Bài giảng Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2512 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 
Tiết 99: Tập làm văn

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Giáo dục học sinh niềm yêu thích kiểu văn bản nghị luận này.
3. Rèn kĩ năng:
- Nhận biết đặc điểm cơ bản của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Phát hiện những sự việc, hiện tượng trong đời sống cần nghị luận.
B. Chuẩn bị
Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV và tài liệu hướng dẫn thiết kế bài giảng ngữ văn 9.
- Chuẩn bị máy chiếu, phiếu học tập.
- Tích hợp với tập làm văn lớp 7: Văn nghị luận.
Học sinh: Đọc, chuẩn bị trước bài học.
- Ôn lại kiến thức về văn nghị luận ở lớp 7
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 
1. ổn định tổ chức: Trong cả giờ.
2. Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài (3 phút)
Trong chương trình ngữ văn THCS từ lớp 6 đến bây giờ các em đã được làm quen với 6 phương thức biểu đạt của văn bản, trong đó có phương thức nghị luận. 
? Em hãy nhắc lại thế nào là văn bản nghị luận?
Hướng trả lời: Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, có dẫn chứng thuyết phục.
Giáo viên nói: Trong văn nghị luận lại có rất nhiều những kiểu loại nhỏ. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một trong những kiểu loại đó: 
3. Bài mới
Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.

Thời gian
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
20 phút


















































































































20 phút
Giáo viên ghi bảng:
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
- Tổ chức thực hiện: Giáo viên sử dụng máy chiếu giới thiệu văn bản “Bệnh lề mề”
? Văn bản này bàn về vấn đề gì?
Hướng trả lời: Văn bản này bàn về “Bệnh lề mề” – lề mề trở thành một căn bệnh 
? Em hiểu thế nào là lề mề?
- Là chậm chạp, chậm trễ, sai hẹn gây phiền hà cho người khác.
? Bệnh lề mề có ảnh hưởng thế nào đối với xã hội?
- Bệnh lề mề có ảnh hưởng xấu đối với xã hội. Nó làm cho xã hội kém phát triển, kém văn minh. Đây là một vấn đề đáng suy nghĩ của xã hội.
? Qua đây có thể rút ra vấn đề thứ nhất, thế nào là một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
Giáo viên dùng máy chiếu giới thiệu đáp án – ghi nhớ thứ nhất: Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống là bàn một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu yêu cầu về nội dung của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 
* Giáo viên cho học sinh tri giác lại văn bản. 
? Văn bản “Bệnh lề mề” theo em có những nội dung nào?
Hướng trả lời: Văn bản gồm các nội dung:
- Giới thiệu bệnh lề mề
- Những biểu hiện của bệnh lề mề.
- Nguyên nhân dẫn tới bệnh lề mề 
- Tác hại của bệnh lề mề
- Thái độ quan điểm của tác giả
Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập, tổ chức cho các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi.
Nhóm 1: Nêu những biểu hiện của bệnh lề mề?
Nhóm 2: Những nguyên nhân nào dẫn tới bệnh lề mề?
Nhóm 3: Bệnh lề mề có những tác hại gì?
Giáo viên tổng hợp các ý kiến và đưa đáp án trên máy chiếu.
- Biểu hiện của bệnh lề mề: 
+ Coi thường giờ giấc
+ Việc riêng đúng giờ, việc chung đến muộn. 
. Ra sân bay, lên tàu hoả, đi nhà hát thì không đến muộn.
. Đi họp, hội thảo thì đến muộn
- Nguyên nhân của bệnh lề mề:
+ Không biết tôn trọng người khác
+ Không có lòng tự trọng
+ Vô trách nhiệm với công việc chung
- Tác hại của bệnh lề mề
+ Hại cho tập thể, không bàn bạc được công việc có đầu có cuối
+ Làm mất thời gian của người khác
+ Tạo ra một thói quen kém văn hoá.
? Trước hiện tượng này tác giả đã có thái độ thế nào? Theo tác giả để khắc phục bệnh lề mề phải có biện pháp nào?
Hướng trả lời:
- Tác giả tỏ thái độ phê phán và đưa ra hướng giải quyết là: 
+ Mọi người phải tôn trọng lẫn nhau, hợp tác với nhau.
+ Những cuộc họp không cần thiết thì không tổ chức.
+ Những cuộc họp cần thiết thì mọi người phải tự giác tham dự.
Giáo viên chốt. 
Giáo viên dùng máy chiếu giới thiệu ghi nhớ thứ 2: Yêu cầu về nội dung bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến nhận định của người viết.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về hình thức của bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
? Bài văn có bố cục mấy phần? Em có nhận xét gì về cách chia bố cục của tác giả?
- Định hướng: Văn bản có bố cục 3 phần rất mạch lạc.
+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề 
+ Thân bài: Triển khai kĩ từng khía cạnh của vấn đề.
+ Kết bài: Chốt lại vấn đề, bày tỏ quan điểm.
? Tác giả có trình bày vấn đề thành những luận điểm không? Theo em có những luận điểm nào?
Định hướng: Có 3 luận điểm 
- Biểu hiện của hiện tượng “Bệnh lề mề”
- Nguyên nhân: 
- Tác hại
? Nhận xét về lời văn, lí lẽ của tác giả?
- Lời văn giản dị, dễ hiểu cô đúc lí lẽ thuyết phục.
? ở văn bản này tác giả đã sử dụng phép lập luận thế nào?
Phép lập luận của tác giả là tổng – phân – hợp, rất phù hợp với vấn đề.
? Từ đây em hãy khái quát yêu cầu hình thức của 1 bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống?
Giáo viên giới thiệu ghi nhớ thứ 3: Yêu cầu về hình thức.
Giáo viên tổng hợp vấn đề nêu yêu cầu.
Chúng ta vừa tìm hiểu một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Vậy ta cần ghi nhớ những điều gì?
Giáo viên dùng máy chiếu giới thiệu phần ghi nhớ.
* Hoạt động 4: áp dụng.
Giáo viên nêu yêu cầu 1: Hãy chỉ ra một số sự việc, hiện tượng theo em là có ý nghĩa đối với xã hội.
Định hướng: Một số sự việc, hiện tượng:
Vứt rác bừa bãi; học sinh ham chơi; giúp bạn vượt khó.
Giáo viên nêu yêu cầu 2: Chọn một trong các sự việc, hiện tượng trên, dựa vào phần ghi nhớ, em hãy nêu sơ bộ cách triển khai vấn đề này.
Định hướng: Để giải quyết một vấn đề em cần chỉ rõ biểu hiện, nguyên nhân ý nghĩa (mặt lợi, mặt hại). Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1: 
Giáo viên đưa yêu cầu bài tập 1 lên máy chiếu, tổ chức cho học sinh giải quyết từng yêu cầu của bài.
Bước 1: Chỉ ra các sự việc, hiện tượng tốt? 
- Đi học đúng giờ, ủng hộ người nghèo, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn… 
Bước 2: Giáo viên gợi dẫn cho học sinh rút ra kết luận: Chỉ những sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội có tính thời sự, bức xúc, được nhiều người quan tâm thì mới cần bàn.

