Bài tập trắc nghiệm môn Sinh 9, kì II

doc10 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm môn Sinh 9, kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi 1: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Gây đột biến bằng các tác nhân vật lý gồm những loại nào?
a. Các tia phóng xạ.
b. Tia tử ngoại.
c. ánh sáng có bước sóng dài.
d. Sốc nhiệt. 
Câu hỏi 2: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Tại sao tia phóng xạ có khả năng gây đột biến?
a. Khi xuyên qua mô, các tia phóng xạ tác động lên A DN gây đột biến gen và đột biến NST. 
b. Khi vào tế bào, các tia phóng xạ tác động lên chất tế bào gây đột biến trong tế bào.
c. Các tia phóng xạ tác động vào cơ thể làm biến đổi hình thái.
d. Cả a và b.
Câu hỏi 3: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Thế nào là sốc nhiệt?
a. Sốc nhiệt là đi ngoài nắng gắt, nhiệt độ cao, người bị hoa mắt, toát mồ hôi, mệt. 
b. Là khi nhiệt độ tăng hoặc giảm đột ngột và cơ thể không kịp điều hoà, gây chấn thương trong bộ máy di truyền, gây rối loạn phân bào.
c. Sốc nhiệt là khi nhiệt độ tăng giảm một cách đột ngột, những người bị bệnh tim thường bị ngất.
d. Cả a và c. 
Câu hỏi 4: Tìm những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3, 4 để hoàn thành câu:
Trong chọn giống cây trồng, người ta .. (1) .. trực tiếp các cơ thể mang đột biến để .. (2) .. hoặc sử dụng trong .. (3) .. kết hợp với .. (4) .. để tạo ra giống mới.
Câu hỏi 5: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Thế nào là giao phối gần?
a. Là hiện tượng các con vật sinh ra cùng một cặp bố, mẹ giao phối với nhau hoặc bố mẹ giao phối với con của chúng.
b. Là hiện tượng các con vật ở trong cùng một vùng sống giao phối với nhau.
c. Là hiện tượng các con vật có cùng họ hàng giao phối với nhau.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu hỏi 6: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Mục đích của thụ phấn bắt buộc và giao phối gần trong chọn giống là gì?
a. Củng cố một số đặc tính mong muốn nào đó bằng cách tạo ra các dòng thuần.
b. Đánh giá từng dòng thuần, loại bỏ gen xấu ra khỏi giống.
c. Dùng các dòng thuần lai với nhau để tạo ưu thế lai.
d. Cả a, b và c.
Câu hỏi 7: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Vì sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hoá giống?
a. Các cặp gen dị hợp dần dần đi vào trạng thái đồng hợp. 
b. Trong các cặp đồng hợp, có những cặp gen đồng hợp lặn được biểu hiện ra tính trạng xấu (Aa x Aa --> AA: Aa: aa).
c. Cứ như vậy qua nhiều thế hệ tỉ lệ đồng hợp tử tăng và tỉ lệ dị hợp giảm, làm cho giống bị thoái hoá.
d. Cả a, b và c. 
Câu hỏi 8: Tìm những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3, 4 để hoàn thành câu:
Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây .. (1) .. hoặc giao phối gần ở .. (2) .. gây ra hiện tượng .. (3) .. vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại. 
Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp này để .. (4) .. và giữ ổn định một số .. (5) .. mong muốn và tạo dòng thuần.
Câu hỏi 9: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Nguyên nhân dẫn đến ưu thế lai là gì?
a. ở dạng thuần chủng một số cặp gen đồng hợp biểu hiện một số tính trạng xấu.
b. Khi lai chúng (các cơ thể thuần chủng) với nhau thì chỉ có các gen trội có lợi được biểu hiện.
c. Do lai khác dòng, cho nên các gen tương ứng tranh nhau biểu hiện ra kiểu hình.
d. Cả a, b.
