Áp dụng các định luật bảo toàn trong hoá học

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng các định luật bảo toàn trong hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập áp dụng Định luật Bảo toàn .
Thí dụ 1. Cho hỗn hợp A khối lượng 53,4 gam gồm phoi bào Fe và Cu. Đốt nóng A trong không khí thu được hỗn hợp rắn A1 khối lượng 72,6 gam gồm Cu (II) oxit và 3 oxit của Fe ( FeO , Fe3O4 , Fe2O3).
a. Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra. 
b. Để hòa tan hết A1 cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dung dịch hồn hợp 2 axit HCl 2M và H2SO4 1M. Sau khi hoàn tan, đem cô cạn cẩn thận dung dịch thì thu được bao nhiêu gam hỗn hợp muối khan? (DS: : 600 ml; 153,6g)
Thí dụ 2. Cho hỗn hợp A khối lượng 17,43 gam gồm Fe và kim loại M (hóa trị không đổi n) với số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng vừa đủ là 410 ml dung dịch HNO4 loãng đun nóng, thu được dung dịch A1 và 7,168 lít hỗn hợp khí B gồm NO và N2O có tổng khối lượng là 10,44 gam. Cô cạn cẩn thận A thì thu được m1 gam muối khan. 
a. Xác định kim loại M . (Al)
b. Tính nồng độ mol dung dịch HNO3 và m1 . (4M)
 Thí dụ 3. Đun nóng 28 gam sắt vụn trong không khi trong một thời gian, thu được hỗn hợp rắn A khối lượng a gam gồm Fe và 3 oxit của nó (FeO , Fe3O4, Fe2O3). Hòa tan hết A trong lượng dư dung dịch HNO3 đun nóng, thu được dung dịch A1 và 2,24 lit khí duy nhất NO ( ĐKTC). 
a. Viết các PTPƯ xảy ra. b. Tính khối lượng a. (37,6g)	 c. Cô bớt dung dịch A1 rồi làm lạnh đến gần 0oC thu được 157,5 gam tinh thể hidrat với hiệu suất kết tinh là 90% . Hãy xác định CTPT của tinh thể hidrat. (Fe(NO3)3 . 6 H2O )
Thí dụ 4. Cho hỗn hợp A khối lượng 16,64 gam gồm Fe3O4 và Fe2O3 vào một ống sứ tròn được nung nóng. Cho một dùng khí CO đi chậm qua ống sứ đó để CO phản ứng hết, khí CO2 đi ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2, tạo thành m1 gam kết tủa trắng. Chất rắn thu được trong ống sứ sau phản ứng có khối lượng 14,64 gam gồm Fe, FeO và Fe3O4 được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 đun nóng, được dung dịch A1 và 2,016 lít khí duy nhất NO ( ĐKTC ). 
a. Viết các PTPƯ xảy ra. b. Xác định thành phần phần trăm khối lượng của mỗi oxit trong A và tính m1 . (27.88%Fe3O4)
Thí dụ 5. Cho 2,64 gam một sunfua kim loại tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit nitric đun nóng, thu được dung dịch A1, 3,36 lít ( ĐKTC) hỗn hợp khí B gồm NO2 và NO có tỉ khối so với hidro bằng 19,8. Thêm vào A1 lượng dư dung dịch BaCl2 thấy tạo thành m1 gam kết tủa trặng thực tế không tan trong dung dịch axit dư. Hãy xác định công thức phân tử sủa sunfua kim loại và tính m1. (FeS ; 6,99 gam)
Thí dụ 6. Cho hỗn hợp X khối lượng 19,6 gam gồm Ca và CaC2 tác dụng hết với nước, thu được hồn hợp khí A. Dẫn A đi qua xúc tác Ni đun nóng, nó biến thành 5,6 lít hỗn hợp khí B có tỉ khối so với hidro bằng 8,8. Dẫn C đi chậm qua bình đựng lượng dư nước brom dể phản ứng hoàn toàn, thấy có 33,36 lit hỗn hợp khí C đi ra khỏi bình đựng nước brom. Các thể tịch khí đều đo ở ĐKTC. Hãy viết các PTHH của các phản ứng xảy ra và tính % thể tích của các khí trong các hỗn hợp A, B và C .
Thí dụ 7. Cho một bình kín dung tích là 11,2 lit; thực tế không đổi theo nhiệt độ chứa 12,8 gam khí O2 và 2,46 gam hỗn hợp A gồm dimetylamin và 2 hiđrocacbon kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng. Nhiệt độ trong bình là 27,3oC; áp suất là p1 = 1,1at. Bật tia điện trong bình để đốt cháy hết A; nhiệt độ sau phản ứng là 109,2oC; áp suất là p2. Dẫn các khí trong bình đi rất chậm qua bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2, thấy khối lượng bình tăng lên 10,66 g; trong bình có 27,58 gam kết tủa trắng được tạo thành . 
a. Xác định áp suất p2 . (1,5 at.)
b. Xác định CTPT của các hidrocacbon và tính % theo thể tích của chúng trong A. Cho Ba = 137. (CH4 60%)
Bài 1: Trong dung dịch có a mol Mg2+,b mol Ba2+, c mol SO42-, và d mol NO3- . Hãy lập biểu thức về quan hệ giữa a, b, c, d.
