Bài tập qui luật di truyền - 2

doc12 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập qui luật di truyền - 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Điểm giống nhau của các tính trạng do gen nằm trong nhân qui định là:
	A. Tính trạng do gen nằm trên NST qui định	
B. Tính trạng tuân theo các qui luật di truyền
C. Tính trạng do một hoặc nhiều gen qui định; một gen qui định nhiều tính trạng
D. A, B,C đúng
2. Kiểu gen AaBb và AB//ab (tần số hoán vị gen là 50%) giảm phân bình thường tạo số loại giao tử là:
	A. AaBb tạo 4 loại giao tử, AB//ab tạo 2 loại giao tử
	B. AaBb tạo 2 loại giao tử, AB//ab tạo 4 loại giao tử
C. AaBb tạo 4 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau, AB//ab tạo 2 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau
D. AaBb và AB//ab đều tạo 4 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau
3. Cho AaBb và AB//ab lai phân tích, phép lai đúng là:
	A. AaBb x AaBb; AB//ab x AB//ab	B. AaBb x aabb; AB//ab x AB//AB
	C. AaBb x aabb; AB//ab x aB//Ab	D. AaBb x aabb; AB//ab x AB//ab
4. Cho kiểu gen AaBb và Ab//aB (tần số hoán vị gen là 50%) lai phân tích. Biết giảm phân xảy ra bình thường, mỗi gen qui định một tình trạng và tính trạng trội lặn hoàn toàn. Kết quả lai phân tích là:
	A. 3: 1	B. 1:1	C. 1:1:1:1	D. 1:2:1
6. Sự di truyền của tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia, đây là nội dung của qui luật di truyền:
A. Hoán vị gen	B. Liên kết gen	C. Phân li	D. Phân li độc lập
7. Kiểu gen mang hai cặp gen dị hợp tạo bốn loại giao tử tỉ lệ bằng nhau. Kết luận đúng là:
	A. Liên kết gen không hoàn toàn	B. Liên kết gen
	C. Phân li độc lập	D. Hoán vị gen với tần số 0.5 hoặc phân li độc lập
8. Kiểu gen mang hai cặp gen dị hợp lai phân tích thu được kết quả phân li kiểu gen và kiểu hình là 1:1.Vậy kiểu gen đúng là:
	A. AaBb và AB//ab	B. AB//ab và Ab//aB	C. AB//ab hoặc Ab//aB	D. AaBb hoặc AB//ab
9. Kiểu gen mang hai cặp gen dị hợp lai phân tích thu được kết quả phân li kiểu gen và kiểu hình là 4:4:1:1.Vậy kết luận đúng là:
	A. AB//ab, liên kết hoàn toàn	B. Ab//aB, liên kết hoàn toàn
	C. AB//ab và Ab//aB; hoán vị gen tần số 20%	D. AB//ab hoặc Ab//aB; hoán vị gen tần số 20%
10. Cho cá diếc cái có râu lai với cá diếc trống không râu được toàn cá diếc có râu, cho cá diếc cái không râu lai với cá diếc trống có râu được toàn cá diếc không râu. Vậy râu cá do:
	A. Gen nằm trên NST thường qui định	B. Gen nằm trên NST giới tính qui định
	C. Gen nằm trên NST giới tính X qui định	D. Gen nằm trên tế bào chất qui định
11. Cho cá diếc cái có râu lai với cá diếc trống không râu được toàn cá diếc có râu, cho cá diếc cái không râu lai với cá diếc trống có râu được toàn cá diếc không râu. Giải thích đúng về sự di truyền tính trạng trên là:
 A. Cá diếc con nhận n gen từ cá diếc bố và mẹ	B. Cá diếc con nhận n gen từ cá diếc mẹ
 C. Cá diếc con nhận n gen từ cá diếc bố D. Cá diếc con nhận gen nằm trong tế bào chất của cá diếc mẹ
12. Nhận định đúng là:
	A. Tính trạng sinh vật do gen nằm trong tế bào chất qui định
	B. Tính trạng sinh vật do gen nằm trong nhân qui định
	C. Tính trạng sinh vật do gen nằm trong lục lạp hoặc ti thể qui định
D. Tính trạng sinh vật do gen nằm trong tế bào chất và trong nhân qui định
13. Tính trạng biểu hiện không đều ở 2 giới và giới XY nhiều hơn giới XX. Hãy cho biết tính trạng tuân theo qui luật di truyền nào?
