Bài kiểm tra Tiếng Việt Ngữ văn 8 Trường THCS Lê Hồng Phong

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra Tiếng Việt Ngữ văn 8 Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng GD & ĐT Đam Rông	 Ngữ văn 8
Trường THCS Lê Hồng Phong	 Bài kiểm tra Tiếng Việt

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Thiết lập ma trận
- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng chủ yếu của phân môn Tiếng Việt trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8 học kì I về các chủ đề từ vựng, ngữ pháp và các loại dấu câu.
- Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá thuộc các đơn vị kiến thức: trường từ vựng, nói giảm nói tránh, trợ từ, tình thái từ, câu ghép, dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Xác định khung ma trận.

 Cấp độ

 Tên 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng

TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Chủ đề 1:
Từ vựng
- Nhận biết câu văn có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.

- Hiểu được ý nghĩa các từ để xếp chúng vào trường từ vựng cụ thể.




Số câu: 2
Số điểm: 1.0 
Tỉ lệ 10%
Số câu: 2 
Số điểm: 1.0 Tỉ lệ 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0.5

Số câu: 1
Số điểm: 0.5




Chủ đề 2:
Ngữ pháp
- Nhận biết trợ từ, tình thái từ trong trường hợp cụ thể.

- Hiểu câu ghép để nhận diện câu ghép có quan hệ giải thích.




Số câu: 3
Số điểm: 1.5 
Tỉ lệ 15%
Số câu: 3
Số điểm: 1.5 Tỉ lệ 15%
 Số câu: 2
Số điểm: 1.0

Số câu: 1
Số điểm: 0.5




Chủ đề 3:
Dấu câu
- Nhận biết dấu câu trong câu văn cụ thể


- Hiểu, nêu được công dụng của dấu ngoặc kép.
- Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép
- Viết đoạn văn thuyết minh có dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

Số câu: 3
Số điểm: 7.5
Tỉ lệ 75%

Số câu: 1
Số điểm: 0.5


Số câu: 0.5
Số điểm: 1.0
Số câu: 0.5
Số điểm: 1.0
Số câu: 1
Số điểm: 5.0

Tổng số câu: 8
Tổng số điểm: 10. Tỉ lệ 100%
Số câu: 4
Số điểm: 2.0
20%
Số câu: 2.5
Số điểm: 2.0
20%
Số câu: 1.5
Số điểm: 6.0
60%
Số câu: 8
Số điểm: 10







II. Câu hỏi đề kiểm tra theo ma trận

A. Trắc nghiệm (3.0 điểm): Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất (mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: Các từ “tát, túm, xô, nắm, đánh” thuộc trường từ vựng nào dưới đây?
 A. Bộ phận của tay C. Đặc điểm của tay 
 B. Hoạt động của tay D. Cảm giác của tay 
Câu 2: Trong câu “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay.” từ nào là trợ từ? 
 A. Đã 	C. Trên 
 B. Bằng 	D. Cả 
Câu 3: Tình thái từ in nghiêng, đậm trong trường hợp nào dưới đây dùng để tạo câu cầu khiến?
 	A. Em học nhé 	C. Em hãy học đi
 	B. Em học đây 	D. Em học hả
Câu 4: Câu nào dùng cách nói giảm nói tránh?
 	A. Người ta là hoa đất.	 
B. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.
C. Đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt.
	D. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
Câu 5: Trong các câu sau câu nào là câu ghép có quan hệ giải thích?
	A. Mọi người im lặng: cô giáo vào lớp
	B. Thầy giáo giảng bài và chúng tôi lắng nghe.
	C. Cả lũ vừa đi thì Lan đến.
	D. Tôi đi học nhưng nó thì đi chơi.
Câu 6: Dấu hai chấm trong câu sau dùng để làm gì?
Mẹ rằng : quê mẹ, Bảo Ninh,
Mênh mông sông biển, lênh đênh mạn thuyền.
 	A. Đánh dấu phần liệt kê.	C. Đánh dấu lời đối thoại.	
 	B. Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh.	D. Đánh dấu phần bổ sung thêm.

B. Tự luận (7.0 điểm)
 Câu 1 (2.0 điểm): Nêu các công dụng của dấu ngoặc kép? Đặt hai câu có sử dụng dấu ngoặc kép với hai công dụng khác nhau và nêu rõ công dụng đó là gì.
 Câu 2 (5.0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 10 - 15 câu) thuyết minh về một con vật nuôi có ích, trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Nêu công dụng của việc sử dụng các dấu câu đó.
III. Hướng dẫn chấm (đáp án) và biểu điểm

 A. Phần trắc nghiệm: (3.0 điểm, mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
B
D
C
B
A
C

 B. Phần tự luận

Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1:









Câu 2:
* Dấu ngoặc kép dùng để:
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.
* Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép:
- Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” là của Phan Châu Trinh.
-> Đánh dấu tên tác phẩm thơ.
- Bác Hồ dạy chúng ta phải biết “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”.
-> Đánh dấu câu được dẫn trực tiếp.

* Về mặt hình thức:
 - Viết một đoạn văn giới hạn trong khoảng 10 - 15 câu.
 - Trình bày sạch đẹp, viết đúng ngữ pháp, đúng chính tả, không mắc lỗi diễn đạt.
 - Xác định đúng kiểu văn thuyết minh về con vật nuôi.
 - Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. 
* Về mặt nội dung: Học sinh có thể diễn đạt theo cách của riêng mình nhưng cơ bản phải đảm bảo các ý sau:
- Giới thiệu được đối tượng thuyết minh.
- Trình bày đặc điểm về ngoại hình, đặc tính và lợi ích… của con vật nuôi đó. 
- Bày tỏ thái độ của mình đối với đối tượng.
- Nêu được công dụng của các dấu câu sử dụng trong bài làm. (tách riêng khỏi đoạn văn)
1.0 điểm



1.0 điểm





1.0 điểm





4.0 điểm






** Lưu ý: Trên đây chỉ là định hướng cơ bản, khi chấm giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em.


File đính kèm:

  • docĐỀ KT TIẾNG VIỆT 8.doc