Bài giảng Tuần 18 - Tiết 18: Kiểm tra học kì I

doc2 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 18 - Tiết 18: Kiểm tra học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 18
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Tiết PPCT : 18 
Ngày soạn : 06/12/2008 	 
Ngày dạy : 08/12/2008 
Lớp dạy: C3, C4, C9, C12, C10.
I. Mục tiêu
-Nắm được toàn bộ kiến thức lý thuyết đã được học.
-Vận dụng để trả lời các câu hỏi lí thuyết.
-Rèn luyện cho HS tính độc lập trong học tập, trung thực trong kiểm tra, thi cử.
II. Tiến trình kiểm tra
A. Ổn định (kiểm diện trong sổ đầu bài)
B. Nhắc nhở HS
-Xếp sách, vở cho vào hộc bàn.
-Độc lập làm bài, không quay cóp, không nhìn bài bạn.
C. Phát đề
Câu 1: Vì sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa giống mới vào sản xuất? (3đ)
Câu 2: Nêu đặc điểm và phân tích cách sử dụng phân hóa học. (3đ)
Câu 3: Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? Phân tích các biện pháp sinh học, hóa học trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. (4đ)
 D. Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
III Đáp án:
Câu 1: Vì sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa giống mới vào sản xuất? 
Trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, giống là một yếu tố quan trọng quyết định năng suất, phẩm chất hàng hoá nông sản. Muốn có giống tốt phù hợp với từng vùng sinh thái, nhất thiết phải qua khâu khảo nghiệm. Nói cách khác, công tác khảo nghiệm giống có tầm quan trọng trong quá trình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. (1.5đ) 
-Khảo nghiệm giống ở những vùng sinh thái khác nhau để xác định những đặc tính, tính trạng giống, từ đó chọn ra giống thích hợp nhất cho từng vùng. (0.75đ)
-Khảo nghiệm giống nhằm cung cấp thông tin về yêu cầu kỹ thuật trồng của giống mới và hướng sử dụng. (0.75đ)
Câu 2: Nêu đặc điểm và phân tích cách sử dụng phân hóa học. 
* Đ ặc điểm (1.5đ)
- Ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ cao
Dễ hòa tan ( trừ lân) nên hiệu qủa nhanh.
Dễ làm đất chua nếu bón liên tục đặ c biệt đạm và kali.
* Sử dụng phân hóa học: (1.5đ)
- Phân đạm, kali dùng bón thúc nếu bón lót chỉ lượng nhỏ.
- Phân lân khó tan nên dùng bón lót.
-NPK có thể dùng bón lót hoặt bón thúc
Câu 3: * Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng: (1đ)
- Khái niệm:Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lí.
 - Mục đích: Phát huy ưu và khắc phục nhược điểm của từng phương pháp
 * Biện pháp sinh học: (1.5đ)
 - Là biện pháp dùng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để hạn chế tiêu diệt sâu hại.
- Nội dung: VD: Dùng ong mắt đỏ tiêu diệt sâu đục thân hại lúa, dùng chế phẩmBT ( Bacillus thuringiensis) trừ sâu tơ hại rau, bọ rùa diệt rệp sáp hại cam.
- Đây là phương pháp tiên tiến mang hiệu qủa cao, không gây ô nhiễm môi trường.
* Biện pháp hóa học: (1.5đ)
- Là biện pháp sử dụng thuốc hóa học để trừ dịch hại cây trồng.
- Nội dung :Gây ngộ độc cho sâu, chỉ được sử dụng khi dịch hại tới gưỡng gây hại.
- Khả năng chặn đứng sự lan tràn của dịch mang hiệu qủa cao. Đây là phương pháp phòng trừ sâu bệnh chủ yếu và quan trong nhất.
- Gây ngô độc cho người, phá vỡ cân bằng sinh thái
IV THỐNG KÊ KẾT QỦA:
LỚP
SĨ SỐ
TB TRỞ LÊN
< T. BÌNH
KHÁ + GIỎI
SL
%
SL
%
SL
%
C3
39
C4
40
C9
38
C10
41
C12
39

File đính kèm:

  • docTHI HOC KI I DE DAP AN THONG KE.doc
Đề thi liên quan