Câu hỏi 10: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Lai kinh tế là gì?
a. Là phép lai giữa những cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai giống có phẩm chất khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
b. Là phép lai giữa cơ thể thuộc dòng thuần với cơ thể dị hợp.
c. Là phép lai giữa hai giống đã bị thoái hoá để khôi phục các gen tốt vốn đã có.
d. Cả a và b.
Câu hỏi 11: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Làm thế nào để tạo được ưu thế lai?
a. Lai khác dòng (hai dòng thuần chủng) và lai khác thứ. 
b. Lai khác thứ.
c. Lai khác thế hệ.
d. Lai kinh tế. 
Câu hỏi 12: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Thế nào là ưu thế lai?
a. Cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn bố, mẹ (sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt). 
b. Các tính trạng hình thái và năng xuất của cơ thể lai cũng biểu hiện cao hơn bố mẹ.
c. Các tính trạng chất lượng của cơ thể lai cũng biểu hiện cao hơn hẳn bố mẹ.
d. Cả a và b. 
Câu hỏi 13: Tìm những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3, 4 để hoàn thành câu:
Để tạo được .. (1) .. ở cây trồng, người ta chủ yếu dùng phương pháp lai .. (2) .. và .. (3) .. còn trong chăn nuôi thường dùng .. (4) .. để sử dụng ưu thế lai.
Câu hỏi 14: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Trong chọn giống thực vật, phương pháp chọn lọc cá thể thích hợp với loại đối tượng nào?
a. Cây được gây đột biến.
b. Cây giao phấn.
c. Cây tự thụ phấn.
d. Cả a và b. 
Câu hỏi 15: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp nào có hiệu quả nhất?
a. Chọn lọc hàng loạt một lần.
b. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần.
c. Chọn lọc cá thể, kiểm tra được giống qua đời con.
d. Cả b và c. 
Câu hỏi 16: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào?
a. ở năm thứ nhất chọn lấy những cá thể tốt nhất trên ruộng chọn giống khởi đầu.
b. Gieo hạt của từng cây được chọn thành từng dòng riêng để so sánh.
c. ở năm thứ hai, so sánh các dòng với nhau và với giống gốc, và giống đối chứng để chọn lấy dòng tốt.
d. Cả a, b và c. 
Câu hỏi 17: Tìm những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3, 4 để hoàn thành câu:
Nhược điểm của phương pháp chọn lọcc .. (1) .. là chỉ dựa vào kiểu hình nên dễ nhầm với .. (2) .. phát sinh do khí hậu và địa hình. Vì vậy, phải trồng giống khởi đầu trên .. (3) .., đồng đều về địa hình và độ phì.
Câu hỏi 18: Hãy sắp xếp cách tiến hành, ưu nhược điểm của các phương pháp chọn lọc hàng loạt tương ứng với từng phương pháp chọn lọc.
Các phương pháp chọn lọc
Trả lời
Cách tiến hành và ưu nhược điểm
1. Chọn lọc hàng loạt một lần
1. ...........
a. So sánh giống "chọn lọc hàng loạt" với giống khởi đầu và giống đối chứng, nếu hơn giống ban đầu, bằng hoặc hơn giống đối chứng thì không cần chọn lọc lần 2.
b. Ưu điểm là đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, có thể áp dụng rộng rãi.
c. Nhược điểm là chỉ dựa vào kiểu hình cho nên dễ nhầm với thường biến.
d. Năm thứ nhất chọn cây ưu tú.
e. Trộn lẫn hạt cây ưu tú làm giống cho vụ sau.
g. Chọn lọc hàng loạt lần hai cũng thực hiện như lần một, nhưng trên ruộng chọn giống năm hai gieo trồng giống "chọn lọc hàng loạt" để chọn cây ưu tú.
2. Chọn lọc hàng loạt hai lần
2. ...........
Câu hỏi 19: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Những phương pháp gây đột biến nhân tạo nào được sử dụng trong chọn giống cây trồng?
a. Gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc cá thể để tạo giống mới.
b. Phối hợp lai hữu tính và xử lý đột biến.
c. Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma.
d. Cả a, b và c. 
