Bài viết tập làm văn - Thuyết minh

doc9 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết tập làm văn - Thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN - THUYẾT MINH 

ĐỀ BÀI:
	Vẻ đẹp mùa hè ở quê hương em ?
A- Yêu cầu cần đạt:
1- Yêu cầu chung:
	- Thưc hiện đúng yêu cầu của dạng bài thuyết minh, khi thuyết minh cần:
	+ Xác định đúng đối tượng.
	+ Sử dụng đúng yếu tố miêu tả.
	+ Vận dụng linh hoạt các biệp pháp tu từ từ vựng.
	- Bố cục chặt chẽ, thuyết minh rõ từng đối tượng, chữ viết rõ ràng, hạn chế những lỗi về từ, câu, chính tả.
2- Yêu cầu cụ thể:
a.	- Giới thiệu chung, sơ lượt về phong cảnh của quê hương mình đang sống, sinh hoạt, học tập.
	- Những nét riêng khi mùa hè: sắp đến, đang đến, đã đến.
b.	- Giới thiệu tổng quan về vẻ đẹp của quê hương trong mùa hè:
	+ Khí trời.
	+ Màu sắc, cảnh vật.
	+ Âm thanh.
	+ Sinh hoạt con người.
	+ Lễ hội.
	+ Ẩm thực đặt trưng nhất của quê hương.
c.	- Lần lượt thuyết minh và miêu tả từng phần vẻ đẹp của quê hương diễn ra vào mùa hè theo một trình tự nhất định:
	+ Theo trình tự của thời gian, không gian.
	+ Sự chuyển động từng sự vật.
	→ Đánh giá chung nhất về vẻ đẹp và ý nghĩa của nó.
d. Nêu vai trò, ý nghĩa, tác dụng của mùa hè đối với đời sống con người, môi trường sinh thái, du lịch …
e.	- Ý thức bảo vệ: trân trọng, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp phong cảnh quê hương mình.
B- Biểu điểm:
	- Điểm 9, 10 : Đạt được những yêu cầu trên, sử dụng đúng, linh hoạt các yếu tố cần thiết, chữ viết đẹp, thuyết minh hấp dẫn lôi cuốn.
	- Điểm 7, 8 : Đạt được yêu cầu trên. Nhưng kĩ năng sử dụng các yếu tố đôi chỗ còn hạn chế, chữ viết rõ, diễn đạt tốt.
	- Điểm 5, 6 : Cơ bản đạt được những yêu cầu trên. Nhưng lại tước bỏ không sử dụng các yếu tố (Miêu tả, biện pháp nghệ thuật), sai một vài lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chữ viết rõ.
	- Điểm 3, 4 : Bài làm thiếu mất vài ý hoặc viết đủ các ý nhưng hời hợt, sơ sài, trật tự các ý thuyết minh lộn xộn, chữ viết cẩu thả.
	- Điểm 1, 2 : Không nắm được kĩ năng, thao tác thực hành một bài văn, sai lỗi chính tả nhiều, viết bài chiếu lệ, chữ viết khó đọc.

Tiết 34 – 35	BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 2 - TỰ SỰ 

ĐỀ: 	Con đường ngày hai lược đưa em đến trường và về, tâm sự gì với em? Hãy đóng vai con đường kể lại chuyện đó?

