Bài tập ôn luyện môn Tiếng việt Lớp 5

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập ôn luyện môn Tiếng việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tạp tiếng việt
Bài 1: Đặt câu với mỗi thành ngữ, tục ngữ sau :
“ Trâu bảy năm còn nhớ chuồng” “ lá rụng về cội” “ dám nghĩ dám làm”
Bài 2: Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ tuc ngữ dưới đây: 
“ăn ít ngon nhiều” “ ba chìm bảy nổi” “ nắng chóng trưa, mưa chóng tối”
Bài 3: Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ chống :
Việc. nghĩa lớn
Thức dậy sớm
áo rách khéo vá, hơn lành.. may
Chết. còn hơn sống nhục
Của ít, lòng.
. để bụng, chết mang theo
Bài 4: tìm từ đồng nghĩa với các từ sau:
 Ba, mẹ, gầy, lợn , ngan
Bài 5: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các câu sau: 
“ họ đang bàn xem mấy cái bàn” “ kiến bò đĩa thịt bò”
“ ruồi đậu mâm xôi đậu” Cái giá này giá bao nhiêu tiền”
 Bài 5: Chỉ ra bộ phận TN, CN, VN trong các câu sau:
Hồ Tơ – Nưng ở phía bắc thị xã Plây –cu , Hồ rộng mênh mông nước trong như lọc. Khí trời quang mây tạnh, hồ xanh thăm thẳm. Hồ long lanh dưới ánh nắng chói chang của những buổi trưa hè.
Bài 6: Điền dấu câu và viết hoa cho đúng : xác định CN, TN, TN trong đoạn văn sau: 
“mưa đã ngớt trời rạng dần mấy con chim chào mào từ trong gôc cây nào đó bay ra hót râm ran mưa tạnh phía đông một mảng trời trong vắt mặt trời lộ ra chói lọi và những vòm lá bưỏi lấp lánh :
Bài 7:Phân tích vần của các tiếng sau và nêu cách ghi dấu thanh của các tiếng ấy: 
cửa; sửa; lửa; mượn; lượn; sườn; vườn.
Bài 8: Nêu nghĩa từ “hợp” trong : 
Hợp nhất, Liên hợp quốc, Liên hợp. hợp sức, hợp tác.
Bài 9 : Nêu nhưng từ đồng âm và nghĩa của chúng trong đoạn thơ sau:
“ bà đồ Giang đi võng đòn tre
Đến khóm truc thở dài hi hóp
“ anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Ra đến Bến Nghé ngồi nhai thịt bò”
“Bác Đào đào gốc đào
Cô Mơ đang mơ giữa rừng mơ”
Đặt câu có từ “ mũi với các nghĩa khác nhau?
Bài 10:Cho từ “Ngọt” và từ “nặng” . Đặt câu với mỗi từ đó( mỗi từ 2 câu) với các nghĩa káhc nhau.
Bài 11: Từ “ăn” nào trong các câu sau đây đựoc dung với nghĩa chuyển. Nêu nghĩa của mỗi từ “ăn” trong các câu đó.
Bác Mai bị nứơc ăn chân
Chièu nay, hai chiếc tàu lại cập cảng ăn than
Cả nhà cùng ăn cơm tối thật vui ve
Máy tính bị vi rut ăn hết cả dữ liệu rồi
Bài 12: Xác định CN, VN, TN của các câu trong đoạn văn sau:
“ bà con trong xã không những không lo thiếu ăn, mà còn có lương thực để chăn nuôi. Một điểm nổi bật nữa ở Vĩnh Sơn là phát triển nghề nuôi cá. Nhiều ao hồ đựoc ngưòi dân dung nuòi cá với sản lượng hằng năm tới hai tấn rưỡi một hec-ta.  nhờ phát triển kinh tế, đời sống ngưòi dân đựoc cải thiện rõ rệt” 
Trích “ nét mới ở Vĩnh Sơn - tập đọc lớp 4” 
Bài 13: Thêm dấu và viết lại đoạn văn cho đúng: 
“ trẻ con lùa bò ra bãi đê con đê vàng rực lên màu vàng tươi của đàn bò đủng đỉnh bước ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn cánh đồng lúa xanh mứơt rập dờn trong gió nhẹ chúng đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê trong làng mùi ổi chin quyến rũ những buồng chuối chứng quốc vàng lốm đốm và đâu đó thoảng hương cốm mới hương cốm nhắc người ta nhơ mãi mùa thu đã qua” 
Bài 14: đặt câu với mỗi từ sau: bảo toàn, bảo đảm, bảo hiểm, bảo quản, bảo tồn, bảo trợ, bảo vệ, bảo mật.
Bài 15: trong bài “ Trên Hồ ba bể” nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết;
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba bể
Trên cả mây trời, trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bong núi rung rinh
Theo em, đoạn thơ trên đã bộc lộ cảm xúc của tác giả khi đi thuyền Trên Hồ ba Bể như thế nào?
Bài 16: Trong bài Mùa Thảo quả , nhà văn Ma Văn Kháng đã tả hương thơm trong rừng thảo quả như sau:
“ Gió lứot thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm. Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Ngưòi đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong rừng trong từng nếp áo , nếp khăn.
Hãy nêu nhận xét về cách dung từ, đặt câu nhằm nhấn mạnh hương thơm của thảo quả chin trong đoạn văn trên.
Bài 17: Trong những câu nào dưói đây, các từ :” sườn”, “ tai” mang nghĩa gốc và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuỷên?
Sườn : 
 -nó hích vào sườn tôi
 -Con đèo chạy qua sừon núi
 -Tôi đi qua phía sườn nhà
 -Dựa vào sườn của bản báo cáo.
b)Tai: 
 - Đó là điều tôi mắt thấy tai nghe
 - Chiêc cối xay lúa cũng có hai tai rất điệu
 - Đến cả cái ấm, cái chén cũng có tai.
Bài 18: Trong bài thơ :” Mặt trời xanh của tôi “ nhà thơ Nguyễn Viết Bình viết:
Rừng cọ ơi rừng cọ
Lá đẹp, lá ngời ngời
Tôi yêu thưòng vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi.
Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ tình cảm của tác giả đối với rừng cọ quê hương nhu thế nào?
Bài 19: Giải nghĩa từ “ thăm thẳm” trong những trưòng hợp sau đây:
“trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao”
“tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối , trắng màu hoa ban”
Bài 20: Đọc hai câu ca dao:
“ ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu”
“ Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu”
Em hiểu được điều gì có ý nghĩa đẹp đẽ trong cuộc sống của con người?

File đính kèm:

  • docon tap tieng viet 5.doc