Câu hỏi 20: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Trong chọn giống cây trồng người ta sử dụng những phương pháp chủ yếu nào?
a. Gây dột biến nhân tạo.
b. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống đã có.
c. Tạo giống ưu thế lai và giống đa bội thể.
d. Cả a, b và c. 
Câu hỏi 21: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Thành tựu nổi bật trong chọn giống vật nuôi là gì?
1. Tạo giống mới.
2. Cải tạo giống địa phương.
3. Tạo giống ưu thế lai.
4. Tạo giống đa bội thể.
5. Nuôi thích nghi giống nhập nội.
6. ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống.
7. ứng dụng công nghệ vi sinh học trong công tác giống.
a. 1, 2, 3, 4, 5.
b. 3, 4, 5, 6, 7.
c. 1, 2, 3, 5, 6.
d. 2, 3, 4, 6, 7. 
Câu hỏi 22: Tìm những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3, 4 để hoàn thành câu:
Trong lĩnh vực chăn nuôi, do quá trình .. (1) .. đòi hỏi thời gian dài, và .. (2) .. rất lớn nên người ta thường .. (3) .. giống địa phương nuôi thích nghi hoặc tạo giống .. (4) ...
Câu hỏi 23: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Môi trường sinh vật có các loại:
a. Môi trường không khí.
b. Môi trường đất và môi trường nước.
c. Môi trường sinh vật (thực vật, động vật và con người).
d. Cả a, b và c đúng.
Câu hỏi 24: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Các nhân tố vô sinh là:
a. Khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm không khí.
b. Địa hình và thổ nhưỡng (độ cao, độ trũng, độ dốc ... ).
c. Nước (biển, ao hồ, nước mưa ...).
d. Cả a, b và c đúng.
Câu hỏi 25: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Giới hạn sinh thái của sinh vật được biểu hiện như thế nào?
a. Các sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với tất cả các nhân tố sinh thái, thường phân bố rộng.
b. Các sinh vật có thể có giới hạn sinh thái rộng đối với nhân tố sinh thái này nhưng lại có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhân tố sinh thái khác.
c. Khi có một nhân tố sinh thái nào đó không thích hợp cho loài thì giới hạn sinh thái đối với những nhân tố khác có thể bị thu hẹp.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu hỏi 26: Tìm những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3, 4 để hoàn thành câu:
Các nhân tố .. (1) .. được chia làm hai nhóm: nhóm các nhân tố sinh thái .. (2) .. và nhóm các nhân tố sinh thái .. (3) .. nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm nhân tố sinh thái .. (4) .. và nhóm nhân tố sinh thái .. (5) .. khác.
Câu hỏi 27: Sắp xếp các giới hạn phù hợp với ý nghĩa tương ứng:
Gọi là
Trả lời
ý nghĩa đối với sinh vật
1. Giới hạn dưới
1. ...........
a. Là giới hạn mà sinh vật có thể phát triển bình thường được ở điều kiện đó.
2. Giới hạn trên
2. ...........
b. Là điểm sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
3. Điểm cực thuận
3. ...........
c. Là giới hạn dưới đó sự sinh trưởng và phát triển ngưng hẳn.
4. Giới hạn sinh thái
4. ...........
d. Là giới hạn mà sinh vật có thể phát triển bình thường được
Câu hỏi 28: Sắp xếp môi trường sống của các sinh vật tương ứng với mỗi sinh vật:
Tên sinh vật
Trả lời
Môi trường sống
1. Con bò
1. ..................
a. Nước
b. Đất và không khí.
c. Đất.
d. Không khí.
e. Sinh vật.
2. Cây mít
2. ..................
3. Bồ câu
3. ..................
4. Cá mè
4. ..................
5. Sư tử
5. ..................
6. Sâu rau
6. ..................
7. Giun đất
7. ..................
Câu hỏi 29: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động của động vật như thế nào?
a. Tới khả năng sinh trưởng và sinh sản.
b. Tới khả năng định hướng di chuyển trong không gian.
c. ảnh hưởng tới sự cạnh tranh đực cái và nơi ăn chỗ ở của động vật.
d. Cả a, b đúng.