2. Bài tập 2: 
Giáo viên yêu cầu học sinh đặt tên cho hiện tượng ở bài tập 2.
Ví dụ Thuốc lá: Lời cảnh báo kinh hoàng, nỗi đe doạ khủng khiếp, con sâu sức khoẻ…
Yêu cầu 2: Học sinh tập chung chỉ ra những lí do vì sao vấn đề này đáng để viết một bài nghị luận.





Học sinh đọc văn bản “Bệnh lề mề” 



Học sinh trả lời câu hỏi.

Học sinh trả lời câu hỏi.


Học sinh trả lời.










Học sinh quan sát văn bản tìm và trả lời 





Học sinh từng nhóm trả lời theo câu hỏi





















Học sinh trả lời câu hỏi.

















Học sinh quan sát kĩ vào văn bản trả lời




Học sinh tiếp tục quan sát vào văn bản trả lời



Học sinh dựa vào văn bản nhận xét.




Học sinh tổng hợp các ý kiến, trả lời



Học sinh quan sát lại và trả lời


















Học sinh phát hiện trả lời





Học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu của bài tập.
Học sinh trả lời 



Học sinh nêu ý kiến


D. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- Giáo viên nói: Cuộc sống của chúng ta vốn đặt ra rất nhiều những sự việc, hiện tượng cần giải quyết. Muốn giải quyết được trước hết, các em cần nhận biết và thông hiểu những điều ghi nhớ trong bài. Cao hơn nữa các em hãy tập vận dụng nói, viết để tập bàn về những vấn đề đặt ra. Chú ý các nội dung: Tên đề tài, nội dung của đề tài, hình thức mình lựa chọn để thể hiện.
Các em đọc chuẩn bị học tiết sau: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.



File đính kèm:

  • docTiet 99 Nghi luan hien tuong doi song.doc
Đề thi liên quan