Đề 5 kiểm tra khảo sát học kì 1

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 5 kiểm tra khảo sát học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_______________
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm(2 điểm)
 Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1.Hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu có ý nghĩa tả thực hay biểu tượng?
 A. Tả thực	 B. Biểu tượng	 C. Vừa tả thực vừa biểu tượng D. Cả A, B, C đều sai 
2. Nhà thơ đã trưởng thành trong phong trào Thơ mới là:.
 A. Chính Hữu B. Phạm Tiến Duật 
 C. Bằng Việt D. Huy Cận
3. Phạm Tiến Duật sáng tạo ra một hình ảnh độc đáo - Những chiếc xe không kính - nhằm mục đích gì?
 A. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi, trẻ trung.
 B. Làm nổi bật những khó khăn, thiếu thốn về điều kiện vật chất và vũ khí của những người 
 lính trong cuộc kháng chiến.
 C. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước ta.
 D. Làm nổi bật sự vất vả , gian lao của những người lính lái xe 
4. Trong câu thơ “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng” cụm từ “mắt đắng” được hiểu như thế nào?
Mắt của những đêm thiếu ngủ, của gió bụi làm cho mỏi và cay
Mắt bị mờ nhoè nhìn không rõ đường đi
Mắt tỉnh táo nhìn thấu rõ các cung đường xe đi
Mắt của những chàng thanh niên nhìn cuộc sống đầy lãng mạn
5. Vì sao ông Hai trong truyện Làng yêu làng nhưng không quay trở về làng khi bị mụ chủ nhà đuổi khéo, hơn nữa ông lại còn thù cái làng của mình?
 A. Vì ông yêu làng nhưng làng theo Tây thì ông phải thù, tình yêu nước rộng lớn hơn
 B. Vì giặc Tây đã đốt cháy nhà của ông nên gia đình ông không có chỗ để quay trở về
 C. Vì ông không ưa những tên kì mục và hào lí áp bức dân làng ông
 D. Vì ông muốn tìm một cuộc sống ổn định, no đủ hơn cho làng quê nghèo của ông
6. Dòng nào nêu nhận xét không phù hợp với những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Làng (Kim Lân )
 A. Xây dựng tình huống tâm lí đặc sắc	
 B. Miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng nhân vật
 C. Sử dụng chính xác ngôn ngữ nhân vật quần chúng	 
 D. Giọng văn giàu màu sắc trữ tình, biểu cảm
7. Nhận xét nào không đúng với tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa?
 A. Truyện khắc hoạ thành công hình ảnh những người lao động bình thường nhưng có lẽ sống cao đẹp.
 B. Truyện kết hợp các yếu tố trữ tình, tự sự và bình luận
 C. Truyện khẳng định vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng 
 D. Truyện xây dựng được tình huống gay cấn, nhân vật đấu tranh nội tâm phức tạp 
8. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không phải là thành ngữ?
Chuột sa chĩnh gạo
Chia ngọt sẻ bùi
Dầm sương dãi nắng
Giỏ nhà ai, quai nhà ấy
 
II. Tự luận(8 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
 Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu, nêu cảm nhận của em về ba câu thơ cuối trong bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu: 
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo
Câu 2(5 điểm). Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với thầy (cô) giáo cũ.
--------------- HẾT ---------------

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
____________
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT
MÔN: NGỮ VĂN 9


Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
C
D
A
A
A
D
D
D


Nội dung cần đạt
Điểm
Hình thức 
- Viết đúng hình thức đoạn văn
- Viết đủ số câu (từ 7 đến 10 câu)
0,25
0,25


Nội dung
- ý nghĩa thực: Không gian, thời gian khắc khắc nghiệt: rừng hoang, sương muối. Hình ảnh những người lính sát cánh bên nhau chủ động chờ giặc tới. Những đêm phục kích giặc vầng trăng như thấp xuống treo ở đầu súng.
- ý nghĩa biểu tượng: Vầng trăng tượng trưng cho hoà bình cho ánh sáng cho sự cao đẹp ... được treo ở đầu súng -> người lính chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp -> Biểu tượng đẹp về người lính.
- Thể hiện sự lãng mạn của những người lính.
1,0
1,0

0,5

Lưu ý
Về mặt nội dung trình bày có thể học sinh không nêu được đầy đủ như hướng dẫn ở trên. Các em có thể chỉ lựa chọn một khía cạnh để trình bày cảm nhận riêng của mình về tác phẩm. Nếu bài viết của các em thực sự là những suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc phù hợp về tác phẩm thì giáo viên cần căn cứ vào mức độ làm bài, vào khả năng diễn đạt của các em để tính điểm sao cho phù hợp.

Câu 2: (5 điểm)

Nội dung cần đạt
Điểm

Mở bài
- Dẫn dắt câu chuyện: Trong cuộc đời mỗi người ai cũng có những kỷ niệm của riêng mình. Có kỷ niệm vui, buồn; có những kỷ niệm thoáng qua nhưng lại có những kỷ niệm neo đậu mãi mãi ...
- Giới thiệu về kỷ niệm đáng nhớ của bản thân: kỷ niệm gì? vui hay buồn? về việc gì?
0,5



Thân bài
 Lần lượt kể theo một trình tự nhất định các chi tiết, sự kiện của câu chuyện để làm rõ kỷ niệm khó quên của bản thân về câu chuyện đó.
- Tái hiện hoàn cảnh xảy ra câu chuyện : ở đâu, vào thời gian nào?
- Diễn biến cụ thể của câu chuyện: xảy ra sự việc gì, có những ai tham dự? Chuỗi các hành động, ngôn gữ, hành vi ứng xử của các nhân vật.
- Tình huống hoặc chi tiét gây ấn tượng sâu đậm cho bản thân và các nhân vật khác trong truyện.
- Đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm, bộc lộ nộ tâm, ...



0,5
2,0

0,5
1,0
Kết bài
Suy nghĩ của bản thân từ câu chuyện được kể
0, 5




Lưu ý
Đề bài yêu cầu kể về một kỷ niệm đáng nhớ, vì thế học sinh cần phải xây dựngài viết thành một câu chuyện để kể. Chuyện cần có nhân vật, hành động, việc làm cụ thể của nhân vật; cần có chi tiết, tình huống và cách thức ứng xử của nhân vật để thực sự trở thành một kỷ niệm đáng nhớ cho bản thân. bài viết cũng đan xen thái độ, cảm xúc để tạo ra sức hấp dẫn riêng. Nếu bài viết không theo các nội dung diễn đạt như gợi ý ở trên thì giáo viên căn cứ vào mức độ cụ thể để chấm theo biểu điểm sau:
- Bài viết hoàn chỉnh, có bố cục đủ 3 phần
- Có cốt truyện, nhân vật và hành động của nhân vật
- Bộc lộ rõ tình huống, thái độ ứng xử để trở thành kỷ niệm đáng nhớ
- Kể theo một trình tự hợp lý, viết văn lưu loát






1,0
1,5
1,5

1,0

--------------- HẾT ---------------
 

File đính kèm:

  • docvan 9_ks1_5.doc
Đề thi liên quan