Câu hỏi 30: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Vì sao các cành phía dưới cây thường bị dụng sớm?
a. ít được chiếu sáng hơn các cành phía trên.
b. Quang hợp kém hơn, không đủ chất hữu cơ tích luỹ để bù đắp cho sự tiêu hao khi hô hấp.
c. Khả năng lấy nước kém hơn nên cành dễ khô và dụng sớm.
d. Cả a, b và c. 
Câu hỏi 31: Tìm những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3, 4 để hoàn thành câu:
ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống cá thể thực vật, làm thay đổi những đặc điểm .. (1) .. mỗi loại cây .. (2) .. với điều kiện .. (3) .. khác nhau. Có nhóm cây ưa sáng và nhóm cây .. (4) ...
Câu hỏi 32: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào lên đời sống động vật?
a. Tới hoạt động sinh lý và mức độ trao đổi chất.
b. Tới hoạt động sống (quá cao ngủ hè, quá thấp ngủ đông)
c. Tới hình thái cơ thể (động vật hằng nhiệt, sống ở nơi càng lạnh thì kích thước các phần: tai, chi, đuôi, mỏ càng nhỏ).
d. Cả a, b và c đúng.
Câu hỏi 33: Khoanh tròn vào những đáp án mà em cho là đúng:
Một số đặc điểm phù hợp với điều kiện sống:
a. Cây sống nơi thiếu ánh sáng (ẩm ướt) có phiến lá mỏng, bản rộng, mô giậu kém phát triển.
b. Cây sống ở nơi khô hạn có cơ thể mọng nước.
c. Độ ẩm của không khí và đất ảnh hưởng không đáng kể đến sự sinh trưởng phát triển của sinh vât.
d. Khi gặp khô hạn, lớp da trần của ếch nhái làm cho cơ thể chúng mất nước nhanh chóng. 
Câu hỏi 34: Tìm những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3, 4 để hoàn thành câu:
Nhiệt độ của môi trường có .. (1) .. tới hình thái, hoạt động sinh lý của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi .. (2) .. nhất định (00 - 500). Tuy nhiên, cũng có một số loài sinh vật nhờ khả năng .. (3) .. cao nên có thể sống được nhiệt độ .. (4) .. hoặc rất cao. Sinh vật được chia làm hai nhóm: Sinh vật .. (5) .. và sinh vật biến nhiệt.
Câu hỏi 35: Tìm những câu thích hợp điền vào ô trống để hoàn thiện bảng:
Các mối quan hệ khác loài:
Quan hệ
Đặc điểm
Hỗ trợ
Cộng sinh
Hôi sinh
Đối địch
Cạnh tranh
Kí sinh, nửa kí sinh
Sinh vật ăn sinh vật khác
Câu hỏi 36: 
Hãy sắp xếp các mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài tương ứng với từng mối quan hệ:
Các Mqh khác loài
Trả lời
Các quan hệ giữa các sinh vật
1. Cộng sinh
2. Hội sinh
3. Cạnh tranh
4. Kí sinh
5. Sinh vật ăn sinh vật khác
1 ..
2 ..
3 ..
4 ..
5 ..
a. Giun đũa sống trong ruột người.
b. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu.
c. Cây nắp ấm bắt côn trùng.
d. Cá ép bám vào rùa biển để được đưa đi xa.
e. Trong một ruộng lúa khi cỏ dại phát triển, thì năng suất lúa giảm.
g. Trâu và bò cùng sống trên một đồng cỏ.
h. Số lượng hươu, nai bị số lượng Hổ (cùng sống trong một khu rừng) khống chế.
i. Địa y sống bám trên cành cây.
k. Rận, bét sống bám trên da trâu.
Câu hỏi 37: Tìm những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3, 4 để hoàn thành câu:
Trong tự nhiên, thường không có sinh vật nào sống ...(1)... với các sinh vật khác. Thông qua các mối quan hệ ...(2)... và ...(3)..., các sinh vật luôn luôn ...(4)... hoặc ...(5)... lẫn nhau.