ĐÁP ÁN:
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Hình thức:
	- Xác định đây là thể loại văn tự sự - Kể chuyện tưởng tượng dựa trên đặc điểm vốn có của sự vật, sự việc.
	- Bài viết phải có đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Kể theo ngôi thứ nhất.
	- Diễn đạt trôi chảy, sử dụng dấu câu hợp lí, sử dụng từ ngữ, câu chính xác. Không hoặc ít lỗi chính tả. Chữ viết rõ ràng.
2. Nội dung:
	- Phải giới thiệu nhân vật và sự việc: Thời gian, không gian, nhân vật, sự việc.
	- Nguyên nhân, sự việc.
- Diễn biến của sự việc: Con đường tâm sự những buồn vui.
	+ Hoàn cảnh xuất thân: Cách đây bao nhiêu năm? Được mang tên gì? Lúc đó thế nào? Bây giờ thế nào? Họ hàng gồm những ai? (đường hàng không, đường thủy, đường sắt …)
	+ Buồn:	• Do con người vô tình đem lại.
	• Do thiên nhiên khắc nghiệt.
	+ Vui: Chủ yếu là do con người đem đến: Cảnh đông vui, tấp nập của những ngày hội, ngày Tết. Được đưa đón các bạn học sinh, các anh chị công nhân đến sở, các chú, các bác nông dân ra đồng. Hằng năm con người tu sửa, vá đắp, dọn vệ sinh, trồng cây dọc theo đường ...
- Kết thúc: Sự ích lợi mà con đường đem lại cho con người là vô giá. Bảo vệ, tu sửa. Học sinh học giỏi mai sau là những kĩ sư cầu đường giỏi.
B. BIỂU ĐIỂM:
	- Điểm 9, 10 : Bài làm đủ ba phần, đủ các ý chính, diễn đạt trôi chảy. Chữ viết đẹp, ít lỗi về câu, từ và chính tả.
	- Điểm 7, 8 : Bài làm đủ ba phần, đủ các ý chính, diễn đạt trôi chảy. Chữ viết rõ, lỗi câu, từ và chính tả không quá 6 lỗi.
	- Điểm 5, 6 : Bài làm đủ ba phần. Thiếu một ý chính, hoặc từ 2 → 3 ý phụ. Diễn đạt ít trôi chảy, chữ viết rõ. Lỗi câu, từ, chính tả mỗi thứ không quá 5 lỗi.
	- Điểm 3, 4 : Bài làm thiếu mở bài hoặc kết bài, thiếu hai ý chính hoặc nhiều ý phụ. Diễn đạt lúng túng. Chữ viết chưa rõ. Lỗi câu, từ, chính tả nhiều.
	- Điểm 1, 2 : Các trường hợp còn lại.
	- Bỏ giấy trống, không làm bài: không điểm. 
	Họ và tên: ……………………
Lớp: …………..
KIỂM TRA NGỮ VĂN TRUNG ĐẠI 1 TIẾT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn câu đúng nhất.
Câu 1: Truyện Kiều của Nguyễn Du thuộc kiểu văn bản nào:
	A. Tự sự kết hợp biểu cảm	B. Tự sự kết hợp miêu tả
	C. Tự sự kết hợp với nghị luận	D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Truyện “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ có giá trị:
	A. Nhân đạo	B. Hiện thực	C. Nghệ thuật cao	D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Chi tiết: “Trước đây thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi …” thể hiện điều gì?
	A. Sự nhận thức thơ ngây, trong sáng của một đứa trẻ	D. A và B đúng
	B. Làm tăng tính nghi ngờ và gen tuôn của Trương Sinh	E. Tất cả đều đúng
	C. Làm cho cốt truyện trở nên gay cấn
Câu 4: Câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà” nói về vẻ đẹp nào của Kiều:
	A. Nụ cười và giọng nói	B. Khuôn mặt và hàm răng
	C. Trí tuệ và tâ hồn	D. Làn da và mái tóc
Câu 5: Câu thơ “Một hai nghiêng nước nghiêng thành” tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
	A. So sánh	B. Hoán dụ	C. Điển cố, điển tích	D. Ẩn dụ
Câu 6: Khoanh tròn chữ cái (A, B, C) với chữ số (1, 2, 3) sao cho tên tác giả đúng với tác phẩm:
Truyền kì mạn lục
Truyện Kiều
Truyện cũ trong phủ Chúa Trịnh
Nguyễn Trãi
Tố Như
Lê Hữu Trác

Câu 7: Thái độ của Phạm Đình Hổ khi nói về chế độ của chúa Trịnh:
	A. Phê phán thẳng những cái xấu	B. Đồng tình với xã hội ấy
	C. Ngầm phê phán những cái xấu của xã hội	D. Tất cả đều đúng
Câu 8: Có người cho rằng, chân dung của Thúy Vân, Thúy kiều là những chân dung, tính 
 cách, số phận. Đúng hay sai?
	A. Đúng	B. Sai
Câu 9: Đoạn thơ “Thanh Minh trong tiết ………… giấy bay” nội dung:
	A. Tả khung cảnh lễ hội trong tết Thanh Minh 	B. Cảnh tảo mộ
	C. Cảnh hội Đạp Thanh	D. Cảnh đốt vàng mã
Câu 10: Điền vào chỗ trống câu thơ thể hiện Vân Tiên là người rất tài:
	……………………………………………………..
	……………………………………………………..
Câu 11: Nhận định nào đúng nhất về giá trị nghệ thuật của truyện Lục Vân Tiên	?
Sử dụng ngôn ngữ dân tộc, thể thơ lục bát điêu luyện, miêu tả thiên nhiên tài tình, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lý sâu sắc.
Cách đưa những yếu tố truyền kỳ đan xen hiện thực.
Truyện thơ Nôm mang trính chất truyện kể dân gian, chú trọng hành động, ngôn ngữ mộc mạc bình dị.
Câu 12: Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng gì của nhà thơ?
	A. Có công danh hiển hách	B. Trở nên giàu sang phú quý
	C. Có tiếng tăm vang dội	D. Được cứu người giúp đời
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Tóm tắt “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ.
Cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương và truyện Kiều”?

