Bài giảng môn Toán lớp 6 - Đề 1 Đề kiểm tra: Hình học (chương I)

doc4 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 866 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Toán lớp 6 - Đề 1 Đề kiểm tra: Hình học (chương I), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1	Đề kiểm tra: Hình học (chương I)
Câu 1: (2 điểm): Điền dấu (X) vào ô thích hợp:
Câu
Đúng
Sai
1/ Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa hai điểm A và B.
2/ Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M cách đều hai điểm A; B.
3/ Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm cách đều hai điểm A và B.
4/ Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song.
Câu 2: (3 điểm):
Hãy vẽ hình theo yêu cầu sau:
Cho 3 điểm A; B; C không thẳng hàng. Vẽ đoạn thẳng AB; đường thẳng AC; tia BC; điểm M nằm giữa A; B; điểm N nằm trên đường thẳng AC và không nằm giữa A; C.
Câu 3: (4 điểm)
Trên tia Ox lấy hai điểm A; B sao cho OA = 2cm; OB = 4cm.
a/ Hỏi trong 3 điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? 
b/ A có phải là trung điểm của OB hay không? Tại sao?
c/ Vẽ tia Oy là tia đối của tia Ox; trên tia Oy lấy điểm E sao cho OE = 4cm. Tính EB?
Câu 4: (1 điểm)
Lấy 8 điểm trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Kẻ các đoạn thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi có bao nhiêu đoạn thẳng tất cả?
Đề 2	Đề kiểm tra: Hình học (chương I)
Câu 1: (2 điểm): Điền dấu (X) vào ô thích hợp:
Câu
Đúng
Sai
1/ Trong 3 điểm thẳng hàng chỉ có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại
2/ Nếu MA = MB 
3/ Nếu OA < Ob thì điểm A nằm giữa hai điểm O; B.
4/ Mỗi điểm nằm trên đường thẳng là gốc của hai tia đối nhau.
Câu 2: (3 điểm):
Hãy vẽ hình theo yêu cầu sau:
Cho 3 điểm E; F; G không thẳng hàng. Vẽ đoạn thẳng EF; đường thẳng EG; tia FG; điểm N nằm giữa E; F; điểm M nằm trên đường thẳng EG và không nằm giữa E; G.
Câu 3: (4 điểm)
Trên tia Ox lấy hai điểm C; D sao cho OC = 3cm; OD = 6cm.
a/ Hỏi trong 3 điểm O, C, D điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? 
b/ C có phải là trung điểm của OD hay không? Tại sao?
c/ Vẽ tia Ot là tia đối của tia Ox; trên tia Ot lấy điểm E sao cho OE = 6cm. Tính ED?
Câu 4: (1 điểm)
Lấy 10 điểm trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Kẻ các đoạn thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi có bao nhiêu đoạn thẳng tất cả?
Đáp án: Đề kiểm tra: Hình học – Chương I
Đề 1	
Câu 1: (2 điểm): Điền dấu (X) vào ô thích hợp:
Câu
Đúng
Sai
1/ Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa hai điểm A và B.
X
2/ Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M cách đều hai điểm A; B.
X
3/ Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm cách đều hai điểm A và B.
X
4/ Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song.
X
Câu 2: (3 điểm):
Vẽ hình theo yêu cầu sau: (mỗi ý 0,5 điểm) -> 0,5 x 6 = 3 điểm.
Cho 3 điểm A; B; C không thẳng hàng. Vẽ đoạn thẳng AB; đường thẳng AC; tia BC; điểm M nằm giữa A; B; điểm N nằm trên đường thẳng AC và không nằm giữa A; C.