Câu hỏi 38: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Thế nào là quần thể sinh vật?
a. Là tập hợp những cá thể cùng loài sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định.
b. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau để sinh sản tạo ra thế hệ mới.
c. Quần thể là sự tụ hợp của các sinh vật tại một thời điểm nào đó.
d. Cả a, b đúng.
Câu hỏi 39: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Mật độ quần thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?
a. Thay đổi theo mùa, theo năm và chu kỳ sống của sinh vật.
b. Phụ thuộc vào nguồn thức ăn.
c. Phụ thuộc vào những biến đổi bất thường của điều kiện sống (lụt lội, dịch bệnh ...).
d. Cả a, b và c đúng.
Câu hỏi 40: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Quần thể có những đặc trưng cơ bản nào?
a. Giới tính.
b. Các nhóm tuổi.
c. Mật độ quần thể.
d. Cả a, b và c. 
Câu hỏi 41: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Mật độ quần thể là gì?
a. Là số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
b. Là số lượng sinh vật có trong một vùng nào đó.
c. Là số lượng hợp lý các sinh vật có trong một đơn vị nào đó.
d. Cả b và c. 
Câu hỏi 42: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Tập hợp những cá thể nào sau đây là quần thể?
a. Tậo hợp cá thể nai, sóc, thỏ sống trong rừng mưa nhiệt đới.
b. Tập hợp các cá thể cá lóc, cá bống, cá bảy mầu cùng sống dưới ao.
c. Rừng cây thông Đàn Lạt.
d. Các cá thể ngựa vằn được nuôi trong vườn thú.
Câu hỏi 43: Tìm những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3, 4 để hoàn thành câu:
Quần thể mang những ...(1)... về tỷ lệ giới tính, thành phần ...(2)..., mật độ cá thể. Số lượng cá thể trong quần thể biến động ...(3)..., theo năm, phụ thuộc vào ...(4)..., nơi ở và các điều kiện sống trong môi trường.
Câu hỏi 44: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Do đâu mà quần thể người có những đặc điểm khác quân thể sinh vật khác?
a. Do con người có lao động.
b. Do con người có tư duy nên có thể tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể.
c. Do con người có đời sống xã hội.
d. Cả a và b. 
Câu hỏi 45: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh là gì?
1. Thiếu nơi ở.
2. Thiếu lương thực.
3. Thiếu trường học, bệnh viện.
4. Ô nhiễm môi trường.
5. Chặt phá rừng.
6. Chậm phát triển kinh tế.
7 Tắc nghẽn giao thông.
8. Năng xuất lao động tăng.
a. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
b. 1, 2, 3, 4, 5, 7.
c. 2, 3, 4, 5, 6, 7.
d. 3, 4, 5, 6, 7, 8. 
Câu hỏi 46: 
Sắp xếp các đặc điểm của các quần thể tương ứng với mỗi quần thể?
Các quần thể
Trả lời
Các đặc điểm
Quần thể sinh vật
1. ..............................
a. Giáo dục.
b. Tử vong.
c. Pháp luật.
d. Văn hoá.
e. Lứa tuổi.
f. Mật độ.
g. Hôn nhân.
h. Sinh sản.
Quần thể người
2. ..............................
Câu hỏi 47: Tìm những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3, 4 để hoàn thành câu:
Để có sự phát triển ...(1)..., mỗi Quốc gia cần phải phát triển ...(2)... hợp lý. Không để dân số ...(3)... dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm ...(4)..., tàn phá rừng và các ...(5)... khác.
