Bài giảng Kiểm tra tiếng việt 6

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kiểm tra tiếng việt 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05 / 11 / 2012 Ngày kiểm tra 6A: 07/ 11 / 2012 
 6B: 08/ 11/ 2012 

Tiết 46
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

1. Mục tiêu
 - Kiểm tra, đánh giá những kiến thức cơ bản Tiếng Việt mà HS đã được học xong bài 11.
 - HS có kĩ năng làm bài kiểm tra, có 2 phần trắc nghiệm và tự luận. Có kĩ năng tổng hợp, khái quát kiến thức Tiếng Việt đã học.
 - HS có ý thức độc lập suy nghĩ, nghiêm túc, tự giác khi làm bài kiểm tra.
 Hình thức: trắc nghiệm khách quan và tự luận. 
2. Nội dung đề
 Ma trận – Lớp 6A
 Mức độ


Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TL
Cộng

TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao


Chủ đề 1: Từ vựng
- Từ và cấu tạo từ tiếng Việt
- Nghĩa của từ
- Chữa lỗi dùng từ
- Nhận ra đơn vị cấu tạo của từ TV
- Hiểu được cấu tạo từ phức
- Hiểu được bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong TV.
- Hiểu khái niệm nghĩa của từ.

- Hiểu được từ ghép khác với từ láy
- Hiểu được bộ phận từ mượn HV. 


- Biết giải thích nghĩa của từ lẫm liệt, nao núng.
- Biết cách chữa lỗi dùng từ.


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 6
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15 %
 
Số câu: 3
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5 %

Số câu: 2
Số điểm: 3
Tỉ lệ:
30 %

Sốcâu: 10
Sốđiểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Chủ đề 2: Ngữ pháp
- Danh từ
- Cụm danh từ
Nắm được khái niệm danh từ.
 


Xác định được cấu trúc của cụm danh từ.
Phân biệt được danh từ riêng


- Biết đặt câu có danh từ làm chủ ngữ và vị ngữ.

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5 %

Số câu: 2
Sốđiểm: 0,75
Tỉ lệ: 7,5 %


Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ:40 %
Số câu: 5
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Tổng số câu: 
Tổngsố điểm
Tỉ lệ: 
Số câu: 7
Số điểm:1,75
Tỉ lệ: 17,5%

Số câu: 5
Số điểm: 
Tỉ lệ: 12,5 %

Số câu: 2
Sốđiểm: 3
Tỉlệ:30 %
Số câu: 1
Sốđiểm: 4
Tỉlệ:40 %
Số câu:15 
Số điểm: 10
Tỉ lệ:100 %
Đề bài
A. Phần trắc nghiệm (3 điểm) 
 Đọc kĩ và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Đơn vị cấu tạo của từ tiếng Việt là gì?
 A. Tiếng B. Từ
 C. Ngữ D. Câu
Câu 2. Từ phức gồm có bao nhiêu tiếng?
 A. Một B. Hai
 C. Nhiều hơn hai D. Hai hoặc nhiều tiếng.
Câu 3. Trong các cách phân loại từ phức sau, cách nào đúng nhất?
 A. Từ ghép và từ phức
 B. Từ ghép và từ láy
 C. Từ láy và từ đơn. 
Câu 4. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép ?
 A. Nhà
 B. Lom khom
 C. Cha mẹ
Câu 5: Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?
 A. Tiếng Anh B. Tiếng Pháp
 C. Tiếng Nga D. Tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ tiếng Việt)
Câu 6. Trong các từ dưới đây, từ nào được mượn từ tiếng Hán?
 A. Sứ giả B. In-tơ-nét
 C. Ti vi D. Sông núi
Câu 7: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ? 
 A. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị 
 B. Nghĩa của từ là tính chất mà từ biểu thị 
 C. Nghĩa của từ là hoạt động mà từ biểu thị 
 D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
Câu 8. Có mấy cách chính giải thích nghĩa của từ mà em đã học?
 A. Một B. Hai
 C. Ba D. Bốn
Câu 9: Danh từ là gì?
 A. Những từ chỉ hoạt động
 B. Những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
 C. Những từ chỉ tính chất sự việc.
Câu 10. Cụm danh từ nào sau đây có đủ cấu trúc ba phần?
 A. Một lưỡi búa
 B. Chàng trai khôi ngô tuấn tú ấy 
 C. Tất cả các em học sinh lớp 6
 D. Chiếc thuyền cắm thuyền đuôi nheo
Câu 11. Từ nào là danh từ riêng trong các danh từ sau:
 A. Quần áo B. Sách vở
 C. Bút mực D. Chiềng Khoa
Câu 12 : Câu “Ngày mai, lớp 6a đi thăm quan di tích lịch sử núi Pu tên.” mắc lỗi gì ? 
 A. Lặp từ
 B. Lẫn lộn các từ gần âm.
 C. Dùng từ không đúng nghĩa 
B. Phần tự luận ( 7 điểm) 
Câu 1: Giải thích nghĩa của từ sau: lẫm liệt, nao núng 
Câu 2: Hãy chữa lại câu sau cho đúng:
 Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian. 
Câu 3: Hãy đặt hai câu có danh từ làm chủ ngữ, hai câu có danh từ làm vị ngữ. 

Ma trận – Lớp 6B

 Mức độ


Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TL
Cộng

TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao


Chủ đề 1: Từ vựng
- Từ và cấu tạo từ tiếng Việt
- Nghĩa của từ
- Chữa lỗi dùng từ
- Hiểu được cấu tạo từ phức
- Hiểu được bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong TV.
- Hiểu khái niệm nghĩa của từ.
- Nghĩa của từ

- Hiểu được từ ghép khác với từ láy
- Hiểu được bộ phận không mượn từ HV. 


