Bài giảng Kiểm tra 1 tiết môn: công nghệ lớp 7

doc4 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 931 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kiểm tra 1 tiết môn: công nghệ lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: 
Lớp: 7 
Kiểm tra 1 tiết
Môn: Công nghệ
Điểm
Lời phê của giáo viên
Đề bài
I. Phần trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời mà em cho là đúng. 
Câu 1: Vai trò của rừng và trồng rừng là:
A. Bảo vệ và cải tạo môi trường.
B. Phục vụ cho đời sống.
C. Phục vụ sản xuất.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Mùa gieo hạt cây rừng ở miền Bắc nước ta là:
A. Từ tháng 7 đến tháng 10.
B. Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
C. Từ tháng 2 đến tháng 4.
D. Từ tháng 4 đến tháng 7.
Câu 3: Sự phát triển của vật nuôi bao gồm:
A. Sinh trưởng và phát dục.
B. Sinh trưởng và sinh sản.
C. Sự phát dục và sinh sản.
D. Sự sinh sản và cho con bú.
Câu 4: Muốn phát huy được ưu thế của giống vật nuôi cần:
A. Lựa chọn giống tốt.
B. Chăm sóc gióng tốt.
C. Quản lý giống tốt.
D. Chăm sóc giống bình thường.
Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (.) để hoàn thành câu sau:
Đặc điểm sự (1) ... và sự (2) .. của vật nuôI là không đồng đều theo (3) .. và theo (4)
II. Phần trắc nghiệm tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Mục đích của chế biến thức ăn là gì ? Cho ví dụ ?
Câu 2: Phải làm gì để chuồng nuôi hợp vệ sinh ?
Câu 3: Một số phương pháp để sản xuất thức ăn giàu prôtêin ?
Câu 4: Em đã làm gì để bảo vệ rừng ở địa phương em ?
B. Đáp án
I. Phần TNKQ (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
D
B
A
C
(1) sinh trưởng, (2) phát dục, 
(3) giai đoạn, (4) chu kỳ
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
1
II. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
- Làm tăng tính ngon miệng, tăng mùi vị.
- Giảm bớt khối lượng, giảm bớt độ thô.
- Khử bỏ chất độc hại.
Ví dụ: Bột ngô đem ủ với men rượu sẽ tạo ra mùi thơm, vật nuôi ăn ngon miệng hơn.
Câu 2: (2 điểm)
Chuồng nuôI hợp vệ sinh là:
- Nhiệt độ thích hợp.
- Độ ẩm trong chuồng 60 – 75%
- Độ thông thoáng tốt.
- Độ chiếu sáng thích hợp cho từng loại vật nuôi.
- Không khí ít độc hại.
Câu 3: (1 điểm)
Các phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin là:
- Nuôi và khai thác nhiều thuỷ sản nước mặn, nước ngọt.
- Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn giun đất và nhộng tằm.
- Trồng xen tăng vụ để có nhiều cây và họt họ đậu.
Câu 4: (2 điểm)
(Học sinh tự liên hệ bản thân)
Họ và tên: 
Lớp: 
Kiểm tra 1 tiết
Môn: Địa lí
Điểm
Lời phê của giáo viên
Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
* Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời mà em cho là đúng. 
Câu 1: (0,25 điểm). Đặc điểm này chứng tỏ Châu phi kém phát triển:
A. Chiếm 2% sản lượng công nghiệp thế giới. 	B. Tập trung ở ven biển.
C. Tập trung ở các nước Bắc phi.	D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: (0,25 điểm). Khu vực Bắc Phi và Nam phi có chung đặc điểm này:
A. Hoang mạc rộng lớn.	 B. Thuộc môi trường nhiệt đới và Địa trung hải.
C. Dịch vụ phát triển đa dạng.	 D. Khai thác lâm sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Câu 3: (0,25 điểm). Nền kinh tế của các quốc gia ở khu vực Nam phi có đặc điểm này:
A. Là những nước nông nghiệp phát triển.
B. Là những nước nông nghiệp lạc hậu. 
C. Chuyên phát triển công nghiệp khai khoáng xuất khẩu.
D. Trình độ phát triển không đều.
Câu 4: (0,25 điểm). Châu mỹ trải dài từ:
A. Vùng cực Bắc đến vùng cực Nam.	B. Vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam.
C. Vùng cận cực Bắc đến vùng cực Nam.	D. Vùng cận cực Bắc đến vùng cận cực Nam.
Câu 5: (0,25 điểm). Nơi hẹp nhất của châu Mĩ là:
A. Eo đất Pa-na-ma.	B. Eo đất Trung Mĩ.
C. Quần đảo Ăng ti	D. Vịnh Mêhicô
Câu 6: (0,25 điểm). Bắc Mĩ có ba dạng địa hình (A: núi già; B: núi trẻ; C: đồng bằng) phân bố từ tây sang đông theo thứ tự:
A. A – B – C 	B. A – C – B	C. B – A – C	D. B – C – A
Câu 7: (0,25 điểm). Đây là vùng dân cư đông đúc nhất ở Bắc Mĩ:
A. Đông Hoa Kỳ.	B. Duyên hải Thái Bình Dương.
C. Đông bắc Hoa Kỳ.	D. Ven bờ vịnh Mêhicô
Câu 8: (0,25 điểm). Nam Mĩ và Bắc Mĩ giống nhau về:
A. Vĩ độ địa lý.	B. Phân bổ địa hình từ Tây sang Đông.
C. Phân bổ môi trường từ Bắc xuống Nam	D. Phân bổ địa hình từ Bắc xuống Nam
Câu 9: (1 điểm). Chọn từ thích hợp điền vào ô trống.
Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố không đều, chủ yếu tập trung (a). cửa sông và trên (b).., thưa thớt ở các vùng nằm sâu (c).. Trung và Nam Mĩ có nền văn hoá (d).. độc đáo, do sự kết hợp từ ba dòng văn hoá: Âu, Phi và Anh điêng.
Phần II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm). Hãy cho biết có mấy hình thức sản xuất trong nông nghiệp ở khu vực Trung và Nam Mĩ và so sánh sự khác nhau giữa các hình thức đó.
Câu 2: (4 điểm). Hãy vẽ sơ đồ các đai thực vật theo chiều cao sườn Tây An Đét.

File đính kèm:

  • docDe KT Cong Nghe 7 moi.doc