Bài viết tập làm văn số 3: văn thuyết minh

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết tập làm văn số 3: văn thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 8 
Tuần 14 - Tiết 55-56:
 Bài viết tập làm văn số 3: Văn thuyết minh
 
Đề bài : 
 Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
I. Yêu cầu chung:
-Học sinh viết đúng thể loại: Văn thuyết minh.
-Bài viết vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh.
-Các tri thức thuyết minh cần chính xác, khách quan, hữu ích.
-Bố cục rõ ràng,biết tách đoạn một cách hợp lí
-Diễn đạt trong sáng ,mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ,đặt câu.
II.Đáp án và biểu điểm:
1. Mở bài: (1đ)
 Giới thiệu chung về chiếc nón lá Việt Nam.
 Ví dụ: Chiếc nón lá không chỉ là vật che mưa, che nắng mà còn mang lại nét duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam. Đó là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt và trở thành biểu tượng văn hóa của dân tộc.
2. Thân bài.(8đ)
a) Nguồn gốc, lịch sử của chiếc nón lá Việt Nam.(2đ)
 - Chiếc nón lá xuất hiện từ khi nào không ai biết. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón 
được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào 2500 - 3000 năm về trước. Từ xa xa nón đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, qua nhiều chuyện kể và truyền thuyết.
 - Ngày nay, Việt Nam có nhiều vùng nổi tiếng với nghề làm nón như nón làng chuông ( Hà Nội), nón Phú Cam, nón Quảng Bình, nón Huế…Đặc biệt là nón bài thơ xứ Huế rất mỏng chỉ có hai lớp lá, lớp lá trên gồm 20 chiếc lá, giữa là bài thơ cắt bằng giấy màu, lớp ngoài khoảng 30 lá. Khi soi lên ánh sáng ta có thể đọc được bài thơ hay nhìn thấy cảnh đẹp của xứ Huế như cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ, cảnh sông Hương núi Ngự.
b) Hình dáng.(1đ)
 - Chiếc nón lá Việt Nam có hình chóp trên đỉnh đầu. Để có được chiếc nón lá đẹp, phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ khâu, đến độ tinh xảo trong từng đường kim, mũi chỉ.
c) Nguyên liệu và cách làm nón.(2.5đ)
+ Nguyên liệu (0.5đ) Lá nón làm từ lá dừa, lá cọ, lá mây; vòng tròn bằng tre; dây móc…
+ Cách làm nón.(2đ)
 - Lá nón phải tơi, mang về rửa sạch, sấy lá trên bếp than cho khô nhưng vẫn giữ được xanh tươi chứ không phơi nắng. Sau đó phơi sương tiếp từ 2- 4 giờ để cho lá mềm. Rồi dùng một búi vải tròn và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi cho từng chiếc lá phẳng phiu. Hay có nơi người ta đặt lá trên lưỡi cày nung nóng để là cho phẳng. Chọn lựa kĩ lại lá một lần nữa rồi cắt gọn còn khoảng 50cm.
 - Các nan tre uốn thành hình vòng tròn nhỏ dần lên đến đỉnh. Vòng nón được chuốt tròn đều đặn, chỗ nối không có vết gợn. Dây cột lá là dây cước dẻo, dai, săn chắc, có màu trắng trong suốt.
 - Việc cuối cùng là thắt và khâu nón. Khi lá đặt trên các vành khuôn, sợi móc len theo mũi kim qua 16 lớp vòng cột bằng tre để hoàn chỉnh nón. Các lá nón không 
được xộc xệch, đường kim, mũi chỉ phải đều tăm tắp.
- Khi khâu xong người ta lộn ngược nón, cắt miếng vải hình tròn nhỏ để vừa đủ che các mối kết ở đỉnh, kết quai.
- Thắt quai và trang trí ở trong lòng nón.
c) Công dụng.(1.5đ)
- Chiếc nón lá rất gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt Nam.
- Nón dùng để che mưa, che nắng cho người Việt Nam.
- Nón dùng làm quà tặng, quạt, đồ dùng để đựng… đồng thời cũng dùng để làm duyên cho con gái.
- Hình ảnh chiếc nón đã đi vào thơ ca, nhạc họa và trở thành vật dụng trong điệu múa chèo, múa nón…
- Chiếc nón lá đi kèm với tà áo dài, nụ cười của các cô gái đã trở thành hình ảnh quảng bá cho ngành du lịch Việt Nam. Ngày nay có nhiều kiểu nón được biến tấu cho phù hợp với thời trang nhưng nón vẫn giữ được nét đẹp riêng và hấp dẫn.
d) Cách bảo quản.(1đ)
- Trước khi sử dụng, người làm nón thường quét lên một lớp dầu bằng nhựa thông khiến cho chiếc nón có độ sáng bóng, chống lại nắng mưa.
- Khi đi mưa về cần vẩy ráo nước và đem treo lên chỗ thoáng gió, chiếc nón sẽ có tuổi thọ dài hơn.
3. Kết bài.(1đ)
- Nón chính là biểu tượng của Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước.
- Dần dần có những chiếc mũ xinh xắn, tiện dụng thay thế cho những chiếc nón lá xưa. Nhưng trong ý thức của người dân Việt Nam, hình ảnh chiếc nón luôn là biểu tượng của người phụ nữ dịu dàng, duyên dáng. Đó là nét đẹp mà người phụ nữ Việt Nam cần giữ gìn.
III. Biểu điểm cụ thể:
- Điểm 9,10 : Bài viết đạt yêu cầu chung, đảm bảo các ý trong dàn bài. Văn viêt sáng tạo, kết hợp linh hoạt các phương pháp thuyết minh,tri thức thuyết minh chính xác,hữu ích,tiêu biểu,chọn lọc. Có thể mắc 1 lỗi các loại.
- Điểm 7,8 : Bài viết đảm bảo các yêu cầu chung và các ý trong dàn bài song có ý viết chưa thật tốt. Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh. Mắc 2 lỗi các loại. Chữ viết đẹp cho 8.
- Điểm 5,6: Bài viết đảm bảo các yêu cầu chung song nội dung bài còn sơ sài; biết sử dụng các phương pháp thuyết minh. Diễn đạt còn lan man, tối ý; mắc 3 lỗi các loại.
- Điểm 3,4 : Bài viết đúng thể loại, nội dung quá sơ sài, diễn đạt rườm rà, lủng củng, Mắc 4 lỗi các loại. Chữ đọc được cho 4 điểm.
- Điểm 1,2 : Viết được một đoạn hoặc một số câu có nội dung của đề, mắc nhiều lỗi, chữ viết xấu.
* Lưu ý :Gv căn cứ vào bài làm của Hs để cho điểm linh hoạt; khuyến khích những bài viết có sáng tạo.

