Bài kiểm tra môn: ngữ văn thời gian : 15 phút

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra môn: ngữ văn thời gian : 15 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:..................................
Lớp:...........................................
Ngày....... tháng 09 năm 2007
Bài kiểm tra
Môn: Ngữ văn
Thời gian : 15 phút

Điểm
Lời phê của giáo viên
Đề bài
Trắc nghiệm (2,5 điểm)
Đọc các câu hỏi sau và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất
Nhân vật chính trong truyện Bánh chưng, bánh giầy là ai?
A. Các ông Lang con vua Hùng.
B. Lang Liêu.
C. Vua Hùng. 	
Vua cha truyền ngôi cho Lang Liêu vì sao?
A. Mâm cỗ của Lang Liêu ngon nhất.
B. Sự lạ lùng chưa từng thấy của hai thứ bánh.
C. Lang Liêu được thần hỗ trợ.
D. Là người biết nối chí vua cha.
Chi tiết cuối cùng trong truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh “Oán nặng, thù sâu, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng đánh mỏi mệt, chán chê vẫn thua, đành rút quân về” có ý nghĩa gì?
A. Muốn nhấn mạnh lòng hận thù của Thủy Tinh.
B. Đề cao , ca ngợi sức mạnh của Sơn Tinh.
C. Dùng tưởng tượng giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm.
Các chi tiết sau thuộc truyện nào?
A. Các vua Hùng thuộc dòng dõi thần linh....................................................
B. Vua Hùng có con rể là thần linh................................................................
C. Vua Hùng có người con nối được chí cha.................................................
Truyền thuyết về Hùng Vương có ý nghĩa lớn nhất là gì?
A. Tô đậm tính kì lạ.
B. Tôn vinh các vua Hùng.
Tự luận (7,5 điểm) 
Tóm tắt truyền thuyết “Thánh Gióng” khoảng 10 câu
Hình ảnh “Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời” có ý nghĩa gì?

Đáp án
Trắc nghiệm (2,5 điểm)
Câu
1

2
3
4
5
6
Đáp án
B
D
C
A. CRCT
B. STTT

C. BCBG


Tự luận (7,5 điểm)
Tóm tắt
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau, bà sinh được một cậu bé khôi ngô nhưng lên ba tuổi vẫn không biết nói, cười cũng chẳng biết đi. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước, đứa bé bỗng cất tiếng nói với sứ giả yêu cầu nhà vua sắm roi sắt, áo giáp sắt và ngựa sắt để đánh giặc. Sau đó chú bé lớn nhanh như thổi. Bà con xóm giềng góp gạo nuôi chú bé. Sứ giả mang những thứ chú bé cần tới. Chú bé vùng dậy vươn vai thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi sắt nhảy lên mình ngựa, phi thẳng đến nơi có giặc, đánh hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Roi sắt gẫy, tráng sĩ nhổ cụm tre quật vào giặc, giặc tan vỡ.Tráng sĩ lên núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt rồi một mình một ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.
Hình ảnh Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời có ý nghĩa:
 Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân yêu mến trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng trở về với cõi vô biên bất tử. Hình tượng Gióng được bất tử hóa bằng cách ấy.Bay lên trời, Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang. Gióng sống mãi.
 Đánh giặc song, Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương xứ sở.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra va dap an 15 phut Ngu van 6.doc