	A. Di truyền ngoài nhân	B. Di truyền trong nhân	C. Di truyền chéo	D. Di truyền thẳng
14. Vai trò của bố mẹ như nhau trong sự di truyền tính trạng cho thế hệ sau. Vậy kết luận đúng là:
	A. Tính trạng sinh vật do gen nằm trong tế bào chất qui định
B. Tính trạng sinh vật do gen nằm trong tế bào chất và trong nhân qui định
C. Tính trạng sinh vật do gen nằm trong nhân qui định
D. Tính trạng sinh vật do gen nằm trong tế bào chất hoặc trong nhân qui định
15. Phép lai thu được kết quả 9:3:3:1. Biết mỗi tính trạng do 1 gen qui định. Phép lai đúng là:
A. AaBb x AaBb; AB//ab x AB//ab (hoán vị 2 bên)
	B. AaBb x AaBb; AB//ab x AB//ab (hoán vị 2 bên tần số 50%)
	C. AaBb x aabb; AB//ab x aB//Ab (hoán vị 2 bên tần số 50%)
	D. AaBb x aabb; AB//ab x AB//ab (hoán vị 1 bên tần số 50%)
16. Các gen phân li cùng nhau trong giảm và tổ hợp cùng nhau trong thụ tinh. Kết luận sai là:
	A. Các gen cùng nằm trên 1 NST	B. Các gen di truyền liên kết
	C. Các gen phân li độc lập	D. Các tính trạng do các gen qui định di truyền cùng nhau
17. Bố mẹ dị hợp 2 cặp gen thế hệ con lai thu được là 150 xám, dài : 50 đen,cụt. Kiểu gen của ruồi bố mẹ là:
	A. AB//ab x AB//ab	B. aB//Ab x aB//Ab	C. aB//Ab x aB//ab	AaBb x AaBb
18. Hiện tượng di truyền góp phần tạo ra nguồn biến dị phong phú và đa dang sinh vật là:
	A. Phân li độc lập, hoán vị gen	B. Phân li độc lập, hoán vị gen, tương tác gen
C. Phân li độc lập, hoán vị gen, kiên kết gen	D. Phân li độc lập, hoán vị gen, kiên kết gen, tương tác gen
19. Trong trường hợp giảm phân có sự tiếp hợp và trao đổi chéo là 50% sẽ tạo giao tử giống với:
	A. Hoán vị gen 	B. Liên kết gen	C. Phân li	D. Phân li độc lập
20. Tính trạng biểu hiện trong lai thuận nghịch khác nhau và con lai luôn có kiểu hình giống mẹ ở động vật. Tính trạng do:
	A. Gen nằn trên NST qui định	B. Tính trạng sinh vật do gen nằm trong tế bào chất qui định
	C. Tính trạng sinh vật do gen nằm trong lục lạp, ti thể qui định
	D. Tính trạng sinh vật do gen nằm trong ti thể qui định
21. Để xác định cơ thể có kiểu gen đồng hợp hay dị hợp, người ta dùng phương pháp:
	A. Lai phân tích	B. Lai phân tích hoặc tự thụ phấn
	C. Lai phân tích và lai khác dòng	D. Lai phân tích và lai thuận nghịch
22. Đặc diểm của sự phân chia tế bào được sử dụng để giải thích định luật di truyền của Menđen?
	A. Sự phân chia NST	B. Sự tiếp hợp và bắt chéo NST
	C. Sự tập trung NST ở mặt phẳng xích đạo	D. Sự tự nhân đôi và phân li của NST
23. Gen không alen là gen:
	A. Bổ sung với nhau về chức phận	B. Thuộc cùng 1 locut
	C. Thuộc 2 locut khác nhau	C. Tái tổ hợp dễ dàng
24. Để con lai đồng loạt mang 3 cặp gen dị hợp thì cặp bố mẹ có kiểu gen là:
	A. AABBdd x aabbDD B. aaBBdd x Aabbdd	C. AAbbDD x aaBBdd D. Tất cả đúng	
25. Phép lai dưới đây có khả năng tạo nhiều biến dị tổ hợp nhất là:
	A. AABBdd x aabbDd B. aaBbdd x Aabbdd C. AabbDd x aaBBdd	 D. AaBbDd x AaBbDd
26. Dòng thuần chủng về 1 tính trạng là:
	A. Con cháu hoàn toàn giống bố mẹ	B. Đời con không phân li
	C. Đồng hợp tử về kiểu gen và biểu hiện cùng 1 kiểu hình	D. Tất cả đúng
27. Sự khám phá qui luật hoán vị gen đã không bác bỏ qui luật phân li độc lập của Menđen vì:
	A. Nguyên nhân xuất hiện các biến dị tổ hợp tương tự nhau.
	B. Tỉ lệ phân li kiểu hình của từng tính trạng không đổi khi xét riêng
	C. Mỗi gen đều qui định 1 tiisnh trạng trội hoàn toàn	D. A và C
28. Loại biến dị xuất hiện trong đời cá thể được ưa chuộng trong ngành chọn giống khi tiến hành lai giống:
A. Biến dị tổ hợp. 	B. Biến dị di truyền	C. Biến dị thường biến	D. Đột biến da bội
29. Với 2 kiểu gen AaBb và AB//ab. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của 2 kiểu gen nói trên:
	A. Các gen đều ở trong nhân	B. Các gen nằm trên NST thường
	B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp	D. Kiểu gen gồn 2 cặp gen alen ở trạng thái dị hợp tử.
30. Hiện tượng lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau trong những phép lai sau:
	A. Di truyền qu tế bào chất	B. Di truyền liên kết với giới tính
	C. Di truyền liên kết có hoán vị gen ở 1 trong 2 giới	D. Tất cả đúng
31. Liên kết hoàn toàn xảy ra khi:
	A. Các gen cùng nằm trên 1 NST và có vị trí tương đối xa nhau trên NST
	B. Các gen cùng nằm trên 1 NST và có vị trí tương đối gần nhau trên NST
	C. Các gen cùng nằm trong 1 tế bào	D. Tất cả các gen cùng nằm trên 1 NST
32. Nguyên nhân của sự liên kết gen là:
	A. Xu hướng liên kết thường xảy ra hơn so với phân li độc lập
	B. Số NST thường nhiều hơn số NST giới tính	C. Số lượng gen lớn hơn rất nhiều so với số NST
	D. Các gen nằn trên NST thường sẽ di truyền liên kết nhiều hơn các gen trên NST giới tính
33. Cơ sở của hiện tượng di truyền liên kết là:
	A. Các gen cùng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
	B. Các gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng	
C. Các gen cùng nằm trong 1 tế bào	
	D. Có sự tiếp hợp của các NST trong quá trình giảm phân
34. Điểm khác nhau cơ bản giữa phân li độc lập, liên kết gen (và hoán vị gen) là:
	A. Sự xuất hiện số cặp gen dị hợp khi P thuần chủng khác nhau các cặp tính trạng tương phản
	B. Mỗi cặp gen qui định 1 cặp tính trạng tương phản
	C. Kiểu gen biểu lộ thành kiểu hình dưới sự tác động của điều kiện môi trường
	D. Vị trí gen trên NST
35. Nội dung sai khi nói về hoán vị gen:
	I. Tần số hoán vị gen là tổng % giao tử mang gen hoán vị
	II. Hoán vị gen có ý nghĩa khi kiểu gen có ít nhất 1 cặp gen dị hợp
	III. Tần số hoán vị gen càng lớn khi khoảng cách giữa các gen trên NST càng xa.
	IV. Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống
	A. II, III	B. II	C. I, IV	D. II, IV
36. Điểm khác nhau cơ bản giữa phân li độc lập và liên kết gen
	A. Là qui luật về nhiều cặp tính trạng	B. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp
	C. Nếu P thuần chủng thì F dị hợp các cặp gen	D. Vị trí các cặp gen trên NST
37. Trong di truyền tế bào chất:
A. Vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của các tế bào sinh dục đực
B. Vai trò chủ yếu thuộc về giao tử mang NST giới tính X
C. Vai trò chủ yếu thuộc về giao tử mang NST giới tính Y
	D. Vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của các tế bào sinh dục cái
38. Lí do giải thích sự di truyền tế bào chất, kiểu hình con luôn giống mẹ là:
	A. Sau khi thụ tinh hợp tử chỉ chứa vật liệu di truyền của mẹ
	B. Gen trên NST bố bị gen trên NST của mẹ lấn át
	C. Hợp tử phát triển chủ yếu từ trong tế bào chất của trứng, tế bào chất của tinh trùng không đáng kể
	D. Hợp tử chi chứa vật chất di truyền của mẹ
39. Điểm giống nhau giữa gen trong tế bào chất, gen trên NST giới tính và gen trên NST thường là:
	A. Phân bố gen trên phân tử ADN	B. Có khả năng tự sao, phiên mã, giải mã.
	C. Có thể bị đột biến tạo kiểu hình không bình thường	D. Tất cả đúng
40. Gen trong tế bào chất không có đặc điểm:
	I. Có cấu tạo mạch thẳng	II. Tồn tại thành từng cặp alen
	III. Hoạt động độc lập với gen trong nhân	IV. Có khả năng tự sao, phiên mã, giải mã.
	V. Có thể bị đột biến
	A. I,II	B. I, II, III	C. I, II, IV	D. I, III, IV
41. Sự di truyền tế bào chất không có đặc điểm:
	I. Được cấu tạo bởi 4 loại Nu: A, T, G, X	II. Gen tồn tại thành từng cặp alen hoặc từng chiếc
	III. Có khả năng tự sao, phiên mã, giải mã và có thể bị đột biến
IV. Vai trò của bố mẹ tương đương nhau trong hình thành tính trạng cho con
V. Gen ngoài nhân hoạt động độc lập với gen trong nhân
A. I, IV	B. IV, V	C. IV	D. III, V
42. Biến dị tổ hợp có thể làm xuất hiện kiểu hình mới hoàn toàn xuất hiện ở:
	A. Qui luật phân li độc lập	B. Qui luật tác động gen không alen
	C. Qui luật phân li độc lập, qui luật hoán vị gen	D. Qui luật liên kết gen
43. Biến dị tổ hợp là sự sắp xếp lại kiểu hình của bố mẹ ở con lai theo 1 cách khác xuất hiện ở:
	A. Qui luật phân li độc lập và qui luật tác động gen không alen
	B. Qui luật tác động gen không alen và qui luật hoán vị gen
	C. Qui luật phân li độc lập và qui luật hoán vị gen	D. Qui luật hoán vị gen
44. Sự di truyền tính trạng có sự tác động gen xuất hiện ở:
	A. Qui luật phân li độc lập	 	B. Qui luật hoán vị gen
	C. Qui luật hoán vị gen và qui luật tác động gen không alen	D. Qui luật phân li
45. Dấu hiệu nhận biết có liên kết giới tính:
	1. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực khác với giới cái.
	2. Kết quả lai thuận nghịch khác nhau, trong đó kiểu hình không hoàn toàn giống mẹ.
	3. Kiểu hình chỉ biểu hiện ở giới đực mà không thấy ở giới cái
	A. 1, 2	B. 1, 3	C. 2, 3	D. 1, 2, 3
46. Yếu tố đóng vai trò chính trong việc hình thành giới tính của cơ thể sinh vật
	A. Chế độ dinh dưỡng	 B. Hoocmon cơ thể	 C. Cặp NST giới tính XX	D. Cặp NST giới tính
47. Hoán vị gen có vai trò:
	1. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp	2. Tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp lại với nhau
	3. Sử dụng để lập bản đồ gen	4. Làm thay đổi cấu trúc NST
48. Các gen cùng alen với nhau có các đặc điểm: 
	1. Cùng qui định một tính trạng hoặc một chức năng di truyền nào đó
	2. Có trình tự sắp xếp các nuclêôtit giống nhau 3. Có nguồn gốc từ 1 gen ban đầu do đột biến
4. Cùng nằm một vị trí trên cặp NST tương đồng
	A. 1, 2, 3	B. 1, 2, 4	C. 1, 3, 4	D. 2, 3, 4
49. Cặp gen đồng hợp là cặp gen gồn hai alen cùng locut và:
	A. có chiều dài, số lượng nuclêôtit giống nhau	B. có trình tự sắp xếp các nuclêôtit giống nhau
C. có thành phần, số lượng nuclêôtit giống nhau	D. cùng qui định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn
50. Dấu hiệu nhận biết hai tính trạng di truyền liên kết với nhau là:
	A. tỉ lệ kiểu hình của phép lai là 1 : 2 : 1	B. tỉ lệ kiểu hình của phép lai là 3 : 1
	C. phép lai có số lượng kiểu tổ hợp ít hơn khi phân li độc lập
	D. phép lai có số lượng kiểu tổ hợp nhiều hơn khi phân li độc lập
51. Qui luật phân li độc lập có ý nghĩa:
