Bài kiểm tra số 6 (tiết 107-108) Ngữ Văn 8

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra số 6 (tiết 107-108) Ngữ Văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA SỐ 6 (tiết 107-108)
Đề 1:
Phần 1- Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1: Nguyễn Ái Quốc là tên gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh thời kì nào?
Thời niên thiếu của Bác
Thời kỳ Bác lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp( Sau năm 1945)
Thời kỳ Bác hoạt động cách mạng trước năm 1945
Cả A, B, C.
Câu 2: Thông tin nào chính xác về tác phẩm ”Bản án chế độ thực dân Pháp”?
Được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tại Việt Nam năm 1925.
Được viết bằng tiếng Anh, xuất bản lần đầu tại Việt Nam năm 1946.
Được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tại Việt Nam năm 1946.
Được viết bằng tiếng Việt Nam, xuất bản lần đầu tại Việt Nam năm 1925.
Câu 3: Trong đoạn trích “Thuế máu”, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
A. Nghị Luận+ Tự Sự+ Thuyết Minh	C. Tự Sự+ Miêu Tả + Biểu Cảm
B. Nghị Luận+ Tự Sự+ Biểu Cảm+ Miêu Tả. D. Nghị Luận+ Tự Sự+ Miêu Tả 
Câu 4: Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai xã hội cao như thế nào?
A. Kính trọng	B. Ngưỡng mộ.	C. Sùng kính	 D. Thân mật
Câu 5: Văn bản “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc có yếu tố biểu cảm hay không?
A. Có	B. Không
Câu 6: Văn bản “Bàn luận về phép học” được viết bằng thể loại nào?
A. Hịch	B. Chiếu	C. Cáo	 D. Cả A,B,C sai
Câu 7: Trong “Bàn luận về phép học”, Nguyễn Thiếp đã phê phán:
A. Lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.	C. Lối học không gắn với thực tiễn.
B. Lối học đối phó với việc kiểm tra của thầy	D. Cả A, B, C.
Câu 8: Phương thức biểu đạt chủ yếu ở văn bản “ Bàn luận về phép học”.
A. Tự sự.	B. Biểu cảm.	C. Nghị Luận	 D. Thuyết minh
Phần 2: Tự Luận (8 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Nét đặc sắc trong hình ảnh so sánh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”(Cánh khuya- Hồ Chí Minh).
Câu 2 (7 điểm): Về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, có nhận xét: “Lão Hạc là một lão nông Việt Nam đáng kính trọng”. Hãy phân tích nhân vật lão Hạc để làm rõ nhận xét trên.





Đáp Án:
	I/ Trắc nghiệm: Mỗi câu 0,25 điểm.
	C1: D 	C3: B	C5: A	C7: A
	C2: C	C4: A	C6: D	C8: C
	II/ Tự Luận
	Câu 1 (1 đ): Học sinh chỉ được ra nét đặc sắc trong câu thơ là sự so sánh tiếng suối- âm thanh của thiên nhiên- với tiếng hát- âm thanh của con người. Và phân tích :
	_ Tiếng suối chảy trong đêm ở rừng dễ gợi cảm giác buồn vắng hiu quạnh
	_Nhờ sự so sánh với tiếng hát, cảm giác ấy không còn.
	_So sánh còn gợi ra âm thanh réo rắt reo vui của tiếng suối. Cảm giác thiên nhiên xích lại gần hơn với con người.
	_ Là biểu hiện tình yêu thiên nhiên của Bác, với Bác yêu thiên nhiên cũng là yêu tổ quốc.
	Câu 2 (7 đ):
	_ Phân tích đề: Thể loại phân tích nhân vật
	 Trình bày rõ các đặc điểm của nhân vật bằng hệ thống luận điểm
	_ Yêu cầu cụ thể: a) Mở bài (1 đ)
Giới thiệu Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc
Khái quát đặc điểm của nhân vật Lão Hạc
 b) Thân bài (5 đ)
Hoàn cảnh xuất hiện nhân vật (0,5 đ)
1- Lão Hạc đáng kính trọng vì nhân hậu, lương thiện.(1 đ)
	 2 – Lão Hạc đáng kính trọng vì thương con, thà chết vì con.(1 đ)	
	 3- Lão Hạc đáng kính trọng vì tự trọng, bất khuất. (1,5 đ)

Đánh giá nhân vật (1 đ)
 c) Kết bài (1 đ)
Khẳng định phẩm chất của nhân vật
Mối quan hệ của nhân vật và tác phẩm
Suy nghĩ của em
 Điểm toàn bài là tổng 2 phần trắc nghiệm và tự luận.

File đính kèm:

  • docBai kiem tra so 6tiet 107108.doc
Đề thi liên quan