áp dụng với a = 0,01, b= 0,02, c=0,03. Tính d
Bài 2: Dung dịch có chứa Fe2+(0,1 mol), Al3+ (0,2mol), Cl- (x mol), SO42- (y mol). Tính x, y biết khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 g chất rắn khan.
Bài 3: : Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, cho luồng khí CO đi qua ống đựng m gam X đun nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 gam chất rắn trong ống sứ và 11,2 lít hỗn hợp khí B (đktc) có tỉ khối so H2 là 20,4. Tìm m.
Bài 4: Khử hoàn toàn 8g oxit 1 kim loại cần 3,36 lít H2. Hoà tan lượng kim loại thu được vào dung dịch HCl thấy thoát ra 2,24 (l) H2 đktc. Xác định công thức PT oxit (cho M kim loại từ 52 đến 58,7).
Bài 5: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ nung nóng đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được chất rắn B gồm 4 chất nặng 4,784 g. Khí ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 9,062 g kết tủa. Mặt khác hoà tan B = dung dịch HCl thấy thoát ra 0,6272 lít H2 đktc.
1. Tính % KL các oxit trong hỗn hợp
2. Tính % các chất trong B. Biết trong B số mol oxit sắt từ = 1/3 tổng số mol oxit sắt II và oxit sắt III.
Bài 6: Khử 1,6 g một oxit sắt cần 1,12 lít CO (đktc). Tìm CT oxit
Bài 7: Cho 3,2 gam kim loại M tác dụng hết với HNO3 thu được 8,96 lít hỗn hợp NO và NO2 có tỉ khối so với H2 = 17. Tìm kim loại.
Bài 8: Nung m gam sắt ngoài không khí, sau 1 thời gian thu được 12 gam chất rắn gồm 4 chất. Cho toàn bộ lượng này vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,1 mol NO. Tính m.
Bài 9: Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (có hoá trị không đổi) Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau. Hoà tan hết phần 1 trong dung dịch HCl, được 2,128 lít H2. Hoà tan hết phần 2 trong dung dịch HNO3 được 1,792 lít khí NO duy nhất . 
a) Xác định kim loại M và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X 
b) Cho 3,61 gam X tác dụng với 100ml dung dịch A chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 8,12 gam chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho chất rắn B đó tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít H2. Tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch A
(Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn và các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
Bài 10: Để m gam phoi bào sắt (A) ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp (B) có khối lượng 12 gam gồm sắt và các oxit FeO, Fe3O4, Fe2O3. cho B tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thấy giải phóng ra 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc).
Viết các phương trình phản ứng.Tính khối lượng m của A.
Bài 11: Hỗn hợp A được điều chế bằng cách hoà tan 27,9 gam hợp kim gồm Al, Mg với lượng vừa đủ dung dịch HNO3 1,25M và thu được 8,96 lít khí A (đktc) gồm NO và N2O, có tỉ khối so H2 bằng 20,25.
Viết các phương trình phản ứng. Xác định thành phần % theo khối lượng các kim loại trong hợp kim.
Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng.
Bài 12: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại M, N có hoá trị tương ứng là m, n không đổi (M, N không tan trong nước và đứng trước Cu). Cho hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 dư. Cho Cu thu được phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư được 1,12 lít khí NO duy nhất. Nếu cho lượng hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn trong dung dịch HNO3 dư thì thu được bao nhiêu lít N2.
(Biết thể tích các khí được đo ở đktc)
Bài 13: Đốt cháy x mol Fe bởi oxi thu được 5,04 gam hỗn hợp A gồm các oxit sắt. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 thu được 0,035 mol hỗn hợp Y gồm NO và NO2. Tỉ khối của Y đối với H2 là 19. tính x.
Bài 14: X là hỗn hợp gồm CuO và FeO. Nung 14g X với cacbon trong điều kiện không có không khí cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,92 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm CO và CO2. Dẫn Y qua nước vôi trong dư thấy xuất hiện 1,75g kết tủa.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính % khối lượng các oxit trong X.
Bài 15: Cho 1,35 g hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dd HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO vào 0,04 mol NO2. 
Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch. b. Tính số mol HNO3
Bài 16 Hỗn hợp A gồm 2 kim loại R1, R2 có hoá trị x, y không đổi (R1, R2 không tác dụng với nước và đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại). Cho hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dd HNO3 dư thu được 1,12 l khí NO duy nhất ở đktc.
Nếu cho lượng hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn với dd HNO3 thì thu được bao nhiêu lít N2. Các thể tích khí đo ở đktc.