Câu hỏi 48: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Quần xã sinh vật là gì?
a. Là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định.
b. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau, làm cho quần xã có cấu trúc tương đối ổn định
c. Các sinh vật trong quần xã đều thích nghi với môi trường sống của chúng.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu hỏi 49: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Thế nào là cân bằng sinh học?
a. Là số lượng cá thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường.
b. Là số lượng cá thể, của từng loài trong quần xã có thể thay đổi, nhưng tổng số cá thể trong quần xã không thay đổi.
c. Là số lượng cá thể trong quần xã có thể thay đổi, nhưng mọi cá thể đều thích nghi và phát triển được trong quần xã.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu hỏi 50: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần xã?
a. Các cá thể hươu, nai sống trong rừng.
b. Các con đà điểu nuôi trong Thảo cầm viên.
c. Các cây mai, đào trồng trong vườn.
d. Các cây bạch đàn trồng trên một quả đồi.
Câu hỏi 51: Tìm các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện bảng sau:
Các đặc điểm của quần xã:
Đặc điểm
Các chỉ số
Biểu hiện
Số lượng các loài trong quần xã
Độ đa dạng
Độ nhiều
Độ thường gặp
Thành phần loài trong quần xã
Loài ưu thế
Loài đặc trưng
Câu hỏi 52: Tìm những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3, 4 để hoàn thành câu:
Số lượng cá thể của ...(1)... trong quần xã luôn luôn được ...(2)... ở mức phù hợp với khả năng của ...(3)..., tạo nên sự cân bằng ...(4)... trong quần xã.
Câu hỏi 53:
Sắp xếp đặc điểm khác nhau giữa quần thể và quần xã cho tương ứng.
Quần thể
Trả lời
Quần xã
1. Là tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong không gian nhất định.
1 .................
a) Được hình thành trong một quá trình lịch sử lâu dài.
2. Các cá thể trong quần thể có mối quan hệ về dinh dưỡng, chỗ ở, sinh sản.
2 .................
b) Là tập hợp các sinh vật khác loài, cùng sống trong một không gian nhất định.
3. Sống trong một thời điểm nhất định.
3 .................
c) Giữa các quần thể có mối quan hệ hỗ trợ và đối địch.
Câu hỏi 54: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Hệ sinh thái là gì?
a. Là quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã.
b. Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và với các nhân tố vô sinh tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
c. Hệ sinh thái là môi trường sống của nhiều quần xã có quan hệ mật thiết với nhau.
d. Cả a, b đúng.
Câu hỏi 55: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Hệ sinh thái có những thành phần chủ yếu nào?
a. Thành phần vô sinh.
b. Sinh vật sản xuất.
c. Sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu hỏi 56: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Chuỗi thức ăn là gì?
a. Là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
b. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
c. Là các loài sinh vật có quan hệ với nhau nhiều mặt, chúng tiêu diệt lẫn nhau theo nguyên tắc sinh vật lớn ăn sinh vật bé.
d. Cả a, b đúng.
Câu hỏi 57: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Trong các mối quan hệ giữa các sinh vật sau mối quan hệ nào không phải là chuỗi thức ăn?
a. Cỏ đ bọ rùa đ ếch nhái đ vi khuẩn.
b. Cỏ đ Châu chấu đ rắn đ Vi khuẩn.
c. Cỏ đ Châu chấu đ ếch nhái đ rắn đ Vi khuẩn.
d. Cỏ đ Dê đ Hổ đ Vi khuẩn.
e. Cỏ đ gà rừng đ cáo đ Vi sinh vật.
f. Cỏ đ gà rừng đ thỏ đ mèo rừng đ Vi sinh vật.
g. Cỏ đ thỏ đ cáo đ hổ đ Vi sinh vật.
h. Cỏ đ gà rừng đ mèo rừng đ Vi khuẩn.
Câu hỏi 58: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Lưới thức ăn là gì?
a. Là tập hợp các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung với nhau.
b. Là các chuỗi thức ăn trong quần xã.
c. Là các chuỗi thức ăn có quan hệ mật thiết với nhau.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu hỏi 59: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Trong Hệ sinh thái gồm có những bậc dinh dưỡng nào?
a. Sinh vật sản xuất (Thực vật).
b. Sinh vật tiêu thụ (bậc 1: trâu, bò, sâu ăn lá...; bậc 2: bọ ngựa, cầy, rắn...; bậc 3: hổ, báo, đại bàng...).
c. Sinh vật phân giải (vi sinh vật, địa y, giun đất ...).
d. Cả a, b và c đúng.
