĐỀ 1
1.(4điểm)
 - Sinh trưởng là tăng về khối luợng ,kích thước các bộ phận của cơ thể (1.5đ)
VD: Hs tự trả lời (0.5đ)
 - Phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể (1.5đ)
VD: Hs trả lời (0.5đ)
2.(4điểm)
 -Các giống vật nuôi trongcùng 1 giống phải có chung nguồn gốc (1đ)
-Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau (1đ)
-Có tính di truyền ổn định (1đ)
-Đạt đến 1 số lượng cá thể nhất định,có địa bàn phân bố rộng	(1đ)
3.(2điểm)
 Cung cấp thực phẩm,sức kéo,phân bón và nguyên liệu cho nhiều 
 ngành sản xuất khác (2đ)
 Trường THCS Gia An	 Kiểm Tra 1 5 phút
Lớp 7....	 Môn: Công nghệ 7
Họ và tên..............................	 Tiết 33 - Tuần 17
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Chữ ký của phụ huynh
 ĐỀ 2
1.Trình bày khái niệm sự sinh trưởng ,phát dục của vật nuôi.Lấy ví dụ minh họa
2.Nhiệm vụ của chăn nuôi là gì?
3.Nêu cách phân loại giống vật nuôi
 Bài làm
...................................................................
..
 ĐÁP ÁN –BIỂU ĐIỂM 15 PHÚT CN7 ĐỀ 2
1.(4điểm)
- Sinh trưởng là tăng về khối luợng ,kích thước các bộ phận của cơ thể (1.5đ)
VD: Hs tự trả lời (0.5đ)
 - Phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể (1.5đ)
VD: Hs trả lời (0.5đ)
2. (4điểm)
- Phát triển toàn diện	 (0.5đ)
 - Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất	 (1đ)
 - Đầu tư cho nghiên cứu và quản lí (1đ)
 - Tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng 
 trong nước và xuất khẩu (1.5đ)
(2điểm)
 -Theo địa lí (0.5đ)
 -Theo hình thái ngoại hình (0.5đ)
 - Theo mức độ hoàn thiện (0.5đ)
 - Theo hướng sản xuất (0.5đ)

File đính kèm:

  • docCông nghệ 1 tiết (tiết 18).doc
Đề thi liên quan