 ***************************

Xác nhận của BGH Người ra đề


 Nhóm Ngữ văn 8

1.Mở bài(0,5đ)
Giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam.

2.Thân bài (5đ)
+Giới thiệu lịch sử và quá trình phát triển của chiếc áo dài(1đ)
 -áo dài Việt Nam là sự sáng tạo ,cách tân từ áo tứ thân và áo dài Thượng HảI (Trung Quốc)
 -Theo nhiều tài liệu lịch sử thì chiếc áo dài được ra đời ở nước ta vào thế kỉ XVIII
+Giới thiệu đặc điểm của chiếc áo dài Việt Nam(2đ)
 -áo dài được may từ cổ đến mắt cá chân,gồm hai tà áo:tà trước và tà sau.
 Hai tà được may chiết eo để vừa gọn,vừa làm nổi bật sự duyên dáng của người phụ nữ mà vẫn kín đáo.
 Trên tà trước và phía dưới tà sau ,người ta thường trang trí các họa tiết, hoa văn để tăng tính thẩm mĩ.
 -Cổ áo thường được may theo kiểu cổ Tàu, cao từ 3-5cm.Ngày nay người thợ may còn sáng tạo may cổ tròn hoặc cổ thuyền.
 -Khuy áo được may dọc từ cổ xuống vai vả sườn phải.
 -áo dài thường được may bằng các loại vải nhẹ,mềm như lụa tơ tằm hay vảI gấm,voan…..
 +Vai trò,ý nghĩa của chiếc áo dài(2đ)
 -Chiếc áo dài Việt Nam mang vẻ đẹp quyến rũ,vừa kín đáo vừa tôn thêm những nét đẹp mảnh mai của người phụ nữ Việt Nam.
 
 -Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục.Phụ nữ Việt Nam thường mặc nó trong những ngày đại lễ( ngày cưới,lễ hội,tiếp khách quốc tế…).Các nữ sinh mặc áo dài như một đồng phục học đường trang nhã và duyên dáng.ở Việt Nam không một cuộc thi tôn vinh sắc đẹp nào lại thiếu phần thi trang phục áo dài.
 
 -Chiếc áo dài Việt Nam đã trở thành tác phẩm nghệ thuật mang tâm hồn, cốt cách người Việt.Nó không chỉ là niềm tự hào của y phục dân tộc mà còn là một trong những tiếng nói văn hóa trên trường quốc tế.
 
 -Chiếc áo dài Việt Nam còn đẹp bởi nó ẩn chứa một đạo lí sâu xa.Người xưa dạy rằng năm khuy cài cân xứng trên năm vị trí cố định giữ cho chiếc áo được ngay thẳng,kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người:nhân,lễ,nghĩa,trí, tín.

3.Kết luận(0.5đ)
 
-Khẳng định vai trò của chiếc áo dài
-Tình cảm của bản thân.


File đính kèm:

  • docBai TLV so 3NV81314.doc