- Biết cách chữa lỗi dùng từ.


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 4
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10 %

Số câu: 2
Số điểm:0,5
Tỉ lệ: 5 %

Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %

Số câu: 7
Sốđiểm:2,5
Tỉ lệ: 25 %
Chủ đề 2: Ngữ pháp
- Danh từ
- Cụm danh từ
Nắm được khái niệm danh từ.


Xác định được cấu trúc của cụm danh từ.
Phân biệt cách viết danh từ riêng

- Xác định được danh từ riêng và giải thích lí do
- Xây dựng được đoạn văn có danh từ làm chủ ngữ và vị ngữ.

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm:0,25
Tỉ lệ: 2,5 %

Số câu: 2
Số điểm: 1,25
Tỉ lệ: 12,5 %

Số câu:1 
Số điểm: 2 
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40 %
Số câu: 5
Sốđiểm:7,5
Tỉ lệ: 75%
Tổng số câu:
Tổngsố điểm
Tỉ lệ: 
Số câu: 5
Số điểm:1,25
Tỉ lệ: 12,5%

Số câu: 4
Sốđiểm: 1,75
Tỉ lệ: 17,5 %

Số câu: 2
Số điểm: 3
Tỉ lệ:30 %
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ:40 %
Số câu:12
Sốđiểm: 10
Tỉlệ:100 %

Đề bài
A. Phần trắc nghiệm (3 điểm) 
 Đọc kĩ và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Từ phức gồm có bao nhiêu tiếng?
 A. Một B. Hai
 C. Nhiều hơn hai D. Hai hoặc nhiều tiếng.
Câu 2. Trong các cách phân loại từ phức sau, cách nào đúng nhất?
 A. Từ ghép và từ phức
 B. Từ ghép và từ láy
 C. Từ láy và từ đơn. 
Câu 3. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép?
 A. Cây
 B. Lom khom
 C. Cây bàng
Câu 4. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?
 A. Tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ tiếng Việt)
 B. Tiếng Pháp
 C. Tiếng Nga
 D. Tiếng Anh
Câu 5. Trong các từ dưới đây, từ nào không được mượn từ tiếng Hán?
 A. Sứ giả B. Tráng sĩ
 C. Sơn thủy D. Sông núi
Câu 6. Từ có mấy nghĩa?
 A. Một nghĩa B. Hai nghĩa
 C. Ba nghĩa D. Có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa
Câu 7. Danh từ là gì?
 A. Những từ chỉ hoạt động
 B. Những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
 C. Những từ chỉ tính chất sự việc.
Câu 8. Cụm danh từ nào sau đây có đủ cấu trúc ba phần?
 A. Một lưỡi búa
 B. Chàng trai khôi ngô tuấn tú ấy 
 C. Tất cả các em học sinh lớp 6
 D. Chiếc thuyền cắm thuyền đuôi nheo
Câu 9. Các danh từ sau từ nào viết đúng, từ nào viết sai ? 

Danh từ
Viết đúng
Viết sai
Mộc Châu


Bộ Giáo dục và Đào tạo


Ma-Lai-Xi-a


hồ Chí Minh



A. Phần tự luận ( 7 điểm) 
Câu 1: Các từ in đậm dưới đây có phải là danh từ riêng không? Giải thích vì sao? 
 Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
 (Võ Quảng)
Câu 2: Hãy chữa lại câu sau cho đúng:
 Ngày mai, lớp 6B đi thăm quan di tích lịch sử núi Pu tên.
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề gia đình, trong đó có danh từ làm chủ ngữ và danh từ làm vị ngữ. (gạch chân dưới các danh từ làm chủ ngữ, vị ngữ đó).

3. Đáp án – biểu điểm
Lớp 6A
 A. Phần trắc nghiệm (3 điểm). 
 Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu
5
Câu
6
Câu
7
Câu
8
Câu
9
Câu
10
Câu
11
Câu
12
A
D
B
C
D
A
D
B
B
D
B
C

A. Phần tự luận ( 7 điểm) 
Câu 1: ( 2 điểm)
 lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm
 nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa. 
Câu 2: ( 1 điểm) 
 Chữa: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc. 
Câu 3: (4 điểm) Mỗi câu đúng được 1 điểm.
 HS đặt được câu theo mẫu sau:
 Hai câu có danh từ làm chủ ngữ:
 a. Trường em rất đẹp.
 b. Lớp 6A đang học tiếng Việt.
 Hai câu có danh từ làm vị ngữ:
Mẹ em là giáo viên.
Chúng em là học sinh lớp 6ª


Lớp 6B
A. Phần trắc nghiệm (3 điểm).
 Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
D
B
C
A
D
D
B
C
Đúng: 2
 Sai: 2

A. Phần tự luận ( 7 điểm) 
Câu 1: ( 2 điểm)
 Là danh từ riêng -> Viết hoa. Tác giả nhân hoá như người, như tên riêng của mỗi nhân vật.
 Câu 2: ( 1 điểm)
 Chữa: Ngày mai, lớp 6B đi tham quan di tích lịch sử núi Pu tên.
 Câu 3: (4 điểm) 
 HS viết đúng theo yêu cầu về chủ đề gia đình, trong đó có sử dụng các danh từ riêng, đồng thời chỉ ra được các danh từ riêng.

4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra
 (Thể hiện ở tiết trả bài)

File đính kèm:

  • dockiem tra 1 tiet Tieng Viet 6.doc
Đề thi liên quan