1. Giải thích sự xuất hiện các biến dị tổ hợp	2. Cho phép dự đoán kiểu hình xuất hiện ở đời sau
3. Đảm bảo cho các tính trạng di truyền độc lập với nhau
	4. Đảm bảo cho các tính trạng luôn di truyền với nhau
	A. 1, 2, 3	B. 1, 3, 4	C. 2, 3, 4	D. 1, 2
52. Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng, khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản (trội lặn hoàn toàn). Điều kiện để F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 : 3 :3 :1 nghiệm đúng theo qui luật Menđen là:
	1. Số lượng cá thể đem phân tích phải đủ lớn
	2. Mỗi cặp tính trạng riêng lẽ phải cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 1
	3. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau
	4. Hai cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng 
	A. 1, 2, 4	B. 2, 3, 4	C. 1, 2	D. 1, 3
53. Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng, khác nhau về một cặp tính trạng tương phản. Điều kiện để F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 :1 là
	1. Số lượng cá thể đem phân tích phải đủ lớn	2. Tính trạng trội lặn hoàn toàn
	3. Tính trạng trội lặn không hoàn toàn	4. Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng
	A. 1, 2 	B. 2, 4	C. 1,3	D. 2, 3
54. Trường hợp nào sau đây qui luật phân li Menđen không nghiệm đúng?
	A. Bố mẹ đem lai thuần chủng	B. Tính trạng trội lặn không hoàn toàn	
	C. Số lượng cá thể đem phân tích đủ lớn	D. Mỗi cặp NST mang nhiều cặp gen
55. Menđen đã sử dụng phương pháp phân tích cơ thể lai để xác định:
	A. Các cá thể thuần chủng	B. Các qui luật di truyền
	C. Tính trội lặn	D. Tỉ lệ phân li kiểu gen
56. Kết luận đúng nhất khi nói về liên kết giới tính:
	A. Ở mỗi loài, cặp NST giới của con đực khác với con cái
	B. Tất cả các loài đều phân ra thành hai giới đực và cái
	C. Tỉ lệ phân li giói tính ở các loài luôn là 1 : 2 : 1
	D. Con đực có NST là XY, con cái có NST giới tính XX
57. Trong thí nghiệm của Moocgan, khi cho ruồi đực F1 lai phân tích thì đời con có 2 kiểu hình, còn khi cho ruồi cái F1 lai phân tích thì đời con có 4 kiểu hình. Nguyên nhân vì:
	1. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi cái mà không xảy ra ở ruồi đực
	2. Hoán vị gen xảy ra ở 2 giới nhưng tần số hoán vị khác nhau
	3. Đây là lai phân tích, cơ thể đồng hợp lặn không xảy hoán vị gen
	A. 1, 2	B. 1, 3	C. 2, 3	D. 1, 2, 3
58. Gen qui định tính trạng sinh vật:
	A. Nằm trong nhân	B. Nằm trong tế bào chất	
	C. Nằm trong nhân, lục lạp, ti thể	D. Nằm trên NST
59. Gen nằm trong tế bào chất của tế bào động vật nằm trong bào quan:
	A. Lục lạp, ti thể	B. Ti thể	C. Lục lạp	D. Riboxom
60. Qui luật di truyền phản ánh:
	A. Tại sao con cái có kiểu hình giống bố mẹ	B. Xu hướng biểu hiện kiểu hình ở đời con
	C. Xu hướng biểu hiện tính trạng ở đời sau	D. Xu hướng phân li kiểu gen ỏ đời con
61. Sự giống nhau giữa hoán vị gen, tác động gen không alen với qui luật phân li độc lập là:
	A. Các tính trạng di truyền độc lập với nhau	B. Các tính trạng di truyền phụ thuộc vào nhau
	C. Đều tạo ra nhiều biến dị tổ hợp	D. Một gen qui định nhiều tính trạng
62. Trên thực tế, kiểu hình dùng để chỉ:
	A. Toàn bộ tính trạng của cơ thể	B. Các tính trạng trội đã bộc lộ của cơ thể