Bài 17: Cho hỗn hợp gồm 0,2mol Fe và 0,1mol Fe2O3 tác dụng với dd HCl dư tạo dd A 
A tác dụng với xút dư tạo kết tủa , nung kết tủa đến khối lượng không đổi trong không khí được m gam chất rắn . m có giá trị là :
Bài 18: Chia m gam hỗn hợp 2 rượu no đơn chức thành 2 phần bằng nhau 
Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn được 2,24lít CO2(đktc)
Phần 2 mang tách nước hoàn toàn được hỗn hợp anken . Đốt cháy hỗn hợp anken này được a gam H2O. a có giá trị là
Bài 19: Một hỗn hợp A gồm 2x mol axit cacboxylic đơn chức, 2y mol ancol đơn chức, 2z mol este tạo thành từ axit và ancol trên. Chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau, mỗi phần 1,55 gam. Đốt cháy hoàn toàn phần thứ nhất, thu được 1,736 lít CO2 (đktc) và 1,26 gam H2O. Phần thứ hai phản ứng vừa hết với 25ml dung dịch NaOH 0,5M thu được p gam chất B và 0,74 gam chất C. Cho toàn bộ C phản ứng với CuO (lấy dư) thì thu được chất D (hiệu suất 100%). Cho D phản ứng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 giải phóng Ag. Lọc lấy Ag rồi hoà tan hết trong HNO3 đặc nóng thu được 0,448 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).
a) Tính x, y, z và p. b) Xác định CTCT của các chất trong hỗn hợp A. c) Tính thành phần % khối lượng của các chất trong hỗn hợp A.
Bài 20: Cho m1 gam hỗn hợp gồm Mg, Al vào m2 gam dung dịch HNO3 24%, sau khi các kim loại tan hết có 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm NO, N2O và N2 bay ra (đktc) và được dung dịch A. Thêm một lượng oxi vừa đủ vào X, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch NaOH dư có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (đktc), tỉ khối hơi của Z so với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào A để được lượng kết tủa lớn nhất thì thu được 62,2 gam kết tủa. Viết các phương trình phản ứng. Tính m1, m2. Biết lượng HNO3 đã lấy dư 20% so với lượng cần thiết để phản ứng. Tính c% các chất trong dung dịch A.
Bài 21: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và muối cacbonat của kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc). Đem cô cạn dung dịch thu được thì thu được bao nhiêu gam muối khan.
Bài 22: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại M, N có hoá trị tương ứng là m, n không đổi (M, N không tan trong nước và đứng trước Cu). Cho hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 dư. Cho Cu thu được phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư được 1,12 lít khí NO duy nhất. Nếu cho lượng hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn trong dung dịch HNO3 dư thì thu được bao nhiêu lít N2.
Bài 23: Để đốt cháy hoàn toàn 1,88 gam chất hữu cơ A (chứa C, H, O) cần 1,904 lít O2 (đktc) và thu được khí CO2 cùng hơi nước theo tỉ lệ thể tích 4:3. Hãy xác định công thức phân tử của A. Biết tỉ khối hơi của A so với không khí nhỏ hơn 7
Bài 24: Cho 1,35 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng với HNO3 dư được 1,12 lít hỗn hợp X (đktc) gồm NO và NO2 có tỉ khối so H2 bằng 21,4. Hãy tính tổng khối lượng muối nitrat tạo thành.
Bài 25: Hoà tan hoàn toàn 4,431 gam hỗn hợp Al, Mg bằng dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch A và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí không mầu có khối lượng 2,59 gam, trong đó có một khí bị hoá nâu trong không khí.
Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Tính số mol HNO3 đã phản ứng.
Khi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan.
Bài 26: Đốt cháy 5,6 gam bột Fe trong bình đựng O2 thu được 7,36 gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và Fe. Hoà tan hoàn toàn lượng hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí B gồm NO và NO2 có tỉ khối so H2 bằng 19.
Viết các phương trình phản ứng. Tính V (đktc).
Bài 27: Cho 16,2 gam kim loại M (hoá trị không đổi) tác dụng với 0,15 mol oxi. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít H2 (đktc). Xác định kim loại M (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Bài 28: Hoà tan hoàn toàn 32 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO, hỗn hợp này có tỉ khối so H2 bằng 17. Xác định kim loại M.
Bài 29: Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam Cu bằng dung dịch HNO3, toàn bộ lượng khí NO thu được đem oxi hoá thành NO2 rồi chuyển hết thành HNO3. Tính thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia vào quá trình trên
Bài 30: Cho 0,1 mol este tạo bởi axit 2 lần axit và rượu một lần rượu tác dụng hoàn toàn với NaOH thu được 6,4 gam rượu và một lượng muối có khối lượng nhiều hơn lượng este là 13,56% (so với lượng este). Tính khối lượng muối và xác định công thức cấu tạo của este.
Bài 31: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam hỗn hợp 2 este đơn chức là đồng phân của nhau bằng dung dịch NaOH thu được 11,08 gam hỗn hợp muối và 5,56 gam hỗn hợp 2 rượu. Xác định CTPT của este.
Bài 32: Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được chất rắn B gồm 4 chất nặng 4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 9,062 gam kết tủa. Mặt khác hoà tan chất rắn B bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,6272 lít H2 (đktc).
Tính % khối lượng các oxit trong A.
Tính % khối lượng các chất trong B, biết rằng trong B số mol sắt từ oxit bằng 1/3 tổng số mol của sắt (II) và sắt (III) oxit.

File đính kèm:

  • docap dung cac dinh luat bao toan.doc