Câu 3: (4 điểm)
Trên tia Ox lấy hai điểm A; B sao cho OA = 2cm; OB = 4cm.
a/ Hỏi trong 3 điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? 
b/ A có phải là trung điểm của OB hay không? Tại sao?
c/ Vẽ tia Oy là tia đối của tia Ox; trên tia Oy lấy điểm E sao cho OE = 4cm. Tính EB?
a) Trên tia Ox có:
	OA = 2cm (đề bài)
	OB = 4cm (đề bài)
Þ OA < OB (2cm < 4cm)
Þ Điểm O nằm giữa hai điểm O và B.
b) A là trung điểm của OB.
Vì O nằm giữa hai điểm O và B (c/m câu a) nên;
	OA + AB = OB
	2 + AB = 4
	 AB = 4 – 2
 AB = 2 (cm)
Þ OA = AB (cùng bằng 2cm)
Þ A là trung điểm của OB 
(đ/n trung điểm của đoạn thẳng)
Có:	A nằm giữa hai điểm O và B (c/m câu a)
	OA = AB (c/m trên)
Þ Điểm O nằm giữa hai điểm E và B
c) Vì 	E ÎOy
	B Î Ox
Mà Ox và Oy là hai tia đối nhau
* Vì O nằm giữa hai điểm E và B (c/m trên), nên:
	EO + OB = EB
	4 + 4 = 8 (cm)
Vậy EB = 8cm.
Câu 4: (1 điểm)
Lấy 8 điểm trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Kẻ các đoạn thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi có bao nhiêu đoạn thẳng tất cả?
	Số đoạn thẳng là: 8 x (8 -1) : 2 = 28 (đoạn thẳng).
Đề 2	
Câu 1: (2 điểm): Điền dấu (X) vào ô thích hợp:
Câu
Đúng
Sai
1/ Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa hai điểm A và B.
X
2/ Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M cách đều hai điểm A; B.
X
3/ Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm cách đều hai điểm A và B.
X
4/ Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song.
X
Câu 2: (3 điểm):
Vẽ hình theo yêu cầu sau: (mỗi ý 0,5 điểm) -> 0,5 x 6 = 3 điểm.
Cho 3 điểm E; F; G không thẳng hàng. Vẽ đoạn thẳng EF; đường thẳng EG; tia FG; điểm N nằm giữa E; F; điểm M nằm trên đường thẳng EG và không nằm giữa E; G.
Câu 3: (4 điểm)
Trên tia Ox lấy hai điểm C; D sao cho OC = 3cm; OD = 6cm.
a/ Hỏi trong 3 điểm O, C, D điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? 
b/ C có phải là trung điểm của OD hay không? Tại sao?
c/ Vẽ tia Ot là tia đối của tia Ox; trên tia Ot lấy điểm E sao cho OE = 6cm. Tính ED?
a) Trên tia Ox có:
	OC = 3cm (đề bài)
	Od = 6cm (đề bài)
Þ OC < OD (3cm < 6cm)
Þ Điểm C nằm giữa hai điểm O và D.
b) C là trung điểm của OD.
Vì C nằm giữa hai điểm O và D (c/m câu a) nên;
	OC + CD = OD
	3 + CD = 6
	 CD = 6 – 3
 CD = 3 (cm)
Þ OC = CD (cùng bằng 2cm)
Þ C là trung điểm của OD 
(đ/n trung điểm của đoạn thẳng)
Có:	C nằm giữa hai điểm O và D (c/m câu a)
	OC = CD (c/m trên)
Þ Điểm O nằm giữa hai điểm E và D
c) Vì 	E ÎOt
	D Î Ox
Mà Ox và Oy là hai tia đối nhau
* Vì O nằm giữa hai điểm E và D (c/m trên), nên:
	EO + OD = ED
	6 + 6 = 12 (cm)
Vậy ED = 12cm.
Câu 4: (1 điểm)
Lấy 10 điểm trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Kẻ các đoạn thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi có bao nhiêu đoạn thẳng tất cả?
	Số đoạn thẳng là: 10 x (10 -1) : 2 = 45 (đoạn thẳng).

File đính kèm:

  • docKiem tra Hinh hoc Chuong I(1).doc