	C. Toàn bộ các tính trạng lặn	D. Một vài tính trạng nào đó được nghiên cứu
63. Hiện tượng các gen thuộc các locut khác nhau cùng tác động qui điịnh một tính trạng được gọi là:
	A. Gen trội lấn át gen lặn	B. Tính đa hiệu của gen
	C. Tương tác gen không alen	D. Liên kết gen
64. Thực sự của sự tương tác gen không alen là:
	A. Sự tương tác của 2 alen cùng locut	B. Sự tương tác của các alen không cùng locut
	C. Sự tương tác giữa sản phẩm của 2 alen cùng locut
	D. Sự tương tác giữa sản phẩm của của các alen không cùng locut
65. Một loài có bộ NST là 24. Số nhóm gen liên kết của loài là:
	A. 24	B. 12	C. 10	D. 20
66. Việc tiến hành lai giống sau đó phân tích sự di truyền các đặc điểm của bố mẹ ở con lai được gọi là:
	A. Lai thuận nghịch	B. Lai phân tích	C. Lai khác dòng	D. Lai và phân tích cơ thể lai
67. Nhận định không đúng sau đây là:
	A. Các gen nằm càng xa nhau trên một NST tần số hoán vị gen càng cao
	B. Hoán vị gen có ý nghĩa khi kiểu gen có ít nhất một cặp gen dị hợp cùng nằm trên một cặp NST
	C. Hoán vị gen có ý nghĩa khi kiểu gen có ít nhất hai cặp gen dị hợp cùng nằm trên một cặp NST
	D. Dựa vào tần số hoán vị gen suy ra khoảng cách tương đối giữa các gen từ đó lặp bản đồ gen
68. Các dấu hiệu để nhận biết có hoán vị gen:
	A. Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình của phép lai phân tích và lai thuận nghịch
	B. Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình của phép lai phân tích và lai khác dòng
	C. Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình của phép lai thuận nghịch và lai khác dòng
	D. Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình của phép lai phân tích và tự thụ
69. Ở ruồi giấm A: quy định tính trạng thân xám, a: thân đen, B: cánh dài, b: cánh cụt. Các gen cùng trên một cặp NST tương đồng. Tiến hành lai phân tích ruồi cái F1 dị hợp thì F2 thu được 41% mình xám, cánh cụt; 41% mình đen, cánh dài; 9% mình xám, cánh dài; 9% mình đen cánh cụt. Kết luận đúng là:
	A. Ruồi cái có kiểu gen Ab//aB, f = 18%	 B. Ruồi cái có kiểu gen AaBb, tương tác bổ sung	C. Ruồi cái có kiểu gen AB//ab, f = 18% 	 D. Ruồi cái có kiểu gen AB//aB, f = 9%
70. Khi lai thứ lúa thân cao hạt gạo trong với thứ lúa thân thấp hạt gạo đục .F1 toàn thân cao hạt đục. Cho F1 tự thụ phấn, F2 gồm 15600 cây với 4 kiểu hình, trong đó có 3744 cây thân cao hạt trong. Biết rằng mỗi cặp tính trạng chỉ do một cặp gen quy định và mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong giảm phân ở tế bào sinh trứng và tế bào sinh hạt phấn là giống nhau. Tần số hoán vị gen là: 
	A. 24% B. 20% C. 18% D. 12%
71. Điểm giống nhau giữa trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là:
	A. Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình khi cho F1 tự thụ B. Tỉ lệ kiểu gen và số loại kiểu gen khi cho F1 tự thụ
	C. Tỉ lệ kiểu hình và số loại kiểu hình khi cho F1 tự thụ 
 D. Tỉ lệ kiểu gen và số loại kiểu hình khi cho F1 tự thụ
72. Cho F1 thân cao hạt đỏ tự thụ phấn, F2 thu được 30.000 cây, trong đó có 48 cây thấp vàng còn lại 3 loại kiểu hình khác nữa. Biềt diễn biến của NST của tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn trong giảm phân giống nhau. Số cây thấp quả đỏ thu được ở F2 là: 