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
11
12
Trả lời
D
D
E
C
C
B-2
C
A
A
C
D

Câu 10: 	Vân Tiên tả đột hữu xung
	Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
1. 	- Yêu cầu tóm tắt đầy đủ chính xác những tình tiết chính của tác phẩm.
	- Diễn đạt trôi chảy, không sai sót lỗi.	(2 điểm)
2. Vẻ đẹp của người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du	(5 điểm)
	- Chuyện người con gái Nam Xương:
	+ Vẻ đẹp nhan sắc: “dung nhan tốt đẹp”.
	+ Vẻ đẹp tâm hồn phẩm chất qua lòng hiếu thảo thủy chung: thủy chung với 
chồng, hiếu thảo với mẹ chồng (Đưa dẫn chứng vào phân tích, cảm nhận).
	- Truyện Kiều:
	+ Vẻ đẹp nhan sắc: Kiều là một giai nhân tuyệt thế, tài năng siêu tuyệt, khát 
 khao tự do công lý.
	+ Vẻ đẹp tâm hồn: Thủy chung, hiếu thảo, có lòng vị tha. (Đưa dẫn chứng 
 vào phân tích, cảm nghĩ, nhận xét)
Diễn đạt trôi chảy, không sai sót lỗi.

Tiết 69 – 70	BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 3 – TỰ SỰ

ĐỀ: 	Kể chuyện về gia đình của em.

ĐÁP ÁN:
A. Yêu cầu cần đạt:
1. Hình thức: Một câu chuyện chính gia đình của em, thuộc văn tự sự, có vận dụng yếu tố nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tậm. Tạo tình huống cảm xúc. Kể theo ngôi thứ nhất. Diễn đạt trôi chảy, trình bày rõ ràng.
2. Nội dung:
	- Giới thiệu nhân vât và sự việc hợp lí.
	- Nguyên nhân xảy ra sự việc? Vui hay buồn?
	- Diễn biến sự việc theo trình tự hợp lí (có thể là trình tự thời gian, có thể trình tự không gian, có thể trình tự sự việc. hoặc kết hợp các trình tự nhưng phải hợp lí).
	+ Tạo tình huống hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
	+ Có lật ngược vấn đề để thổ lộ nội tâm.
	+ Dùng phép so sánh để nêu bật nội dung tư tưởng.
	- Kết thúc câu chuyện thế nào? Rút ra bài học cho bản thân. Kêu gọi con người cần thực hiện điều gì?
B. BIỂU ĐIỂM:
	- Điểm 9, 10: Bài làm đủ ba phần. đảm bảo các ý chính, tạo tình huống hấp dẫn, gây cảm xúc cho người đọc. Vận dụng tốt yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm. Diễn đạt trôi chảy. Chữ viết đẹp.
	- Điểm 7, 8: Bài làm đủ ba phần, đủ các ý chính, thêm vài ý phụ. Tạo tình huống gây cảm xúc. Vận dụng tốt yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm. Diễn đạt tôi chảy, chữ viết đẹp, ít lỗi dùng từ, câu và chính tả.
	- Điểm 5, 6: Bài làm đủ ba phần. thiếu một ý chính và vài ý phụ. Tạo tình huống hợp lí. Diễn đạt trôi, chữ viết rõ, vận dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm còn ít.
	- Điểm 3, 4: bài viết thiếu mở bài hoặc kết bài. Thiếu một ý chính và nhiều ý phụ, vận dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm chưa hợp lí. Chữ viết ít rõ.
	- Điểm 1, 2: Các trường hợp còn lại.
	- Không làm bài: Không điểm.
	BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Họ và tên: …………………..
Lớp: ………..



I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) 

	Đọc kĩ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách, viết thêm vào phần để trống hoặc khoanh tròn vào trước chữ cái đúng nhất cho mỗi câu hỏi. 

 Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không đáp ứng đúng yêu cầu phương châm về lượng?
A. Nó viết bằng tay trái 	B. Nó viết bằng tay
C. Nó viết bằng tay trái nhưng chữ rất đẹp	D. Tất cả đều đúng.
Câu 2: Câu ca dao: 	“Lời nói chẳng mất tiền mua
	Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
	Liên quan đến phương châm hội thoại nào?
	A. Phương châm về lượng	B. Phương châm về chất
	C. Phương châm lịch sự 	D. Phương châm cách thức
Câu 3: Nghĩa của từ “dung hạnh” là:
	A. Dung nhan của người phụ nữ	B. Nhan sắc và đức hạnh người phụ nữ
	C. Đức hạnh phẩm chất người phụ nữ	D. Trinh tiết người phụ nữ
Câu 4: Nghĩa của từ “Li cung” trong “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” có nghĩa là:
Chổ cách li giữa hoàng thái hậu với hoàng hậu. 	
Chổ vua chúa ở khi đi ra ngoài kinh thành.
Chổ cách li giữa hoàng hậu và vương phi.
Chổ cách li giữa hoàng tử và công chúa.
Câu 5: Trong các câu sau , từ “bạc” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?
	A. Phận sao phận bạc như vôi	B. Đã cam chịu bạc với tình.
	C. Bạc tình nổi tiếng lầu xanh.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Điền vào chỗ trống nghĩa của thành ngữ sau: 
	- Cãi chày cãi cối : ………………………………………………………..
Câu 7: Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tám câu thơ cuối đoạn trích : 
“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là :
A. Điệp ngữ 	B. Câu hỏi tu từ	 C. Tả cảnh ngụ tình	 D. Cả 3 đều đúng
Câu 8: Trong câu “… Có người bỡ ngỡ hỏi lại : Chúng nó nào? Thì ông lão bật cười, giơ tay trỏ về tiếng súng …” Sử dụng cách dẫn nào?
 	A. Cách dẫn trực tiếp	B. Cách dẫn gián tiếp 	C. A và B đúng	D. A và B sai
Câu 9: Câu: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn” Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
	A. Ẩn dụ	B. Nhân hóa	C. Điệp ngữ	D. So sánh
Câu 10: Trong giao tiếp, Tiếng Việt có hiện tượng:
	A. Hiện tượng kiệm ngôi	B. Hiện tượng gộp ngôi
	C. Hiện tượng thay ngôi	D. Cả 3 đều đúng
Câu 11: Phư ơng thức chuyển nghĩa chủ yếu của Tiếng Việt là: 
	A. Ẩn dụ, hoán dụ	 	B. Nhân hóa, ẩn dụ
	C. Nói quá, hoán dụ	D. Hoán dụ, nhân hóa
Câu 12: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ ghép:
	A. Bất tài	B. Nhà chùa	C. Lò dò	D. Hoa hồng




II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
	Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực yêu cầu bên dưới.
“… 	Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đẩu nghênh nghênh …”
	(Lượm – Tố Hữu)
1. Gạch chân các từ tượng hình trong đoạn thơ trên? Nêu tác dụng, vai trò các từ tượng hình đó. 2. Vận dụng các từ tượng hình trên, em hãy viết lại thành một đoạn văn miêu tả: hình dáng, hoạt động, trạng thái về em bé ở gia đình em?



ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
C
B
B
A

D
A
A
D
A
D

Câu 6: Nghĩa của thành ngữ là : Cố tranh cải, không có lý lẽ gì.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
1. 	a. Từ ngữ tượng hình:	- Loắt choắt
	- Thoăn thoắt
	- Nghênh nghênh
	b. Những từ tượng hình trên góp phần khắc họa một cách cụ thể và sinh động hình ảnh Lượm, một chú bé liên lạc: hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời.
2. Học sinh viết ngắn gọn, rõ ràng diễn đạt tất cả để làm nổi bật chân dung, đặc điểm, tính cách về hình ảnh em bé trong gia đình mình. (Có sử dụng các từ ngữ tượng hình trên và vận dụng một số biện pháp nghệ thuật khác).
Họ và tên: ………………….
Lớp: ………..
	KIỂM TRA
	THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 diểm)
Học sinh chọn một phương án đúng nhất trong các câu.
Câu 1: Dòng nào sau không đúng biên pháp miêu tả tâm lí nhân vật chính trong truyện ngắn “Làng”.
	A. Hành động cử chỉ	B. Những lời độc thoại
	C. Những lời đối thoại	D. Ngôn ngữ giản dị phù hợp đối tượng
Câu 2: Thử thách lớn nhất của anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là:
	A. Sự cô đơn vắng vẻ	B. Thời tiết khắc nghiệt
	C. Cuộc sống thiếu thốn	D. Công việc nặng nhọc, vất vả
Câu 3: Qua truyện “Làng” mục đích ông Hai trò chuyện với con trai út là :
	A. Để bớt đi cô đơn và buồn tẻ	B. Để thổ lộ nỗi lòng và bớt nỗi khổ
	C. Để tỏ lòng yêu thương con út	D. Để Húc hiểu lòng ông
Câu 4: Bài thơ “Đồng chí” viếtbvề đề tài gì:
	A. Tình quân dân	B. Tình bạn nè	
	C. Tình đồng đội	D. Tình láng giềng
Câu 5: Tình huống truyện “Làng” làm bộc lộ tính cách ông Hai là:
	A. Ông Hai nghe nhờ đọc tin vì ông không biết chữ.
	B. Bà chủ nhà nói bóng gió, hay dòm ngó.
	C. Ông Hai lúc nào cũng nhớ da diết làng mình.
	D. Cả 3 mục trên sai.
Câu 6: Cảm hứng chủ đạo tác phẩm : “Đoàn thuyền đánh cá” là:
	A. Thiên nhiên và chiến đấu	B. Thiên nhiên và lao động
	C. Lao động và chiến đấu	D. Lãng mạn và lao động
Câu 7: Truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” được kể chủ yếu qua cái nhìn của ai?
	A. Tác giả	B. Cô kĩ sư trẻ	
	C. Anh thanh niên	D. Ông họa sĩ già
Câu 8: Phương án nào nêu đủ tên các loài cá trong bài “Đoàn thuyền đánh cá”:
	A. Các bạc, cá thu, cá chim, cá chuối, cá song, cá đé.
	B. Cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá chim, cá song, cá chuối.
	C. Cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song.
	D. Cá bạc, cá thu, cá chù, cá đé, cá song, cá chim.
Câu 9: Câu thơ “Đồng chí” có ý nghĩa gì:
	A. Sự phát hiện khẳng định tình cảm những người lính trong sáu câu thơ đầu.
	B. Tạo giọng điệu độc đáo cho bài thơ.
	C. Nâng ý thơ đoạn trước và mở ý thơ đoạn sau.
	D. Cả 3 phương án trên đúng.
Câu 10: Hình ảnh “Bếp lửa” khổ thơ đầu bài thơ “Bếp lửa” có nội dung:
	A. Sự chăm chút của bà đối với cháu.
	B. Nỗi nhớ bà của cháu
	C. Khơi nguồn cho dòng hồi tưởng và cảm xúc về bà của cháu.
	D. Cả 3 mục trên sai.
Câu 11: Các câu hát trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” có nội dung gì?
	A. Thể hiện ý thức làm chủ của con người.
	B. Thể hiện niềm vui phấn khởi của con người
	C. Thể hiện sự bao la hùng vĩ của thiên nhiên.
	D. Thể hiện sức mạnh vô địch của con người.
Câu 12: Người kể chuyện trong truyện “Làng” là ai?
	A. Ông Hai	B. Bác Thứ	C. Ông chủ tịch	D. Cả 3 đều sai
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1. (4 điểm) Phân biệt chi tiết, hình ảnh khổ thơ đầu và khổ thơ cuối tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận?
Câu 2. (3 điểm) Nêu đặc điểm nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long; Nhân vật Thu và anh Sáu trong truyện “Chiếc lượt ngà” của Nguyễn Quang Sáng?



ĐÁP ÁN

Câu 1. 
 a. Tương đồng: Cả hai khổ thơ đều nêu lên hoạt động của mặt trời và đoàn thuyền. (1 đ)
	- Cả hai khổ thơ đều có câu thơ: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” (1 đ)
 b. Khác biệt: 
	Khổ 1: - Hoạt động của đoàn thuyền bắt đầu một ngày lao động mới.
	 - Hoạt động của mặt trời lúc hoàng hôn (1 đ)
	Khổ cuối: Hoạt động của mặt trời vào lúc bình minh, hoạt động của con thuyền là trở về sau một đêm lao động vất vả. (1 đ)
Câu 2.
Nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long: Người lao động bình thường, âm thầm, lặng lẽ, yêu nghề, thấy được công việc của mình có ích chung, sống lạc quan, vượt khó khăn thiếu thốn, mến khách, cởi mở, chân thành, khiệm tốn. (1 đ)
Thu trong “Chiếc lượt ngà” của Nguyễn Quang Sáng: Hồn nhiên, cứng cỏi, thông minh pha ương ngạnh. Thương cha, bộc lộ tình cảm thật cảm động . (1 đ)
Ông Sáu trong truyện “Chiếc lượt ngà” của Nguyễn Quang Sáng: Nhớ thương con, hối hận vì nóng vội lỡ đánh con. Tình thương con được biểu hiện hành động thật đáng trân trọng và xúc động . (1 đ)

File đính kèm:

  • docKT 1 tiet THCS LUONG TAN THINH.doc
Đề thi liên quan