Câu hỏi 60: Tìm những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3, 4 để hoàn thành câu:
Hệ sinh thái bao gồm ...(1)... sinh vật và ...(2)... sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống ...(3)... và tương đối ...(4)... .
Câu hỏi 61: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là gì?
a. Phá huỷ thảm thực vật, từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu.
b. Gây ra chiến tranh làm tiêu huỷ sức người, sức của và ô nhiễm môi trường.
c. Cải tạo tự nhiên và làm mất cân bằng sinh thái nhiều vùng.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu hỏi 62: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì?
Các chất khí thái từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học.
Các chất phóng xạ.
Các chất thải rắn.
Các chất thải do hoạt động xây dựng (vôi, cát, đất, đá ...).
Ô nhiễm do sinh vật gây ra.
Các chất độc hại sinh ra do chiến tranh
a) 1, 2, 3, 4, 6	b) 1, 2, 3, 5, 6	c) 2, 3, 4, 5, 7	d) 1, 3, 4, 5, 7
Câu hỏi 63: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Hậu quả của chặt phá rừng là gì?
a. Cây rừng mất không ngăn cản được nước chảy bề mặt, gây xói mòn đất, lũ lụt.
b. Lượng mưa giảm, lượng nước ngầm cũng giảm.
c. Mất nơi ở của các loài sinh vật, giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu hỏi 64: Tìm những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3, 4 để hoàn thành câu:
Tác động ...(1)... của con người tới môi trường tự nhiên là phá huỷ ...(2)..., từ đó gây ra nhiều ...(3)... như xói mòn và ...(4)..., ô nhiễm môi trường, hạn hán, lụt lội, lũ quét...
Câu hỏi 65: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Thế nào là ô nhiễm môi trường?
a. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất vật lý, hoá học, sinh học, bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác.
b. Là môi trường chứa nhiều chất độc hại và dễ lên men.
c. Là môi trường có nhiều các loại rác khó phân huỷ và nhiều xác chết động thực vật gây hôi thối.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu hỏi 66: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Nguyên nhân ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật là gì?
a. Sử dụng thuốc không đúng quy cách, không tuân thủ quy định thời gian thu hoạch sau khi phun thuốc.
b. Không phun đúng chủng loại thuốc.
c. Không trung thực khi đưa bán rau quả.
d. Không có đầy đủ trang phục bảo hộ khi tham gia phun thuốc.
Câu hỏi 67: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Hậu quả của ô nhiễm môi trường là gì?
a. Làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và gây ra nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật.
b. Làm cho môi trường bị suy thoái dẫn đến mất cân bằng sinh học.
c. Làm thay đổi khí hậu, địa chất dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
d. Cả a, b và c đúng.
Câu hỏi 68: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Các biện pháp chủ yếu để hạn chế ô nhiễm môi trường là gì?
a. Xử lí chất thải, cải tiến công cụ sản xuất để ít gây ô nhiễm.
b. Trồng nhiều cây xanh, sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm.
c. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm. 
d. Cả a, b và c đúng.
Câu hỏi 69: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Những biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường là gì?
Hạn chế sự tăng nhanh dân số.
Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
Tăng cường trồng rừng ở tất cả các quốc gia.
Bảo vệ các loài sinh vật.
Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
Tạo ra các loài vật nuôi, cây trồng có năng suất cao.
Tăng cường xây các công trình thuỷ điện.
a) 1, 2, 3, 4, 7	b) 2, 3, 4, 5, 6	c) 1, 2, 4, 5, 6	d) 1, 3, 4, 5, 7
Câu hỏi 70: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường là gì?
Các biện pháp xử lý chất thải công nghiệp và chất thải

File đính kèm:

  • docBai tap trac nghiem Sinh hoc 9 HK II.doc