Tiết 67- 68: Làm bài kiểm tra tổng hợp học kì I Trường THCS Thạch Trung

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 67- 68: Làm bài kiểm tra tổng hợp học kì I Trường THCS Thạch Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 24/12/2009.
Tiết 67- 68: Làm bài kiểm tra tổng hợp học kì I.

Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 
- Về kiến thức: 
 + Hệ thống hoá kiến thức từ đầu năm đến nay về ba phân môn Ngữ văn, tập làm văn và kiến thức tiếng việt bằng bài kiểm tra 2 tiết.
 + Giúp học sinh nắm chắc kiến thức bằng một bài viết.
- Kỷ năng: Rèn luyện khả năng diễn đạt.
II. Phương pháp:
 Thuyết trình.
III. Tiến hành: 
- ổn định.
- Bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của các em.
- Giới thiệu bài: 
Đề chẵn
 I.Trắc nghiệm:(3 điểm).
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
 “Không cuộc đời cha hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mãi mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi và Binh Tư hiểu” ( Lão Hạc- Nam Cao).
Câu 1: Đoạn văn trên trích ở tác phẩm nào ?
a. Lão Hạc c. Tức nước vỡ bờ
b. Trong lòng mẹ d. Tôi đi học.
Câu 2: Đoạn trích trên của tác giả nào?
a. Nguyên Hồng c. Nam Cao
b. Ngô Tất Tố d.Thanh Tịnh.
Câu 3: Đoạn văn trên đợc tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Miêu tả, biểu cảm. c. Biểu cảm, tự sự và lập luận
Tự sự, miêu tả và biểu cảm. d. Lập luận.
Câu 4: Xưng tôi trong đoạn trích là ai?
a. Binh Tư c. Ông giáo
b.Vợ ông giáo d. Lão Hạc
Câu 5: Trong các từ sau từ nào là từ tợng thanh?
a. Rũ rượi c. Xộc xệch
b. Hu hu d. Vật vã.
Câu 6: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!
Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.
Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.
Lão tru tréo, bọt mép sùi ra.
Đề lẻ.
I. Trắc nghiệm (3 điểm).
Câu 1: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích tác phẩm “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố viết theo thể loại nào?
a. Truyện ngắn c. Truyện vừa
b. Tiểu thuyết d. Bút kí
Câu 2: Qua việc miêu tả của nhà văn, giữa tên cai lệ và người nhà lí trưởng có điểm gì giống nhau nhất về mặt nhân cách?
a. Cùng bất nhân c. Cùng làm tay sai
b. Cùng là nông dân d. Cùng ghét vợ chồng chị Dậu.
Câu 3: Trong đoạn trích chị Dậu hiện lên là người như thế nào?
Giàu tình yêu thương với chồng con
Căm thù bọn tay sai của thực dân phong kiến
Có thái độ phản kháng mạnh mẽ đối với bọn tay sai
Cả a,b,c.
Câu 4: Trong những từ sau đây từ nào là từ tượng hình? 
a. Om sòm c. Nham nhảm
b. La hét d. Chỏng quèo.
Câu 5: Trong những câu sau câu nào sử dụng thán từ?
Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
Cai Lệ vẫn giọng hằm hè.
Mày trói chồng bà đi bà cho mày xem!
Hắn đánh bịch vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi sấn đến trói anh Dậu.
Câu 6: Câu nào sau đây có sử dụng trợ từ?
Hắn đã quát chị Dậu những ba lần mà vẫn chưa hả giận.
Chị Dậu đã chăm sóc anh Dậu một cách chu đáo.
Cai Lệ miệng luôn nham nhảm thét trói.
Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất.
II.Tự luận: (7 điểm).
 Câu 1: Nêu hiểu biết của em về nhà thơ Tản Đà?
Câu 2: Hãy viết bài thuyết minh ngắn , giới thiệu về nhà văn Nam Cao và giá trị đoạn trích “Lão Hạc.”
Đáp án và biểu điểm.
Đề chẵn.

Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
a
c
b
c
b
d
Đề lẻ.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
b
c
d
d
c
a
II.T luận
Nêu được các ý sau:
Tản Đà ( 1889- 1939) tên khai sinh Nguyễn Khắc Hiếu ở Khê Thượng, Sơn Tây.
Tản Đà xuất thân là nhà nho từng hai lần lều chõng đi thi không đỗ .
Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, lại rất đậm đà bản sắc dân tộc, sáng tạo, mới mẻ.
Thơ Tản Đà nh một gạch nối giữa nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam.
Với những tác phẩm: Khối tình con I, II , Giấc mộng con I , Giấc mộng lớn ....Muốn làm thằng cuội trich Khối tình con I.
2.Yêu cầu cần đạt:
 Người viết cần nắm được cách viết một bài văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh, đồng thời cần có những hiểu biết cơ bản, chính xác về nhà văn Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc đã học. Dù viết dài hay ngắn, bài viết cũng cần có 3 phần đầy đủ: Mở bài, Thân bài và kết bài. Lời văn sáng sủa, không dùng từ sai, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng. Bài viết cần nêu được các ý sau:
Giới thiệu khái quát về nhà văn Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng Tám, truyện ngắn Lão Hạc là một trong những truyện ngắn hay và tiêu biểu nhất của ông.
Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nam Cao “( dựa vào phần chu thích sao ở cuối văn bản Lão Hạc trong sgk Ngữ Văn 8.
Giới thiệu vắn tắt giá trị của truyện ngắn Lão Hạc. Dựa vào phần ghi nhớ về tác phẩm này trong sgk Ngữ Văn 8 để nêu lên một số ý chính về nội dung và nghệ thuật.
Có thể nêu cảm nghĩ của người viết đối với tác giả Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc.
Biểu điểm:
 Mở bài: 0,5 điểm, kết bài: 0,5 điểm, thân bài: 4,0 điểm ( giới thiệu nhà văn Nam Cao, 2 điểm, giới thiệu truyện ngắn Lão Hạc: 2,5 điểm). Chỉ cho điểm tối đa khi hình thức đạt yêu cầu về bố cục, văn phong, diễn đạt, chữ viết và trình bày.


File đính kèm:

  • dockiem tra hoc ki 1 ngu van 8.doc