	A. 7452 B. 4752 C. 2742. D. 15048 
73. Xét 2 cặp alen A, a và B, b. Có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể? Bao nhiêu kiểu ngẫu phối? 
	a. Nếu 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau
	b. Nếu 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng
	c. Nếu 1 cặp gen nằm trên 1 cặp NST thường, 1 cặp gen nằm trên 1 NST giới tính X không alen trên Y
74. Cho rằng một cặp gen quy định một cặp tính trạng, cho cà chua thân cao quả đỏ tự thụ phấn ở F1 thu được: 25% thân cao quả vàng, 50% thân cao quả đỏ, 25% thân thấp quả đỏ. Quy luật di truyền chi phối 2 cặp tính trạng trên là:
	A. LKHT hoặc PLĐL	 B. Hoán vị gen	C. Phân li độc lập 	 D. Liên kết gen hoàn toàn
75. Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục được quy định bởi một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể 
giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Bố bị bệnh mù màu đỏ và lục; mẹ không biểu hiện bệnh. Họ có con trai đầu lòng bị bệnh mù màu đỏ và lục. Xác suất để họ sinh ra đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù màu đỏ và lục là :
	A. 50%. B. 25% C. 12,5%. D. 75%.
76. Ở người, A quy định mắt đen, a: mắt xanh, B: tóc quăn, b: tóc thẳng. Liên quan đến nhóm máu có 4 kiểu hình, trong đó nhóm máu A do gen IA quy định, nhóm máu B do gen IB quy định, nhóm O tương ứng với kiểu gen IOIO, nhóm máu AB tương ứng với kiểu gen IAIB. Biết rằng IA và IB là trội hoàn toàn so với IO, các cặp gen quy định các tính trạng trên nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Số loại kiểu gen, kiểu hình khác nhau có thể có về các tính trạng nói trên? 
	A. 24, 4 B. 32, 16 C. 54, 16 D. 16, 8
77. 2 tế bào sinh dục đực có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử: 
	 A. 8 B. 1 hoặc 2 hoặc C. 2 hoặc 4	D.4 hoặc 8
78. Chọn câu không đúng trong các nội dung sau đây:
	A. Tần số trao đổi chéo bằng tổng giao tử mang gen hoán vị
	B. Tần số trao đổi chéo thể hiện lực liên kết giữa các gen
	C. Tần số trao đổi chéo bằng 50% nghĩa là các tế bào sinh dục sơ khai đều xảy ra trao đổi chéo bằng nhau
	D. Các gen thường có xu hướng liên kết là chủ yếu, tần số trao đổi chéo bé hơn 50%
79. Để xác định tần số hoán vị gen người ta thường dùng phép lai:
	A. Lai thuận nghịch B. Lai phân tích C. Phân tích cơ thể lai D. Tự thụ phấn hoặc giao phối gần
80. Trường hợp các gen liên kết không hoàn toàn, phép lai Ab//aB x Ab//aB có số tổ hợp là:
	A. 2	B. 4	C. 6	D. 8
81. Ở người bệnh bạch tạng và bệnh pheninketonieu là hai bệnh do hai gen lặn nằm trên NST thường, không liên kết với nhau. Nếu cặp vợ chồng bình thường sinh một đứa con mắc cả 2 bệnh trên, muốn sinh đứa con thứ hai.
 1. Xác xuất mắc cả 2 bệnh trên là bao nhiêu?	A. 3/8	B. 3/4	C. 1/2	D.3/16
 2. Xác xuất mắc 1 trong 2 bệnh trên là bao nhiêu?	A. 3/8	B. 3/4	C. 1/2	D.3/16
 3. Xác xuất mắc bệnh bạch tạng trên là bao nhiêu?	A. 3/8	B. 3/4	C. 1/2	D.3/16
 4. Xác xuất sinh dứa con bình thường là: 	A. 4/9	B. 6/16	C. 9/16	D. 1/16
82. Một cặp vợ chồng có 2 người con bình thường sinh 2 người con tất cả đều bị bệnh Z do gen lặn nằm trên NST thường qui định.. Tính xác suất để sinh đứa con gái tiếp theo: 
 a. Bị bệnh	A. 50%	B. 25%	C. 100%	D. 75%
 b. Bình thường	A. 50%	B. 25%	C. 100%	D. 75%
83. Phép lai nào sau đây, tỉ lệ kiểu hình ở giới đực khác giới cái?
	A. XA XA x XAY	B. XA Xa x XaY	C. XA Xa x XAY	D. Xa Xa x XaY
84. Bệnh mù màu ở người được xác định do gen lặn nằm trên NST giới tính X qui định. Một cặp vợ chồng không biểu hiện bệnh mù màu, họ có đứa con trai đầu lòng bị bệnh này. Kết luận nào sau đay không đúng?
A. Người bố có kiểu gen XAY 	B. Người mẹ có kiểu gen XA XA	
C. Người con trai có kiểu gen XaY 	 D. Nếu sinh đứa con gái thứ hai thì không bị bệnh này
85. Một người phụ nữ có kiểu gen XA Xa. Vào kì sau của lần giảm phân hai, cặp NST giới tính không phân li đã tạo ra giao tử dạng n+1. Giao tử này có thể là: 	
A. XA XA	B. Xa Xa	C. XA Xa	D. XA XA hoặc Xa Xa
86. Điểm chung giữa quy luật di truyền phân li độc lập và di truyền tương tác gen là:
1. Đều làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
2. Đều có tỷ lệ phân ly kiểu gen ở F2 giống nhau.
3. Đều có sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các gen không alen.
4. Đều có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 giống nhau.
Phương án đúng là:
	A. 1, 2 	B. 2, 3 	C. 1, 2, 3 	D. 1 , 2, 3, 4
87. Định luật hoán vị gen được phát biểu: Trong quá trình … (A: gián phân, B: giảm phân, C: nguyên phân) tạp giao tử, 2 gen tương ứng …(M: trên một cặp NST tương đồng, N: trên các cặp NST đồng dạng khác nhau) có thể thay đổi vị trí cho nhau, khoảng cách giữa hai cặp gen … (L: càng nhỏ, K: càng lớn) thì lực liên kết càng nhỏ và tần số hoán vị gen càng (T: thấp, C: cao)
	A. B, M, L, T	B. B, M, K, C	C. A, N, L, T	D. C, M, K, C
88. Cách tính tần số hoán vị gen:
	f= (tổng số kiểu hình khác bố mẹ / tổng số cá thể trong phép lai phân tích) x 100
A. Đúng khi cá thể dị hợp tử đem lai phân tích có kiểu gen với các gen trội không alen nằm trên các NST khác nhau của cặp tương đồng
	B. Đúng khi cá thể dị hợp tử đem lai phân tích có kiểu gen với các gen trội không alen nằm trên cùng một NST của cặp tương đồng
	C. Đúng cho mọi trường hợp kiểu gen dị hợp tử
	D. cách tính trên chỉ áp dụng cho các trường hợp cơ thể đem lai phân tích không có KG dị hợp tử
89. Trường hợp các gen liên kết không hoàn toàn, với mọt gen qui dịnh mọt tính trạng trội hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình trong phép lai sau: (ABD//abd x ABD//abd) sẽ có kết quả giống kết quả của:
	A. Tương tác gen	B. Gen đa hiệu	C. Lai hai cặp tính trạng	D. Lai một tính
90.Hiện tượng di truyền tế bào chất được phát hiện lần đầu tien bởi (A) trên dối tượng (B):
	A. (A) Menđen, (B) đậu hà lan	B. (A) Moocgan, (B) ruồi giấm
	C. (A) Jacop và Mono, (B) hòa loa kèn	D. (A)Coren và Bo, (B) hòa loa kèn
91. Cho giao phấn giữa 2 cây bí thuần chủng thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phán với nhau, F2 có tie lệ quả bí dẹt nhiều hơn bí tròn là 18,75%. Số còn lại là bí dài. Hình dạng quả bí bị chi phối bởi qui luật:
	A. Tác động không alen kiểu bổ trợ	B. Tác động không alen kiểu cộng gộp
	C. Tác động không alen kiểu bổ trợ hoặc cộng gộp	D. Tác động trội lặn hoàn toàn
92. Vẫn dữ kiện câu 91, kiểu gen cây F1 là:
	A. AABB	B. AaBB	C. aaBB	D. AaBb
93. Vẫn dữ kiện câu 91, kiểu gen cây đời bố mẹ là:
	A. AABB x Aabb	B. AABB x aabb	C. AAbb x aaBB	D. C hoặc B
94. Vẫn dữ kiện câu 91, hai thứ bí thuần chủng quả tròn có kiểu gen là:
	A. AABB và aabb	B. AAbb và aaBB

File đính kèm:

  • docTRAC NGHIEM SO SANH QLDT.doc
Đề thi liên quan